intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2022­2023 TRƯỜNG THPT  Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn thi thành phần: SINH HỌC  (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề    Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……....Phòng:      Mã đề 017 …… Câu 1: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ  bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là A. 11 nm và 30nm B. 11nm và 300 nm C. 30 nm và 11 nm D. 30 nm và 300 nm Câu 2: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN? A. ADN pôlimeraza. B. Restrictaza. C. Ligaza. D. ARN pôlimeraza. Câu 3: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào không thuộc đột biến đa bội? A. Thể tam bội. B. Thể ba nhiễm. C. Thể tứ bội. D. Thể lục bội. Câu 4: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là A. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA. B. nhiều bộ ba cùng xác định một  axit amin. C. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại  axit amin. D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền Câu 5: Gen là một đoạn của phân tử ADN A. mang thông tin cấu trúc của phân tử protein. B. mang thông tin di truyền của các loài. C. chứa các bộ 3 mã hoá các  axit amin. D. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN. Câu 6: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò: A. Tổng hợp và kéo dài mạch mới B. Tháo xoắn phân tử ADN C. Nối các đoạn okazaki với nhau D. Tách hai mạch đơn của phân tử AND Câu 7: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là A. triplet. B. axit amin. C. codon. D. anticodon 3’­5’. Câu 8: Trong cơ chế điều hoà hoạt động ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì? A. Mang thông tin quy định enzim ARNaza B. Mang thông tin quy định Protein ức chế C. Nơi liên kết với Protein điều hòa. D. Nơi tiếp xúc với ARN pôlimeraza Câu 9: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã? A. ADN B. mARN C. tARN D. Riboxom Câu 10: Trong một opêron, vùng có trình tự nu đặc biệt nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc để  prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc do nó điều khiển, đó là vùng A. khởi động P. B. vận hành O. C. kết thúc D. điều hoà R Câu 11: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các  nuclêôtit tự do.  Đây là cơ sở của nguyên tắc A. bán bảo toàn. B. bổ sung và bảo toàn. C. bổ sung và bán bảo toàn. D. bổ sung.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 017
  2. Câu 12: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5’UGX3’. B. 5’UAG3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAX3’. Câu 13: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 20% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại T của  phân tử này là A. 10%              B. 40%                C. 30%                          D. 20% Câu 14: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào không thuộc đột biến cấu trúc nhiễm sắc  thể? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất 1 cặp nucleotit. D. Đảo đoạn. Câu 15: Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A của môi trường nội bào liên kết bổ sung với loại  nuclêôtit của gen? A. T. B. G. C. X. D. A. Câu 16: Yếu tố nào sau đây cần cho tái bản ADN? A. Riboxom B. nucleotit C. mARN D. tARN Câu 17: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có  bộ NST là A. 2n ­ 1. B. 2n + 1. C. n ­ 1. D. n + 1. Câu 18: Các thể tự đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng lớn, khả năng chống chịu tốt, tế bào to,…là  do A. hàm lượng ADN tăng gấp bội. B. có số loại NST tăng lên gấp bội. C. số lượng tế bào tăng lên gấp bội. D. số loại alen tăng lên gấp bội. Câu 19: Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST? A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Chuyển đoạn D. Đảo đoạn Câu 20: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Nhân đôi ADN. B. Nhân đôi nhiễm sắc thể C. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. D. Tổng hợp phân tử ARN. Câu 21: Cà độc dược có bộ NST 2n=12, thể tam bội 3n có số lượng NST  là A. 36 B. 48 C. 18 D. 24 Câu 22: Một đoạn gen có trình tự các nu như sau  3’ XXT GGG GGA TXG AAA 5’   (mạch khuôn) Trình tự các nuclêôtit tương ứng trên mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên là A. 3’ XXX GGA XXU AGX TTT 5’ B. 5’ XXU GGG GGA UXG UUU 3’ C. 5’ GGA XXX XXU AGX UUU 3’ D. 3’ XXU GGG GGA UXG UUU 5’ Câu 23: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng A. đảo đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn C. hoán vị gen. D. chuyển đoạn. Câu 24: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi  trường có lactozo và khi môi trường không có lactozo? A. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế. B. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế. Câu 25: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 017
