Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam
lượt xem 0
download
Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam" các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam
- TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ TỔ : SINH & CN – TD& ANQP MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 –2025 MÔN : SINH HỌC 12 1. Thời điểm kiểm tra: Tuần 9 của năm học. 2. Thời gian làm bài: 45 phút 3. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 4. Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết (12 lệnh hỏi); 30% Thông hiểu (7 lệnh hỏi); 30% Vận dụng (4 lệnh hỏi). - Câu hỏi trắc nghiệm: 10 điểm, gồm 23 câu, 32 lệnh hỏi. Trong đó: + Phần I gồm 18 câu dạng trắc nghiệm 1 chọn đúng: Mỗi câu là 1 lệnh hỏi + Phần II gồm 3 câu dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn Đúng/Sai: Mỗi câu là 4 lệnh hỏi. + Phần III gồm 2 câu dạng trắc nghiệm điền số: Mỗi câu là 1 lệnh hỏi. Giới hạn định dạng câu trả lời là một giá trị bằng số, có tối đa 4 ký tự (gồm cả số, dấu âm, dấu phẩy). 5. Cách tính điểm: Phần I (18 câu) 6,0điểm: Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0,33 điểm Phần II (3 câu)- 3,0 điểm - Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 01 câu hỏi được 0,1 điểm; - Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 01 câu hỏi được 0,25 điểm; - Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 01 câu hỏi được 0,5 điểm; - Học sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 01 câu hỏi được 1,0 điểm. Phần III (2 câu)- 1,0 điểm: Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,5 điểm. A. MA TRẬN
- Chủ đề/Bài Số câu (lệnh hỏi)/năng lực sinh học học Nhận thức sinh học Tìm hiểu thế giới sống Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học Chủ đề 1: Biết Hiểu VD Hiểu VD VD1-VD2 Cơ sở phân (NT6-8) (TH1-3) (TH4-5) (NT1) (NT2-5) tử của sự di truyền và biến dị Bài 1: Gene 3DT1 2 DT1 1 DT3 và sự tái bản DNA 1 DT2 Bài 2: Sự 4 DT1 1 DT1 biểu hiện TTDT.
- Bài 3: Điều 1 DT1 1 DT1 hòa biểu hiện gene. Bài 4: Đột 2NT1 1NT1 1 DT2 biến gene. 1NT3 Bài 5 : Công 1NT1 1NT1 1DT2 nghệ gene. Chủ đề 2: Bài 5: NST 1 DT1 NST và các và cơ chế di quy luật di truyền NST. truyền Tổng số lệnh hỏi 22 1
- B.ĐẶC TẢ Số TT CHỦ MỨC ĐỘ NHẬN Số câu ĐỀ / BÀI HỌC THỨC Nhận biết: - Nhận biết được đơn phân cấu nên DNA. - Biết được cơ chế tái bản của DNA dựa trên mỗi 3 TNNLC 1 đơn vị tái bản. - Nhận ra nguyên liệu của quá trình tái bản DNA. Thông hiểu : Bài 1: Gene và -Hiểu được cơ chế tái bản DNA ở các nhóm 3 ( 2 TNNLC + 1 sự tái bản DNA SVNT,SVNS trên mỗi đơn vị tái bản .( 1NT + 1 Đ/S) Đ/S) - Hiểu được kết quả của quá trình tái bản DNA. ( 1TN) Vận dụng - Tính được số nu từng loại của gene dựa trên tỉ lệ %==> số lk H của gene. ( TRẢ LỜI NGẮN) 1 TN TRẢ LỜI NGẮN Bài 2: Sự biểu Nhận biết hiện TTDT - Nhận ra nơi xảy và cơ chế quá trình sao,dịch 4 TNNLC mã, NTBS, chức năng các loại RNA - Nhận ra các loại bộ ba không mã hóa các a.a. Thông hiểu - Hiểu được cơ chế của quá trình dịch mã. Vận dụng
- 1 TNNLC Bài 3: Điều Nhận biết hòa biểu hiện -Nhận ra được chức năng của các thành phần 1 TNNLC gene trong Operon lac. Thông hiểu - Hiểu được cơ chế hoạt động của Operon lac. 1 TNNLC Vận dụng Bài 4: Đột biến Nhận biết gene - Khái niệm được đột biến gene. 2 TNNLC - Các loại tác nhân bên ngoài gây đột biến gene. Thông hiểu -Hiểu được cơ chế phát sinh đột biến gene hậu 1 TNNLC + 1 ( Đ/S) quả của ĐBG (1 TNNLC ) Vận dụng - Vận dụng kiến thức ĐBG 1 TN Đ/S - Tính được số nu từng loại của gene bị đột biến. 1 TN TRẢ LỜI 1 TN TRẢ LỜI NGẮN NGẮN Bài 5:Công Nhận biết nghệ gene. - Nhận ra được các loại enzyme sử dụng trong 1 TNNLC công nghệ gene. Thông hiểu - Hiểu được nguyên lí tạo sinh vật biến đổi gene, 1 TNNLC mục đích công nghệ gene.( TV, ĐV,VSV) Vận dụng
- - Tìm hiểu được quy trinh,sản phẩm các loại vi 1 TN Đ/S sinh vật , thực vật ,động vật được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gene. (1 TN Đ/S) Bài 7: NST và Nhận biết 1 TNNLC 2 cơ chế di - Nhận ra thời điểm quan sát hình dạng NST nhìn truyền NST rõ nhất qua trong phân bào. ĐỀ GỐC 1 Phần I: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Đơn phân cấu tạo nên DNA là loại nào sau đây? A. Nucleotide. B. Amino acid. C. Monosaccharide. D. Glicerol. Câu 2. Trong một đơn vị tái bản có bao nhiêu chạc chữ Y sao chép? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 3. Quá trình nhân đôi DNA không có thành phần nào sau đây tham gia? A. Các nucleotide tự do. B. Enzyme ligase. C. Amino acid. D. DNA polimerase.
