intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN MÔN: SINH HỌC LỚP 11 Ngày kiểm tra: 01/11/2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 04 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 343 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (Gồm 28 câu) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu (A, B, C, D) sau đây: Câu 1: Thực vật hấp thụ nitrogen chủ yếu ở dạng nào sau đây? A. NO2- và NH3. B. NO3- và NH4+. C. NH3 và NH4+. D. NO3- và NH3. Câu 2: Quá trình lên men không được ứng dụng trong hoạt động nào sau đây? A. Sản xuất dấm. B. Muối dưa. C. Làm sữa chua. D. Sản xuất rượu bia. Câu 3: Sinh vật nào sau đây trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng bằng phương thức quang tự dưỡng? A. Vi khuẩn phân giải. B. Thực vật. C. Nấm hoại sinh. D. Giun đất. Câu 4: Vì sao trao đổi khoáng đi kèm với trao đổi nước? A. Vì nguyên tố khoáng không tan trong nước. B. Vì nguyên tố khoáng hòa tan trong nước. C. Vì nguyên tố khoáng vận chuyển theo con đường khác ngược chiều với vận chuyển nước. D. Vì nguyên tố khoáng vận chuyển theo con đường khác cùng chiều với vận chuyển nước. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về kết quả thí nghiệm thể hiện ở cốc (1) và cốc (2) trong thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ? CỐC 1 CỐC 2 A. Cốc (2) là cốc chứa cây vừa cắm vào. Cốc (1) là cốc đã cắm cây sau 3 ngày B. Mực nước ở cốc (2) hạ xuống là do nắp cốc bị hở, nước bay hơi C. Mực nước ở cốc (2) hạ xuống là do có sự thoát hơi nước qua thân cây D. Cốc (1) là cốc chứa cây vừa cắm vào. Cốc (2) là cốc đã cắm cây sau 3 ngày Câu 6: Khi cây bị thiếu oxy, hô hấp sẽ diễn ra theo: A. Chu trình Krebs. B. Con đường hiếu khí. C. Chuỗi truyền điện tử. D. Con đường lên men. Câu 7: Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ Trang 1/4 - Mã đề 343
  2. yếu là vì hạt khô: A. không còn hoạt động hô hấp. B. làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản. C. cường độ hô hấp đạt tối thiếu. D. sinh vật gây hại không xâm nhập được. Câu 8: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hô hấp ở thực vật: I. Nước là dung môi trong tế bào sinh vật và có ảnh hưởng đến hô hấp II. Nếu thiếu oxy thì hô hấp sẽ diễn ra theo quá trình kị khí III. Hô hấp luôn ổn định và không phụ thuộc và bất kì yếu tố nào IV. ATP là đòng tiền năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 9: Điền vào chỗ trống: Cân bằng nước trong cơ thể thực vật đạt được khi lượng nước cây hấp thu vào…...................................lượng nước thoát ra. A. bằng. B. bằng hoặc lớn hơn. C. lớn hơn hoặc nhỏ hơn. D. bằng hoặc nhỏ hơn. Câu 10: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là A. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. B. lúa, khoai, sắn, đậu. C. lúa, khoai, sắn, đậu. D. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. Câu 11: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân cho cây: A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa. B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây. C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây. D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. Câu 12: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuộc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Những điều nào sau đây không nói lên được mục đích của thí nghiệm và kết luận chưa đúng về kết quả thí nghiệm? A. Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt thực vật nào là C 3, thực vật nào là C4. B. Cây A là thực vật C3 vì cường độ ánh sáng và nhiệt độ tăng cây A sẽ đóng khí khổng. C. Cây B là thực vật C4 vì nó chịu được cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. D. Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B. Câu 13: Khi nói về quan hệ giữa hô hấp và quá trình hút nước và ion khoáng ở rễ cây, phát biểu nào sau đây sai? A. Hô hấp tạo CO2 từ đó tạo được ion H+ để hấp thụ thụ động theo cơ chế hút bám trao đổi. B. Hô hấp tạo ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. C. Hô hấp tạo ra áp suất thẩm thấu cao ở tế bào lông hút giúp lông hút được nước. D. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng. Câu 14: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. Qua mạch gỗ C. Từ mạch gỗ sang mạch rây D. Từ mạch rây sang mạch gỗ Câu 15: Muốn tăng cường độ hô hấp, thì: A. Giảm hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật B. Giảm oxy trong hô hấp C. Tăng CO2 trong hô hấp D. Tăng hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật Trang 2/4 - Mã đề 343
  3. Câu 16: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Pha tối của quang hợp diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng. B. Pha tối của quang hợp diễn ra ở xoang thylacoit của lục lạp. C. Pha tối của quang hợp không sử dụng nguyên liệu của pha sáng. D. Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2. Câu 17: Khi nói về giai đoạn đường phân trong hô hấp hiếu khí, phát biểu nào sau đây đúng? A. Giai đoạn đường phân hình thành 2 ATP, 2NADH, 2 pyruvic acid. B. Giai đoạn đường phân oxi hóa hoàn toàn Glucose thành CO2 và H2O. C. Giai đoạn đường phân hình thành NADH và không tạo ATP. D. Giai đoạn đường phân chuyển hóa glucose thành acetyl-CoA. Câu 18: Sinh vật nào sau đây có phương thức sống dị dưỡng? A. Động vật. B. Thực vật. C. Tảo xoắn. D. Vi khuẩn lam. Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật B. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2 C. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ. D. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ. Câu 20: : Chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây? A. Phân giải → Huy động năng lượng → Tổng hợp. B. Tổng hợp → Huy động năng lượng → Phân giải. C. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng. D. Phân giải → Tổng hợp → Huy động năng lượng. Câu 21: Các giai đoạn của hô hấp hiếu khí diễn ra theo trật tự A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp. B. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân. C. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep. D. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp. Câu 22: Trong quang hợp có thể làm tàn đỏ của que đóm sáng lên hoặc cháy nhẹ là vì sự thải khí nào sau đây: A. Nitrogen. B. Carbon monoxide. C. Oxygen. D. Carbon dioxide. Câu 23: Vì sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp lại sử dụng iodine làm thuốc thử? A. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng. B. Chỉ có dung dịch iodine mới tác dụng với tinh bột. C. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu đỏ đặc trưng. D. Dung dịch iodine dễ tìm, giá thành rẻ và không độc hại. Câu 24: Khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ hô hấp, nhận định nào sau đây đúng nhất? A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp. B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau. C. Nồng độ CO2 cao sẽ gây ức chế hô hấp. D. Nồng độ O2 và nhiệt độ cao sẽ gây ức chế hô hấp. Câu 25: Sắc tố quang hợp làm nhiệm vụ chuyển quang năng thành hóa năng trong các liên kết hóa học là Trang 3/4 - Mã đề 343
  4. A. Carotene và xanthophyl. B. Carotene và Chlorophyll a. C. Chlorophyll a và Chlorophyll b. D. Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng. Câu 26: Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào? I. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO 2 thấp hơn. II. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn. III. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn. Phương án đúng là A. II, III. B. I, II. C. I, III. D. I, II, III. Câu 27: Loại khí là nguyên liệu của quá trình quang hợp là A. O2. B. CO2. C. H2. D. H2O. Câu 28: Năng lượng hoá học trong pha sáng được tích luỹ ở A. NADPH và ATP. B. NADP và ATP. C. NADP và ADP. D. NADPH và ADP. II. PHẦN TỰ LUẬN: (Gồm 02 câu) Câu 1. (2.0 điểm) Hai nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm chứng minh vai trò của đai Caspary ở tế bào nội bì của rễ như sau: lấy 1 chậu cây, một máy đo cường độ quang hợp và 1 dung dịch X có tác dụng ức chế quá trình quang hợp của cây. + Nhóm 1: cho chất ức chế quang hợp vào chất dinh dưỡng rồi tưới trực tiếp vào rễ cây, sau đó đo cường độ quang hợp. + Nhóm 2: phun chất ức chế quang hợp lên bề mặt lá; sau đó, đo cường độ quang hợp. Theo em, kết quả thí nghiệm của 2 nhóm như thế nào? Giải thích? Câu 2. (1.0 điểm) Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quang hợp, việc “canh tác theo chiều thẳng đứng” trong tương lai sẽ giải quyết các vấn đề về lương thực. Em hãy giải thích tại sao đây là giải pháp tiềm năng trong tương lai? ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 343
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2