  3. C. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit. D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. Câu 26: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong các cơ chế A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tổng hợp ADN, ARN. Câu 27: Dạng đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hidro là A. thay thế cặp G­X thành cặp T­A B. thay thế cặp A­T thành cặp G­X C. mất cặp nuclêôtit A­T hay G­X D. thay thế cặp A­T thành cặp T­A Câu 28: Biến đổi trên một cặp nu của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là A. đột biến điểm. B. thể đột biến. C. đột biến D. đột biến gen. Câu 29: Triplet 3’TAX5’ mã hóa axit amin metionin, tARN vận chuyển axit min này có anticôđon là A. 3'AGU5' B. 3’AGU 5’ C. 3'UAX 5' D. 5' UGU 3’ Câu 30: Ở vi khuẩn E coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong operon Lac, kết luận nào sau  đây đúng? A. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. B. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau. C. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau. D. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau. Câu 31: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào ? (1): ABCD.EFGH đột biến thành ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH đột biến thành AD.EFGBCH A. (1) : chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. (1) : chuyển đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn chứa tâm động. C. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn không chứa tâm động. D. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. Câu 32: Một loài thực vật có 2n = 24 NST, một số dạng đột biến được tìm thấy trong quần thể thực  vật này có số lượng NST như sau:  (1) 26 NST;  (2) 23 NST;  (3) 22 NST;  (4) 48 NST;  (5) 25 NST;  (6) 36 NST.  Khả năng có nhiều nhất mấy dạng đột biến lệch bội? A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 33: Ở 1 quần thể động vật xét 2 locut quy định tính trạng khác nhau, mỗi locut có 2 alen quan hệ  trội­ lặn hoàn toàn, alen lặn là là alen đột biến. Trong các kiểu gen (AaBb, AaBB, aabb, aaBB, Aabb,  AABb, aaBb, Aabb, AABB) hiện diện trong quần thể này, có mấy kiểu gen của thể đột biến? A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 34: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào không thuộc đột biến lệch bội? A. Thể một nhiễm. B. Thể không C. Thể ba nhiễm. D. Thể tứ bội. Câu 35: Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3' XGA GAA TTT XGA 5' (mạch mã gốc) 5' GXT XTT AAA GXT 3'. Cho biết một số axit amin được mã hóa tương ứng với các bộ ba: XGA:  acginin, GAA: axit glutamic, UUU: phênialanin, GXU: alanin, XUU: lơxin, AAA: lizin, GGU: alixin,  AUG: mêtiônin. Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là A. lơxin ­ alanin ­ valin ­ lizin B. alanin ­ lơxin ­ lizin – alanin C. acginin ­ axit glutamic ­ phênialanin ­ acginin D. alanin ­ lơxin ­ phênialanin ­ axit glutamic                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 017
  4. Câu 36: Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ  thể có bộ nhiễm sắc thể có bao nhiêu dạng đột biến thể ba (2n+1)? (1) AaaBbDdEe.             (2) AaBbDDdEe. (3) AaBBbDdEe.  (4) AaBbDdEe. (5) AaBBddEEe.  (6) AaBbDdEE. A. 3 B. 2 C. 4 D. 5. Câu 37: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit. (4) Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. (2) Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. (3)  Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã. (4) Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 39: Cho các thông tin sau:      (1) A bắt cặp với T bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại.   (2) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hiđrô; T bắt cặp với A bằng hai liên kết hiđrô. (3) G bắt cặp với X bằng ba liên kết hiđrô và ngược lại.    (4) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại. Các thông tin đúng về nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit trong quá trình phiên mã là A. (2), (3). B. (2), (4). C. (1), (3). D. (3), (4). Câu 40: Một loài thực vật có bộ  nhiễm sắc thể  2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm   thay đổi số lượng NST trong tế bào của thể đột biến?     (1) Đột biến đa bội.       (2) Đột biến đảo đoạn NST.      (3) Đột biến lặp đoạn NST.         (4) Đột biến lệch bội. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2