intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

  1. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, TRƯỜNG THCS -THPT ĐĂK LUA NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Sinh học – KHỐI (Lớp) 10 Thời gian làm bài: 45 phút TRẮC NGHIỆM (7 điểm) NB1.1 Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm, … và con người. B. cấu trúc, chức năng của sinh vật. C. sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học và sinh học tiến hóa. D. công nghệ sinh học. NB1.1 Câu 2. Ngành nghề nào sau đây không có sự liên quan đến sinh học? A. Ngành Chăn nuôi. B. Ngành Dược học. C. Ngành Lâm nghiệp. D. Ngành Cơ khí. NB1.1 Câu 3. Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau gồm: A. Hệ tự nhiên, hệ văn hóa và hệ kinh tế. B. Hệ văn hóa, hệ xã hội và hệ kinh tế. C. Hệ tự nhiên, hệ văn hóa và hệ xã hội. D. Hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế. TH1.1 Câu 4. Ý nào sau đây không phải là vai trò của sinh học trong phát triển bền vững? A. Sinh học cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế. B. Sinh học góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin. C. Sinh học đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái. D. Sinh học góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực. TH 1.1 Câu 5. Cho các hoạt động sau: (1) Nhân bản vô tính người. (2) Chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm. (3) Tạo ra những vi sinh vật biến đổi gene để sản xuất enzyme. (4) Sử dụng con người để thử nghiệm thuốc mà không thông báo về tác dụng phụ. Những hoạt động vi phạm đạo đức sinh học là: A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4). NB1.2 Câu 6. Việc xác định có khoảng 30.000 gene trong DNA của con người có sự hỗ trợ của A. thống kê. B. tin sinh học. C. khoa học máy tính. D. pháp y. NB1.2 Câu 7. Để quan sát hình thái của hạt giống đậu xanh, phương tiện quan sát phù hợp là A. kính hiển vi. B. kính lúp. C. kính viễn vọng. D. kính phân kì. NB1.2 Câu 8. Các lĩnh vực hình thành tin sinh học gồm A. sinh học và tin học. B. sinh học và thống kê. C. sinh học và khoa học máy tính. D. sinh học, khoa học máy tính và thống kê. TH1.2 Câu 9. Để thực hiện một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm, học sinh cần tiến hành theo trình tự các bước là: A. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm. B. Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm. C. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm → Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin. D. Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn. TH1.2 Câu 10. Thứ tự chung các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là: A. Quan sát  Đặt câu hỏi  Tiến hành thí nghiệm  Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. B. Quan sát  Hình thành giả thuyết khoa học  Thu thập số liệu  Phân tích và báo cáo kết quả. C. Quan sát và đặt câu hỏi  Tiến hành thí nghiệm  Thu thập số liệu  Báo cáo kết quả.