- Câu 4. Cho một đoạn DNA ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của DNA. Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn? A. I và III. B. I và II. C. II và III. D. I và IV Câu 5. Một phân tử DNA “mẹ” tự nhân đôi k lần liên tiếp thì số DNA tạo thành? A. k. B. 2k. C. 2k. D. k2. Câu 6. Trong tế bào, phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticodon)? A. mRNA. B. rRNA. C. tRNA. D. DNA. Câu 7. Bộ ba nào sau đây là codon kết thúc trên mRNA? A. 5’UGA3’. B. 5’GAA3’. C. 3’UGG5’. D. 3’UCG5’. Câu 8. Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra trong tế bào chất? A. Tái bản DNA. B. Tổng hợp tRNA. C. Tổng hợp mRNA. D. Tổng hợp protein. Câu 9. Trong quá trình phiên mã, nucleotide loại G của mạch gốc liên kết bổ sung với loại nucleotide nào ở môi trường nội bào? A. A. B. U. C. C. D. T. Câu 10. Nhận định nào sau đây sai khi nói về quá trình dịch mã? A. Dịch mã gồm 2 giai đoạn chính là hoạt hóa amino acid và tổng hợp chuỗi polypeptide. B. Dịch mã là quá trình tổng hợp protein diễn ra trong tế bào chất. C. Quá trình dịch mã kết thúc khi ribosome tiếp xúc với codon 3’UAA5’. D. Bộ ba đối mã của tRNA vận chuyển amino acid methionine là 5’CAU3’. Câu 11.Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gene ở sinh vật nhân sơ, trình tự O( operator) có chức năng nào sau đây? A. Mang thông tin quy định protein enzyme. B. Nơi liên kết với protein ức chế. C. Nơi tiếp xúc với enzyme RNA polymerase. D. Mang thông tin quy định protein ức chế. Câu 12. Trong cơ chế điều hoà biểu hiện gene của oporon lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactose và khi môi trường không có lactose? A. Gene điều hoà lacI tổng hợp protein ức chế lacI. B. Các gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA phiên mã tạo ra phân tử RNA tương ứng. C. RNA polymerase liên kết với vùng khởi động của operon lac và tiến hành phiên mã.
