intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

  1. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút. ĐỀ SỐ 001 (Không kể thời gian giao đề ) I. TRẮC NGHIỆM: 07 điểm Câu 1: Bộ ba nào sau đây trên mARN không mã hóa axit amin? A. 5’UAA 3’. B.5’ UUU 3’. C. 5’ GGG 3’. D. 5’ AAA 3’. Câu 2: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình nhân đôi ADN? A. Xenlulaza. B. Restrictaza. C. Ligaza. D. Amilaza. Câu 3: Loại axit nucleic nào sau đây có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã? A. ADN. B. mARN. C. tARN. D.r ARN. Câu 4: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, loại protein nào sau đây do gen điều hòa mã hóa? A. Protein ức chế. B. Protein Lac A. C. Protein Lac Z. D. Protein Lac Y. Câu 5: Dạng đột biến gen nào sau đây không phải là đột biến điểm? A. Mất 1 cặp A-T. B. Thêm 1 cặp G-X. C. Mất 1 cặp G-X. D. Thêm 2 cặp A-T. Câu 6: Thể đột biến nào sau đây được tạo ra do lai xa kết hợp với đa bội hóa? A. Thể một. B. Thể ba. C. Thể tứ bội. D. Thể song nhị bội. Câu 7: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen chuyển từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 8: Ở đậu Hà Lan, alen quy định quả màu lục và alen quy định kiểu hình nào sau đây là 2 alen của cùng một gen? A. Hoa trắng. B. Quả có ngấn. C. Quả màu vàng. D. Hạt xanh. Câu 9: Kiểu gen nào sau đây đồng hợp hai cặp gen? A. AaBB. B. aaBb. C. AAbb. D. AaBb. Câu 10: Khái niệm nào sau đây cho biết một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau? A. Liên kết gen. B. Hoán vị gen. C. Tương tác gen. D. Tác động đa hiệu của gen. Câu 11: Lúa nước có bộ NST 2n= 24. Theo lí thuyết, loài này có bao nhiêu nhóm gen liên kết? A. 24. B. 1. C. 12. D. 23. Câu 12: Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO? A. Gà. B. Chấu chấu. C. Bướm. D. Ruồi giấm. Câu 13: Ở thực vật, bào quan nào sau đây chứa gen di truyền theo dòng mẹ? A. Lục lạp. B. Riboxom. C. Không bào. D. Peroxixom. Câu 14: Theo lí thuyết, biến dị nào sau đây thuộc loại biến dị không di truyền? A. Đột biến gen. B. Đột biến NST. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 15: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng di truyền của quần thể? A. Tỉ lệ giới tính. B. Vốn gen. C. Mật độ cá thể. D. Cấu trúc tuổi. Câu 16: Một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là dAA: hAa: r aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu? A. d + 0,5 h. B. d+h. C. 0,5d + h. D. 0,5( d+h). Câu 17: Gen B ở vi khuẩn gồm 1400 nucleotit, trong đó có 400 Adenin. Theo lí thuyết, gen B có 400 nucleotit loại A. Timin. B. Uraxin. C. Xitozin. D. Guanin. Câu 18: Bộ ba 3’ATG5’ trên mạch khuôn của gen mã hóa axit amin izoloxin, tARN vận chuyển axit amin này mang bộ ba đối nào sau đây? A. 3’GAU 5’. B. 5’GUA3’. C. 3’ AUX 5’. D. 3’ UAG 5’. Câu 19: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon ở vi khuẩn E.coli, loại protein nào sau đây được tổng hợp cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có lactozo? A. Protein ức chế. B. Protein Lac Z. C. Protein Lac Y. D. Protein Lac A.
