intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN SINH HỌC LỚP 10 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút ĐỀ CHÍNH THỨC ( Không kể thời gian giao đề ) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 403 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM) Câu 1: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ? A. Là một hệ thống kín. B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. C. Liên tục tiến hóa. D. Có khả năng tự điều chỉnh. Câu 2: Cấu trúc quyết định tính đặc thù và đa dạng của protein là A. cấu trúc bậc 2. B. cấu trúc bậc 3. C. cấu trúc bậc 1. D. cấu trúc bậc 4. Câu 3: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học? A. Hình thành giả thuyết -> Thiết kế thí nghiệm -> Phân tích kết quả -> Đặt ra câu hỏi -> Rút ra kết luận. B. Quan sát -> Đặt câu hỏi -> Hình thành giả thuyết -> Thiết kế thí nghiệm -> Phân tích kết quả -> Rút ra kết luận. C. Quan sát -> Hình thành giả thuyết -> Đặt câu hỏi -> Phân tích kết quả -> Thiết kế thí nghiệm -> Rút ra kết luận. D. Đặt câu hỏi -> Quan sát -> Hình thành giả thuyết -> Thiết kế thí nghiệm -> Phân tích kết quả -> Rút ra kết luận. Câu 4: Các cấp tổ chức của thế giới sống không bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Mô. B. Nguyên tử. C. Phân tử. D. Bào quan. Câu 5: Ý nào sau đây đúng về vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế? A. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường. B. Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao. C. Đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về số lượng và chất lượng. D. Góp phần xây dựng chính sách môi trường. Câu 6: Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khám phá thế giới sống tìm cách đưa ra phát kiến mới về điều gì? A. Sinh học tế bào. B. Sinh học khác. C. Sinh học ứng dụng. D. Sinh học chuyên sâu. Câu 7: Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua là gì? A. Glucose. B. Fructose. C. Kintin. D. Sacharose. Câu 8: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước A. Dễ tách khỏi nhau. B. Có xu hướng liên kết với nhau. C. Có tính phân cực. D. Rất nhỏ. Câu 9: Nguyên tố quan trọng trong việc tao nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là? A. Hydro. B. Nito. C. Oxy. D. Cacbon. Câu 10: Điều nào sau đây không đúng giữa đường và lipit? A. Đường và lipit có thể chuyển hóa cho nhau. B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. D. Cấu tạo từ nguyên tố: C, H, O. Câu 11: Nucleic acid cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây? A. Nguyên tắc bán bảo tồn và đa phân. B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân. C. Nguyên tắc đa phân. D. Nguyên tắc bổ sung. Câu 12: Phương án nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các cấp tổ chức của thế giới sống? A. Tế bào -> Cơ thể -> quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái. Trang 1/3 - Mã đề 403
  2. B. Cơ thể -> Tế bào -> quần thể -> hệ sinh thái -> quần xã. C. Tế bào -> Quần xã -> quần thể -> hệ sinh thái -> cơ thể. D. Quần thể ->Tế bào -> quần xã -> cơ thể -> hệ sinh thái. Câu 13: Nghành nghề nào sau đây được đánh giá là “ ngành học của tương lai”? A. Quản lí tài nguyên rừng. B. Chăn nuôi. C. Công nghệ tin học. D. Dược học. Câu 14: Các nucleic trên một mạch đơn của phân tử DNA liên kết với nhau bằng liên kết A. glucose. B. phosphodieste. C. peptit. D. hydrogen. Câu 15: Đơn phân của DNA và RNA giống nhau ở A. cách liên kết giữa các nucleotide. B. nhóm photphat. C. đường. D. cấu trúc không gian. Câu 16: Để quan sát được hình dạng, kích thước của tế bào thực vật, ta cần dụng cụ gì? A. Kính hiển vi điện tử. B. Kính lúp cầm tay. C. Kính hiển vi quang học. D. Kính lúp đeo mắt. Câu 17: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên A. Glucôzơ, tinh bột, vitamin. B. Lipit, enzym. C. Prôtêin, vitamin. D. Đại phân tử hữu cơ. Câu 18: Các đặc điểm chung của thế giới sống gồm: A. tổ chức phức tạp, hệ mở, tự điều chỉnh, liên tục tiến hóa. B. hệ mở, tự điều chỉnh, tổ chức từ loại chưa có cấu tạo tế bào tới các sinh vật đa bào. C. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa. D. tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, hệ thống khép kín và liên tục tiến hóa. Câu 19: Ôxi và Hiđrô trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết A. Tĩnh điện. B. Cộng hóa trị. C. Hiđrô. D. Este. Câu 20: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là A. C, H, O, N. B. O, H, Fe, K. C. Ca, P, Cu, O. D. O, H, Ni, Fe. Câu 21: Đặc điểm chỉ có được do sự xắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống được gọi là A. đặc điểm nổi trội. B. đặc điểm mới. C. đặc điểm phức tạp. D. đặc điểm đặc trưng. Câu 22: Cho các nhận định sau về nucleic acid. Nhận định nào đúng? A. Có 2 loại nucleic acid: acid deoxyribonucleic ( DNA) và acid ribonucleic ( RNA). B. Nucleic acid được cấu tạo từ 4 nguyên tố hóa học: C, H, O, N. C. Nucleic acid được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung. D. Nucleic acid được tách chiết từ tế bào chất của tế bào. Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về Prôtêin? A. Mất chức năng sinh học khi cấu trúc bị phá vỡ. B. Prôtêin đơn giản với nhiều chuỗi pôlypeptide với hàng trăm acid amin. C. Được cấu tạo từ các loại nguyên tố: C, H, O. D. Ở người và động vật, prôtêin được tổng hợp bởi 20 loại amino acid lấy từ thức ăn. Câu 24: Cho các nhận định sau: (1) Glycogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm. (2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây. (3) Glycogen do nhiều phân tử glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng. (4) Tinh bột do nhiều phân tử glucose liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh. (5) Glycogen và tinh bột đều được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng và loại nước. Nhận định đúng trong các nhận định trên là A. 1,2,3,4. B. 1,3,4,5. C. 3,4,5. D. 2,3,4,5. Câu 25: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là A. cân bằng nội môi. B. trao đổi chất. C. tự điều chỉnh và cân bằng nội môi. D. sinh trưởng và phát triển. Câu 26: Cho các ý sau: (1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. (2) Khi bị thủy phân thu được glucose. Trang 2/3 - Mã đề 403
  3. (3) Có thành phần nguyên tố gồm: C,H,O. (4) Có công thức tổng quát:( C6H10O6)n (5) Tan trong nước. Trong các ý trên, các ý nào sau đây đúng với đặc điểm của polisaccarid? A. 1,5,2. B. 2,3,5. C. 1,2,4. D. 1,3,4. Câu 27: Iôt là nguyên tố vi lượng tham gia vào thành phần hoocmon của A. tuyến tụy. B. tuyến yên. C. tuyến giáp. D. tuyến thượng thận. Câu 28: Không bảo quản rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh vì: A. không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô. B. Không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng. C. Nhiệt độ 2oC xuống 0oC sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau quả. D. Làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM ) Câu 1: ( 1.5 điểm) Trong các loại phân tử sinh học sinh học, loại nào đảm nhận nhiều chức năng nhất? Giải thích. Câu 2: ( 1.5 điểm) Tại sao khi luộc trứng thì prôtêin của trứng lại bị đông đặc lại? ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 403
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2