- D. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế lacI. Câu 13. Đột biến gene là: A. sự thay đổi trình tự nucleotide trong m RNA. B. sự thay đổi trình tự nucleotide trong RNA. C. sự thay đổi trình tự nucleotide trong protein. D. sự thay đổi trình tự nucleotide trong gene. Câu 14. Khi nói về đột biến gene, loại tác nhân nào sau đây là sinh học ? A. Virus HPV. B. 5 – BU. C. Động vật nguyên sinh. D. Vi khuẩn Ecoli. Câu 15. Trong công nghệ gene enzyme nào được sử dụng để mở vòng plasmid và cắt gene cần chuyển ra khỏi phân tử DNA? A. Restrictase . B. DNA polymerase. C. DNA ligase. D. Reverse transcriptase. Câu 16. Một trong những lợi ích kinh tế của cây trồng biến đổi gene là gì? A. Tăng chi phí sản xuất để tăng giá trị của cây trồng cao nhất . B. Giảm thiểu sự cần thiết của thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. C. Tăng giá thành sản phẩm trên thị trường thu lại lợi nhuận cao. D. Giảm sản lượng thu hoạch, rút ngắn thời gian trồng trọt. Câu 17. Ở sinh vật nhân thực, hình thái nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất ở kỳ nào của nguyên phân? A. Kỳ giữa. B. Kỳ sau. C. Kỳ cuối. D. Kỳ đầu. Câu 18. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gene? A. Đột biến mất 1 cặp nucleotide. B. Đột biến thêm 1 cặp nucleotide. C. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide. D. Đột biến thêm 2 cặp nucleotide. Phần II. Trắc nghiệm đúng/sai Câu 1. Khi nói về quá trình nhân đôi DNA, mỗi nhận định dưới đây là đúng hay sai? a) Trên mỗi phân tử DNA của sinh vật nhân thực chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi DNA. b) Enzyme DNA-polimerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA và kéo dài mạch mới. c) Sự nhân đôi của DNA lục lạp diễn ra độc lập với sự nhân đôi của DNA trong nhân tế bào. d) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
- Câu 2. Hình sau thể hiện cơ chế phát sinh đột biến gene khi trong môi trường nội bào có sự xuất hiện của 5-BU. Mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI? a)Tác nhân gây ra đột biến gene ở hình này là tác nhân hóa học. b)Tác nhân 5 – BU có thể liên kết với nucleotide loại T và nucleotide loại C. c) Trong quá trình tái bản DNA tác nhân đột biến 5 – BU có thể gây ra đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G- C. d) Gene bị đột biến tạo ra sau lần nhân đôi thứ 3. Câu 3. Các sinh vật biến đổi gene được xem như có triển vọng cho những nghiên cứu sinh học và y học, sản xuất dược phẩm, thực nghiệm y học (liệu pháp gen) và trong nông nghiệp (cây trồng kháng thuốc trừ cỏ). Một số thành tựu thu được trong thực tiễn như: Cây bông biến đổi gene tạo ra thuốc trừ sâu tự nhiên trong mô tế bào chống lại các loài côn trùng gây hại; Chế phẩm insulin để điều trị bệnh tiểu đường; Bò sản xuất protein người,… Các nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI? a) Tất cả thành tựu trên đây là sinh vật biến đổi gen. b) Kỹ thuật tạo DNA tái tổ hợp được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học. c) Động vật biến đổi gene không có khả năng sinh sản tự nhiên. d) Vi khuẩn E. coli sản xuất được insulin của người là dựa trên tính đặc hiệu của mã di truyền. Phần III: Trắc nghiệm trả lời ngắn.
- Câu 1. Một phân tử DNA mạch kép có 3000 nucleotide và nucleotide loại A chiếm 600 số nucleotide của DNA. Phân tử DNA này có bao nhiêu liên kết hydrogen? A. 3900. Câu 2. Một gene ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết H. Gene này bị đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G- C. Số nu loại T của gene sau đột biến là bao nhiêu? A.399. ĐỀ GỐC 2 I.Dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Trong các loại nucleotide tham gia cấu tạo nên DNA không có loại nào sau đây? A. Guanine (G). B. Uracil (U). C. Adenine (A). D. Thymine (T). Câu 2. Trong một đơn vị tái bản có bao nhiêu chạc chữ Y sao chép? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 3. Quá trình nhân đôi DNA không có thành phần nào sau đây tham gia? A. Các nucleotide tự do. B. Enzyme ligase. C. Amino acid. D. DNA polimerase. Câu 4. Cho một đoạn DNA ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của DNA. Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp liên tục? A. I và III. B. I và II. C. II và III. D. I và IV. Câu 5. Một phân tử DNA “mẹ” tái bản x lần, số phân tử DNA tạo thành? A. x. B. 2x. C. 2x. D. x2. Câu 6. Trong tế bào, phân tử nào sau đây mang codon? A. mRNA. B. rRNA. C. tRNA. D. DNA. Câu 7. Bộ ba nào sau đây là codon kết thúc trên mRNA? A. 5’UAA3’. B. 5’GAA3’. C. 3’UGG5’. D. 3’UCG5’. Câu 8. Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây không diễn ra trong nhân tế bào? A. Tái bản DNA. B. Tổng hợp tRNA.