  2. Câu 20: Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng; các alen trội là trội hoàn toàn. Các cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thể đột biến? A. aaBb và Aabb. B.AABB và AABb. C.AaBb và AABb. D.AABb và AaBB. Câu 21: Dạng đột biến cấu trúc nào dưới đây gây ung thư máu ở người? A. Mất đoạn NST 22. B. Lặp đoạn NST 22. C. Đảo đoạn NST 22. D. Chuyển đoạn NST 22. Câu 22: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1? A. aa x aa. B. Aa x aa. C. Aa x Aa. D. AA x AA. Câu 23: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen A,a và B,b phân li độc lập cùng quy định; kiểu gen có cả alen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, các cây có kiểu gen nào sau đây cho hoa trắng? A. AABB. B. Aabb. C. AaBb. D. AaBB. Câu 24: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen A,a và B,b tạo ra 4 loại giao tử trong đó % AB = % ab = 35%. Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu? A. 35%. B. 17,5%. C. 15%. D. 30%. Câu 25: Ở ruồi giấm, xét một gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST GT X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng? A. XAXa x XAY. B. XAXA x XaY. A a a C. X X x X Y. D. XaXa x XAY. Câu 26: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về mối quan hệ giữa gen và tính trạng? A. Gen → mARN → protein → tính trạng. C. Protein → gen → mARN → tính trạng. B. mARN → gen → protein → tính trạng. D. Gen → protein → mARN → tính trạng. Câu 27: Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên NST thường có 2 alen. Theo lí thuyết, quần thể này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen thuộc về gen đang xét? A. 4. B. 6. C. 3. D. 8. Câu 28: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen. Thế hệ xuất phát (P) gồm toàn cá thể có kiểu gen dị hợp. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F1 là bao nhiêu? A. 0,5. B. 0,4. C. 0,25. D. 0,75. II. TỰ LUẬN: 03 điểm Câu 1 (1,0 điểm): Trình bày quá trình nhân đôi AND. Hậu quả đọt biến gen. Vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa? Câu 2 (1,0 điểm):Viết sơ đồ lai của phép lai sau P. AaBb X Aabb b. P. AB/ab X Ab/ab f= 20% ( Biết A : quả đỏ, a quả xanh. B: Quả tròn. B . Quả dài.) Câu 3 (0,5 điểm), Thể dị đa bội( h ái niệm, Cơ chế phát sinh), Hậu quả thể đa bội. : Câu 4 (0,5 điểm):.Nêu thí nghiệm của Mooc gan để tìm ra hiện tượng liên ết gen, hoán vị gen. Viết sơ đồ lai minh họa thí nghiệm trên. --------------------- HẾT ---------------------
  3. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút. ĐỀ SỐ 002 (Không kể thời gian giao đề ) I. TRẮC NGHIỆM: 07 điểm Câu 1: Kiểu gen nào sau đây đồng hợp hai cặp gen? A. AaBB. B. aaBb. C. AAbb. D. AaBb. Câu 2: Khái niệm nào sau đây cho biết một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau? A. Liên kết gen. B. Hoán vị gen. C. Tương tác gen. D. Tác động đa hiệu của gen. Câu 3: Lúa nước có bộ NST 2n= 24. Theo lí thuyết, loài này có bao nhiêu nhóm gen liên kết? A. 24. B. 12. C. 13. D. 23. Câu 4: Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO? A. Gà. B. Chấu chấu. C. Bướm. D. Ruồi giấm. Câu 5: Ở thực vật, bào quan nào sau đây chứa gen di truyền theo dòng mẹ? A. Lục lạp. B. Riboxom. C. Không bào. D. Peroxixom. Câu 6: Theo lí thuyết, biến dị nào sau đây thuộc loại biến dị không di truyền? A. Đột biến gen. B. Đột biến NST. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 7: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng di truyền của quần thể? A. Tỉ lệ giới tính. B. Vốn gen. C. Mật độ cá thể. D. Cấu trúc tuổi. Câu 8: Một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là dAA: hAa: r aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu? A. d + 0,5 h. B. d+h. C. 0,5d + h. D. 0,5( d+h). Câu 9: Gen B ở vi khuẩn gồm 1400 nucleotit, trong đó có 400 adenin. Theo lí thuyết, gen B có 400 nucleotit loại A. Timin. B. Uraxin. C. Xitozin. D. Guanin. Câu 10: Bộ ba nào sau đây trên mARN không mã hóa axit amin? A. 5’UAA 3’. B. 5’ UUU 3’. C. 5’ GGG 3’. D. 5’ AAA 3’. Câu 11: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình nhân đôi ADN? A. Xenlulaza. B. Restrictaza. C. Ligaza. D. Amilaza. Câu 12: Loại axit nucleic nào sau đây có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã? A. ADN. B. mARN. C. tARN. D.r ARN. Câu 13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, loại protein nào sau đây do gen điều hòa mã hóa? A. Protein ức chế. B. Protein Lac A. C. Protein Lac Z. D. Protein Lac Y. Câu 14: Dạng đột biến gen nào sau đây không phải là đột biến điểm? A. Mất 1 cặp A-T. B. Thêm 1 cặp G-X. C. Mất 1 cặp G-X. D. Thêm 2 cặp A-T. Câu 15: Thể đột biến nào sau đây được tạo ra do lai xa kết hợp với đa bội hóa? A. Thể một. B. Thể ba. C. Thể tứ bội. D. Thể song nhị bội. Câu 16: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen chuyển từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 17: Ở đậu Hà Lan, alen quy định quả màu lục và alen quy định kiểu hình nào sau đây là 2 alen của cùng một gen? A. Hoa trắng. B. Quả có ngấn. C. Quả màu vàng. D. Hạt xanh. Câu 18: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen A,a và B,b tạo ra 4 loại giao tử trong đó % AB = % ab = 35%. Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu? A. 35%. B. 17,5%. C. 15%. D. 30%. Câu 19: Ở ruồi giấm, xét một gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST GT X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng? A. XAXa x XAY. B. XAXA x XaY. C. XAXa x XaY. D. XaXa x XAY.
