intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 12 NƯỚC OA Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 132 Câu 1: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”? A. mARN. B. tARN. C. ADN. D. rARN. Câu 2: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. C. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UG D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. Câu 3: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. AND B. mARN và prôtêin C. Prôtêin D. mARN Câu 4: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI với số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 25 Trong các thể đột biến trên có bao nhiêu thể đa bội lẻ? A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. * * Câu 5: Gen ban đầu có cặp nu chứa G hiếm (G ) là G -X, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp nào sau đây? A. T-A B. G-X C. X-G D. A-T Câu 6: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST. B. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST. C. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến. D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới. Câu 7: Khi thực hiện quá trình nhân đôi một lần của gen D, đã cần số nuclêôtit môi trường cung cấp để lắp ghép bổ sung với mạch 1 là 150 A, 500 G, 400 X, 300 T. Theo lý thuyết, số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen D bằng bao nhiêu? A. T=300, X=400, A=150, G=500. B. A=300, G=400, T=150, X=500. C. T=400, G=500, A=300, X=150. D. A=400, X=500, T=300, G=150. Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại T ở môi trường nội bào liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào của mạch khuôn? A. G. B. X. C. T. D. A Câu 9: Gen có chiều dài 0,51micromet và có 3900 liên kết hidro. Đột biến làm mất một cặp A=T. Số lượng Nucleotit loại A của gen đột biến là bao nhiêu? A. 600 B. 599 C. 601 D. 598 Câu 10: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai? A. Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. B. Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn. C. Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể. Trang 1/4 - Mã đề 132
  2. D. Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’. Câu 11: Trật tự nào sau đây đúng khi nói về các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực? A. Nuclêôxôm sợi cơ bản sợi nhiễm sắc ống siêu xoắn crômatit. B. Nuclêôxôm sợi nhiễm sắc ống siêu xoắn sợi cơ bản crômatit. C. Nuclêôxôm sợi cơ bản sợi nhiễm sắc crômatit ống siêu xoắn. D. Nuclêôxôm sợi nhiễm sắc sợi cơ bản ống siêu xoắn crômatit. Câu 12: Gen B ở vi khuẩn gồm 2000 nu trong đó có 600 nu loại A. Theo lí thuyết gen B có 600 nu loại A. timin B. xitozin. C.guanin D.uraxin Câu 13: Triplet 3’TAG5’ mã hóa axit amin izôlơxin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là A. 3’GUA5’. B. 3’UAG5’. C. 5’AUX3’. D. 3’GAU5’. Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ? A. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó. C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các emzim phân giải đường lactôzơ. Câu 15: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới A. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. B. Một số cặp nhiễm sắc thể. C. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. D. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST Câu 16: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là A. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu. B. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. C. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ. D. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. Câu 17: Thể đột biến nào dưới đây được tạo ra nhờ lai xa kết hợp với đa bội hóa? A. Thể tứ bội. B. Thể tam bội. C. Thể ba. D. Thể song nhị bội. Câu 18: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, gen điều hòa có vai trò A. quy định tổng hợp prôtêin ức chế. B. kết thúc quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. C. quy định tổng hợp enzim phân giải lactôzơ. D. khởi đầu quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. Câu 19: Khi lai giữa loài cây 2n = 50 với loài có 2n = 70 rồi cho cơ thể lai F 1 đa bội hoá. Số NST trong tế bào cơ thể lai và thể dị đa bội hình thành lần lượt là A. 60 ; 120. B. 25 ; 35. C. 50 ; 70. D. 100 ; 140. Câu 20: Một đoạn ADN có trình tự mạch mã gốc như sau 3’ ATG TAX GTA GXT…….. 5’. Hãy viết trình tự các nuclêôtit trong mARN sơ khai được tổng hợp từ gen trên: A. AUGUAXGUAGXU…. B. AUG XAU XGA…. C. 5’TAXATGXATXGA5’ D. 5’ UAX AUG XAU XGA 3’…. Trang 2/4 - Mã đề 132
  3. Câu 21: Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây ? A. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể D. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. Câu 22: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. B. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. C. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. D. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. Câu 23: Một gen dài 408nm và có 3100 liên kết hiđrô. Sau khi sử lí bằng 5-BU thành công thì số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là: A. A = T = 499; G = X = 701 B. A = T = 503; G = X = 697 C. A = T = 501; G = X = 699 D. A = T = 500; G = X = 700 Câu 24: Ở thực vật, thể ba mang bộ NST nào sau đây? A. n. B. 3n. C. 2n-1 D. 2n+l. Câu 25: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủy yếu ở giai đoạn nào? A. Phiên mã. B. Trước phiên mã. C. Sau dịch mã. D. Dịch mã. Câu 26: Đột biến gen là gì ? A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. B. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến sự biến đổi một hoặc một số cặp nucleotic, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN C. Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có của bố mẹ trong quá trình thụ tinh. D. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử(ADN) hoặc cấp độ tế bào(NST). Câu 27: Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là ADCBEFG●HI. Đây là dạng đột biến nào? A. Chuyển đoạn. B. Đảo đoạn. C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 28: Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể A. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể. B. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. C. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. D. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. Câu 29: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Đột biến chuyển đoạn giữa hai NST tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. (2) Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trong một NST chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST, không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trong nhóm gen liên kết. (3) Đột biến chuyển đoạn chỉ xảy ra trong một NST hoặc giữa hai NST không tương đồng. (4) Chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng làm thay đổi hình thái của NST. Trang 3/4 - Mã đề 132
  4. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 30.: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ? A. Sơ đồ II. B. Sơ đồ I. C. Sơ đồ III. D. Sơ đồ IV. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2