intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can

Chia sẻ: Kim Huyễn Nhã | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can giúp bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: SINH HỌC - KHỐI 12 THỜI GIAN: 45 PHÚT Mã đề: Họ tên học sinh: ……………………………………………… Số báoNGHIỆM: I. TRẮC danh: (6đ) Phần cơ bản (19 câu) …………………………………………………… 1. Thông tin di truyền được mã hóa trong ADN dưới dạng gì? A. nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN. B. trình tự các ribonucleotit trên mARN quy định trình tự các axit amin chuỗi polypeptit. C. trình tự các bộ ba nucleotit trên gen quy định trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit. D. trình tự các bộ ba nucleotit trên mARN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit 2. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc như thế nào? A. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA. B. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UAU, UAX, UGG. C. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UAX, UAG, UGX. D. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UXA, UXG, UGX. 3. Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới? A. Tính liên tục. B. Tính đặc hiệu. C. Tính phổ biến. D. Tính thoái hóa. 4. Số mã bộ ba mã hóa cho các axit amin là bao nhiêu? A. 61. B. 42. C. 64. D. 21. 5. Đoạn okazaki là gì? A. đoạn ADN được tổng hợp 1 cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi. B. đoạn ADN được tổng hợp 1 cách liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi. C. đoạn ADN được tổng hợp 1 cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi. D. đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi. 6. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch ADN tách dần tạo ra chạc chữ Y. B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. C. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’- 5’. D. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’- 3’. 7. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là gì? A. A liên kết với T, G liên kết với X. B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. C. A liên kết với U, G liên kết với X. D. A liên kết với X, G liên kết với T. 8. Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là gì? A. formyl metionin. B. metionin. C. valin. D. alanin.
  2. 9. Polixôm có vai trò gì? A. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục. B. Làm tăng năng suất tổng hợp protein cùng loại. C. Làm tăng năng suất tổng hợp protein khác loại. D. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác. 10. tARN làm nhiệm vụ gì? A. Vận chuyển axit amin đến riboxom. B. Kết hợp với protein để tạo nên riboxom. C. Gắn với các tARN tương ứng để dịch mã. D. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến protein. 11. Bộ ba mở đầu trên phân tử mARN là A. 3’AUG 5’. B. 5’UGA 3’. C. 5’AUG 3’. D. 3’UGA 5’. 12. Một gen có cấu trúc dạng B dài 7650 A có tổng số nucleotit là o A. 3000 B. 4500 C. 1500 D. 6000 13. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A +T)/(G + X) = 2/3 thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là A. 10%. B. 30%. C. 20%. D. 25% 14. Một gen có chiều dài 510nm, sau 3 lần tự sao, số nucleotit cần cung cấp A. 3000. B. 21000. C. 32000. D. 12000. 15. Một phân tử ADN tự sao 3 lần liên tiếp thì số phân tử ADN hoàn toàn mới được sinh ra là A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. 16. Chọn trình tự thích hợp của các ribonucleotit được tổng hợp từ 1 gen có đoạn mạch khuôn là: 3’…A G X T T A G X A ….5’ A. 3’…U X G A A U X G U…. 5’. B. 5’ …U X G A A U X G U…. 3’. C. 3’…A G X T T A G X A…. 5’. D. 5’ …T X G A A T X G T… 3’. 17. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 200 chu kì xoắn và Adenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là A. 3000. B. 5400. C. 5200. D. 2500. 18. Một đoạn phân tử ADN có 450 adenin và 260 guanin. Tổng số liên kết hidro được hình thành giữa các cặp bazơ nitơ là A. 1420. B. 1680. C. 1860. D. 1870. 19. Một phân tử ADN có 240 cặp nucleotit với 15% là nuclêôtit ađênin. Có bao nhiêu nuclêôtit xitôzin trong phân tử này? A. 168 nuclêôtit. B. 96 nuclêôtit. C. 84 nuclêôtit. D. 72 nuclêôtit. Phần nâng cao (5 câu) 20. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 có 100 nuclêôtit loại A và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đúng? I. Mạch 1 của gen có G/X = 2. II. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X). III. Mạch 2 của gen có T = 2A. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. 21. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
  3. A. Nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. Nhân đôi ADN. 22. Polipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp ở tế bào nhân thực đều A. Bắt đầu bằng axit amin metionin. B. Bắt đầu bằng axit amin formyl metionin. C. Kết thúc bằng metionin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ. D. Kết thúc bằng axit amin metionin 23. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ về 1. chiều tổng hợp 2. thành phần các enzim tham gia 3. số lượng các đơn vị nhân đôi 4. nguyên tắc nhân đôi. Các phương án đúng là A. 1, 2. B. 1, 3. C. 2, 3. D. 2, 4. 24. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực? A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. B. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo nhiều đơn vị nhân đôi. C. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn. D. Các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. II. TỰ LUẬN: (4đ) Câu 1. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 200 chu kì xoắn và Adenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là bao nhiêu? (2 điểm) Câu 2. Một phân tử ADN có 240 cặp nucleotit với 15% là nuclêôtit ađênin. Có bao nhiêu nuclêôtit xitôzin trong phân tử này? (2 điểm) HẾT ĐÁP ÁN TỰ LUẬN Câu 1: C = N/20 =200 → N = 200. 20 = 4000 nu (0,5đ) A = 20% . 4000 = 800 nu (0,5đ) Ta có : 2A + 2G = N → G = 1200 (0,5đ) (HS có thể làm cách khác %G → G) Vậy : H = 2A+3G = 2.800 + 3.1200 = 5200 liên kết (0,5đ) Câu 2: N = 2.240 = 480 (1 cặp = 2nu) (0,5đ) A = 15%. 480 = 72 (0,75đ) (HS có thể làm cách khác %G → G) Ta có : 2A + 2G = N → G = 1200 =X (0,75đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1