  4. Câu 20: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về mối quan hệ giữa gen và tính trạng? A. Gen → mARN → protein → tính trạng. C. Protein → gen → mARN → tính trạng. B. mARN → gen → protein → tính trạng. D. Gen → protein → mARN → tính trạng. Câu 21: Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên NST thường có 2 alen. Theo lí thuyết, quần thể này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen thuộc về gen đang xét? A. 4. B. 6. C. 3. D. 8. Câu 22: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen.Thế hệ xuất phát (P) gồm toàn cá thể có kiểu gen dị hợp. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F1 là bao nhiêu? A. 0,5. B. 0,4. C. 0,25. D. 0,75. Câu 23: Bộ ba 3’ATG5’ trên mạch khuôn của gen mã hóa axit amin izoloxin, tARN vận chuyển axit amin này mang bộ ba đối nào sau đây? A. 3’GAU 5’. B. 5’GUA3’. C. 5’AUX 3’. D. 3’ UAG 5’. Câu 24: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon ở vi khuẩn E.coli, loại protein nào sau đây được tổng hợp cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có lactozo? A. Protein ức chế. B. Protein Lac Z. C. Protein Lac Y. D. Protein Lac A. Câu 25: Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng; các alen trội là trội hoàn toàn. Các cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thể đột biến? A. aaBb và Aabb. B. AABB và AABb. C. AaBb và AABb. D. AABb và AaBB. Câu 26: Dạng đột biến cấu trúc nào dưới đây gây ung thư máu ở người? A. Mất đoạn NST 22. B. Lặp đoạn NST 22. C. Đảo đoạn NST 22. D. Chuyển đoạn NST 22. Câu 27: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1? A. aa x aa. B. Aa x aa. C. Aa x Aa. D. AA x AA. Câu 28: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen A,a và B,b phân li độc lập cùng quy định; kiểu gen có cả alen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, các cây có kiểu gen nào sau đây cho hoa trắng? A. AABB. B. Aabb. C. AaBb. D. AaBB. II. TỰ LUẬN: 03 điểm Câu 1 Trình bày đăc điểm của mã di truyền Câu 2 (1,0 điểm): Trình bày cơ chế dịch mã? Câu 3 (0,5 điểm): Viết sơ đồ lai của phép lai sau a.P. AB/ab X Ab/ab f= 20% b.P. XaY Bb XAXaBb ( Biết A : Thân xám, a thân đen. B: Cánh dài. b . Cánh cụt.) Câu 4 (0,5 điểm): Từ các cây ăn quả lưỡng bội có hạt (như dưa hấu, hồng xiêm, nho,…) bằng cách nào có thể tạo ra được giống cây ăn quả tam bội có quả to, ngọt và không hạt? --------------------- HẾT ---------------------
  5. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐÁP ÁN ĐỀ KTĐG GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút. (Không kể thời gian giao đề ) ĐỀ SỐ 01 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp A C C A D D D A C D C B A D án Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp B A A B A A D C B D D A C C án II. TỰ LUẬN Câu 1 (1,0 điểm): Trình bày quá trình nhân đôi AND. Hậu quả đọt biến gen. Vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa? Câu 2 (1,0 điểm):Viết sơ đồ lai của phép lai sau a. P. AaBb X Aabb b. P. AB/ab X Ab/ab f= 20% ( Biết A : quả đỏ, a quả xanh. B: Quả tròn. B . Quả dài.) Câu 3 (0,5 điểm), Thể dị đa bội( Cơ chế phát sinh), Hậu quả thể đa bội. : Câu 4 (0,5 điểm):.Nêu thí nghiệm của Mooc gan để tìm ra hiện tượng liên ết gen, hoán vị gen. Viết sơ đồ lai minh họa thí nghiệm trên. ĐỀ SỐ 02 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp C D B D A D B A A A C C A D án Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp D D A D D A C C B A A D C B án II. TỰ LUẬN Câu 1 Trình bày đăc điểm của mã di truyền Câu 2 (1,0 điểm): Trình bày cơ chế dịch mã? Câu 3 (0,5 điểm): Viết sơ đồ lai của phép lai sau a.P. AB/ab X Ab/ab f= 20% b.P. XaY Bb XAXaBb ( Biết A : Thân xám, a thân đen. B: Cánh dài. b . Cánh cụt.) Câu 4 (0,5 điểm): Từ các cây ăn quả lưỡng bội có hạt (như dưa hấu, hồng xiêm, nho,…) bằng cách nào có thể tạo ra được giống cây ăn quả tam bội có quả to, ngọt và không hạt? - Lai cây tứ bội với cây lưỡng bội tạo cây tam bội có quả to, ngọt và không hạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2