  2. D. Quan sát và đặt câu hỏi  Hình thành giả thuyết khoa học  Kiểm tra giả thuyết khoa học  Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. NB2 Câu 11. Điền vào chỗ trống: “Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong ……. được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.” A. thế giới sống B. cơ thể sống. C. quần xã sinh vật. D. tế bào sống. NB2 Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Là hệ thống mở và tự điều chỉnh. C. Là hệ thống kín và tự điều chỉnh. D. Liên tục tiến hoá. TH2 Câu 13. Hình ảnh dưới đây nói về cấp độ tổ chức sống nào? A. Quần thể. B. Cơ thể. C. Hệ sinh thái. D. Quần xã. NB3 Câu 14. Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào là gì? A. Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên mọi sinh vật. Sinh vật được hình thành từ tế bào. B. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. C. Các đặc trưng cơ bản của sự sống được biểu hiện đầy đủ ở cấp tế bào và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. D. Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. NB3 Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa một sinh vật đơn bào và một sinh vật đa bào? A. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ một tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào. B. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ nhiều tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ một tế bào. C. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ một tế bào chuyên hóa, sinh vật đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào không chuyên hóa. D. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ nhiều tế bào chuyên hóa, sinh vật đa bào được cấu tạo từ một tế bào không chuyên hóa. TH3 Câu 16. Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của mọi sinh vật sống vì A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. B. các hoạt động sống đặc trưng đều được diễn ra trong tế bào. C. tế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất có trong một cơ thể. D. hoạt động sống của tế bào phụ thuộc vào hoạt động sống của các bào quan. NB4.1 Câu 17. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng đối với cơ thể con người và các động vật có xương sống khác? A. N B. Mn C. Zn D. Bo NB4.1 Câu 18. Khoảng 25 trong số 92 nguyên tố trong tự nhiên được coi là cần thiết cho sự sống. Bốn nguyên tố nào trong số 25 nguyên tố này chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể? A. C, Na, Ca, N B. C, Co, P, H C. O, H, Ca, Na D. C, H, N, O TH4.1 Câu 19. Phân tử nước có tính phân cực vì A. nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử H dẫn đến nguyên tử O mang một phần điện tích âm và nguyên tử H mang một phần điện tích dương. B. nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử H dẫn đến nguyên tử H mang một phần điện tích âm và nguyên tử O mang một phần điện tích dương. C. nguyên tử H có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử O dẫn đến nguyên tử O mang một phần điện tích âm và nguyên tử H mang một phần điện tích dương. D. nguyên tử H có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử O dẫn đến nguyên tử H mang một phần điện tích âm và nguyên tử O mang một phần điện tích dương.
  3. TH4.1 Câu 20. Sự phá vỡ và hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước giúp nước có vai trò nào sau đây đối với tế bào và cơ thể? A. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật. B. Tạo môi trường cho các phản ứng trong tế bào. C. Giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể. D. Giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào. NB4.2 Câu 21. Lactose, một loại đường trong sữa, bao gồm một phân tử glucose liên kết với một phân tử galactose. Đường lactose thuộc loại A. monosaccharide. B. hexose. C. disaccharide. D. polysaccharide. NB4.2 Câu 22. Trong các loại thực phẩm sau, loại nào là nguồn cung cấp lipid (chất béo) nhiều nhất cho người sử dụng? A. Khoai tây luộc. B. Khoai tây nướng. C. Khoai tây hấp. D. Khoai tây chiên, rán. TH4.2 Câu 23. Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. glucose. B. sucrose. C. fructose. D. cellulose. TH4.2 Câu 24. Estrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipid. Loại lipid cấu tạo nên hormone này là A. steroid B. phospholipid C. dầu thực vật D. mỡ động vật NB4.3 Câu 25. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Thịt. B. Gạo. C. Rau xanh. D. Gạo và rau xanh. NB4.3 Câu 26. Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể? A. Keratin có trong tóc B. Insulin có trong tuyến tụy C. Hemoglobin có trong hồng cầu D. Collagen có trong da NB4.3 Câu 27. Protein là A. polymer sinh học được cấu tạo từ các monosaccharide. B. polymer sinh học được cấu tạo từ các gốc amino acid liên kết với nhau tạo thành chuỗi polypeptide thẳng. C. polymer sinh học được cấu tạo từ các nucleotide. D. phân tử sinh học lớn không có cấu trúc đa phân. TH4.4 Câu 28. Chuỗi nucleotide với trình tự GAACCGGAACAU A. có số lượng base purine nhiều hơn số lượng base pyrimidine. B. có số lượng base pyrimidine nhiều hơn số lượng purine. C. có số lượng base purine bằng số lượng base pyrimidine. D. không có base pyrimidine. TỰ LUẬN (3 điểm) VD Câu 1 (1.0 điểm). Giải thích mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống. VD Câu 2 (1.0 điểm). Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc, …? VDC Câu 3 (1.0 điểm). Em hãy giải thích tại sao thịt lợn và thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0