intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I , NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN Môn: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề: 136 (21 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:..................................................................... ............... Lớp:........... I. Trắc nghiệm Câu 1: Sinh vật không thể tồn tại và phát triển nếu không thực hiện quá trình A. sinh trưởng và phát triển. B. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. C. sinh sản và cảm ứng. D. cảm ứng và vận động. Câu 2: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật. B. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp. C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp. D. Trong điều kiện thiếu oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí. Câu 3: Thực vật hấp thụ nitrogen chủ yếu ở dạng nào sau đây? A. NO3- và NH4+. B. NO3- và NH3. C. NH3 và NH4+. D. NO2- và NH3. Câu 4: Biểu hiện của cây khi thiếu nitrogen là: A. Cây sinh trưởng chậm, lá có màu vàng. B. Lá có màu lục đậm, rễ bị tiêu giảm. C. Lá màu vàng nhạt, có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. D. Lá non có màu vàng, rễ bị tiêu giảm. Câu 5: Phần lớn các chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ theo cơ chế chủ động A. từ nơi nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng. B. từ nơi nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng. C. từ nơi nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. D. từ nơi nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. Câu 6: Mạch rây của cây được cấu tạo từ hai loại tế bào là A. tế bào quản bào và tế bào mạch ống. B. tế bào ống rây và tế bào kèm. C. tế bào quản bào và tế bào biểu bì. D. tế bào quản bào và tế bào nội bì. Câu 7: Loài, nhóm loài thực vật nào sau đây không có chu trình C4 trong pha tối quang hợp? A. Ngô. B. Rau dền. C. Lúa. D. Mía. Câu 8: Hình bên mô tả cường độ quang hợp ở một loài thực vật trong các điều kiện khác nhau. Có bao nhiêu nhận định sau đây về đồ thị bên đúng? I. Đồ thị biểu diễn phụ thuộc của quang hợp ở một loài thực vật theo cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 trong không khí. Trang 1/3 - Mã đề thi 136
  2. II. Tron giới hạn nhất định, tốc độ cố định CO2 tăng khi tăng cường độ ánh sáng và phụ tuộc vào nồng độ CO2. III. Đường cong a thể hiện tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố ánh sáng; đường cong b thể hiện phần tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố là nồng độ CO2. IV. Theo đồ thị trên, trồng cây trong điều kiện b năng suất sẽ thấp hơn trong điều kiện A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 9: Động vật nào sau đây lấy thức ăn từ môi trường sống theo kiểu ăn lọc? A. Ốc. B. Cá. C. Cua. D. Hào. Câu 10: Trong quang hợp chất hoá học nào sau đây không được tạo ra? A. H2O. B. O2. C. CO2. D. C6H12O6. Câu 11: Sản phẩm của pha sáng không sử dụng cho pha tối trong quang hợp là A. NADPH. B. CO2. C. ATP. D. O2. Câu 12: Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cây vùng lạnh có thể quang hợp ở nhiệt độ thấp hơn 0oC. B. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây nhiệt đới cao hơn cây ôn đới. C. Khi tăng nhiệt độ thì cường độ quang hợp giảm. D. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp khác nhau tuỳ theo từng loài. Câu 13: Khi nói về các phương pháp được sử dụng để nâng cao năng suất cây trồng, có bao nhiêu phương pháp sau đây đúng? I. Bón phân và tưới tiêu hợp lý. II. Tăng tổng diện tích lá cây trồng. III. Gieo trồng đúng thời vụ. IV. Tạo giống có cường độ quang hợp cao. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Khi nói về hô hấp hiếu khí của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu không có O2 thì không xảy ra hô hấp hiếu khí. II. Quá trình hô hấp hiếu khí tạo ra ATP và nhiệt năng. III. Phân tử O2 tham gia vào giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quá trình hô hấp. IV. Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra một số giai đoạn ở ti thể. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Trong quá trình lên men 1 phân tử glucose, số lượng phân tử ATP được tích lũy là bao nhiêu? A. 1. B. 2. C. 28. D. 32. Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng? A. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn gắn liền với nhau.. B. Trao đổi chất tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống. C. Trao đổi chất lấy các chất từ môi trường và không thải sản phẩm ra môi trường. D. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Câu 17: Bộ phận nào sau đây không có chức năng tiêu hóa cơ học và hóa học. Trang 2/3 - Mã đề thi 136
  3. A. Ruột già. B. Dạ dày. C. Miệng. D. Ruột non. Câu 18: Một học sinh sử dụng dung dịch phân bón để bón qua lá cho cây cảnh trong vườn. Để bón phân hợp lí, học sinh trên cần thực hiện bao nhiêu chỉ dẫn sau đây? I. Bón đúng liều lượng. II. Không bón khi trời đang mưa. III. Không bón khi trời nắng gắt. IV. Bón phân phù hợp với thời kì sinh trưởng của cây. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 19: Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản? A. Các loại rau, cải. B. Quả vú sữa. C. Cây mía. D. Hạt lúa, đậu. Câu 20: Chuyển hóa năng lượng trong sinh giới được chia thành mấy giai đoạn? A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 21: Sinh vật có hình thức trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng bằng phương thức hóa tự dưỡng là: A. Thực vật. B. Nấm hoại sinh. C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Giun đất. II. Tự luận: (3 điểm) Câu 1: Thực vật hấp thụ nước và ion khoáng theo những cơ chế nào? Câu 2: Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao thì không nên trồng với mật độ quá dày? Câu 3: Cho biết tác dụng của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học thức ăn trong ống tiêu hóa. ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 136
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2