- C. Tổng hợp mRNA. D. Tổng hợp protein. Câu 9. Trong quá trình phiên mã, nucleotide loại T của mạch gốc liên kết bổ sung với loại nucleotide nào ở môi trường nội bào? A. A. B. U. C. G. D. T. Câu 10. Nhận định nào sau đây sai khi nói về quá trình dịch mã? A. Dịch mã gồm 2 giai đoạn chính là hoạt hóa amino acid và tổng hợp chuỗi polypeptide. B. Dịch mã là quá trình tổng hợp protein diễn ra trong tế bào chất. C. Quá trình dịch mã kết thúc khi ribosome tiếp xúc với codon 5’AUG 3’. D. Bộ ba đối mã của tRNA vận chuyển amino acid methionine là 5’CAU3’. Câu 11. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gene ở sinh vật nhân sơ, trình tự P( promoter) có chức năng nào sau đây? A. Mang thông tin quy định protein enzyme. B. Nơi liên kết với protein ức chế. C. Nơi tiếp xúc với enzyme RNA polymerase. D. Mang thông tin quy định protein ức chế. Câu 12. Trong cơ chế điều hoà biểu hiện gene của oporon lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactose và khi môi trường không có lactose? A. Gene điều hoà lacI tổng hợp protein ức chế lacI. B. Các gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA phiên mã tạo ra phân tử RNA tương ứng. C. RNA polymerase liên kết với vùng khởi động của operon lac và tiến hành phiên mã. D. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế lacI. Câu 13. Đột biến gene là A. sự thay đổi trong cấu trúc của gene, có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotide. B. sự thay đổi trong cấu trúc của gene, có liên quan đến một cặp nucleotide. C. sự thay đổi trong cấu trúc của gene, có liên quan đến một số cặp nucleotide. D. sự thay đổi trong cấu trúc của gene, có liên quan đến nhiều cặp nucleotide. Câu 14. Khi nói về đột biến gene, loại tác nhân nào sau đây là hóa học ? A. Virus HPV. B. 5 – BU. C. Động vật nguyên sinh. D. Vi khuẩn Ecoli. Câu 15. Enzyme nào sau đây có khả năng cắt DNA tại các vị trí đặc hiệu? A. DNA ligase. B. Restrictase . C. DNA polymerase. D. Helicase. Câu 16. Để tạo vi sinh vật biến đổi gene và thực vật biến đổi gene đều dựa trên nguyên lí nào? A. Công nghệ nuôi cấy tế bào. B. công nghệ cấy truyền phôi. C. Công nghệ DNA tái tổ hợp. D. Nhân bản vô tính. Câu 17. Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể co xoắn cực đại ở kỳ nào của nguyên phân? A. Kỳ giữa. B. Kỳ sau. C. Kỳ cuối. D. Kỳ đầu.
- Câu 18. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hydrogen của gene? A. Đột biến mất 1 cặp nucleotide. B. Đột biến thêm 1 cặp nucleotide. C. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide cùng loại . D. Đột biến thêm 2 cặp nucleotide. Phần II. Trắc nghiệm đúng/sai Câu 1. Khi nói về quá trình nhân đôi DNA, mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI? a) Trên mỗi phân tử DNA của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi DNA. b) Enzyme DNA-polimerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA và kéo dài mạch mới. c) Ở sinh vật nhân thực sự nhân đôi của DNA xảy ra ở nhân tế bào và một số bào quan khác. d) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn. Câu 2. Hình sau thể hiện cơ chế phát sinh đột biến gene khi trong môi trường nội bào có sự xuất hiện của 5-BU. Mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI ? a) Tác nhân gây ra đột biến gene ở hình này là tác nhân vật lí.
- b) Tác nhân 5 – BU có thể liên kết với nucleotide loại T và nucleotide loại C. c) Trong quá trình tái bản DNA tác nhân đột biến 5 – BU có thể gây ra đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G- C. d) Số gene bị đột biến sinh ra sau lần nhân đôi thứ 2. Câu 3. Các sinh vật biến đổi gene được xem như có triển vọng cho những nghiên cứu sinh học và y học, sản xuất dược phẩm, thực nghiệm y học (liệu pháp gen) và trong nông nghiệp (cây trồng kháng thuốc trừ cỏ). Một số thành tựu thu được trong thực tiễn như: Cây lúa biến đổi gene tạo ra thuốc trừ sâu tự nhiên trong mô tế bào chống lại các loài côn trùng gây hại; Chế phẩm insulin để điều trị bệnh tiểu đường; Bò sản xuất protein người,… Các mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI? a) Tất cả thành tựu trên đây không phải là sinh vật biến đổi gen. b) Kỹ thuật tạo DNA tái tổ hợp được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học. c) Động vật biến đổi gene không có khả năng sinh sản tự nhiên. d) Vi khuẩn E. coli sản xuất được insulin của người là dựa trên tính đặc hiệu của mã di truyền. III. Trắc nghiệm trả lời ngắn: Câu 1. Một phân tử DNA mạch kép có tổng số nucleotide là 3000, nucleotide loại C chiếm 600 tổng số lượng nucleotide của DNA. Phân tử DNA này có bao nhiêu liên kết hydrogen? A. 3600. Câu 2. Một gene ở sinh vật nhân thực dài 510 nm và gồm 3900 liên kết H. Gene này bị đột biến thay thế 1 cặp G – C bằng 1 cặp A- T. Số nu loại T của gene sau đột biến là bao nhiêu? A. 601.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 39 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 31 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 186 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn