intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT KONTUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I; NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC; Lớp: 12 (Đề có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ tên thí sinh: ..........................................................................Số báo danh: ................................... PHẦN 1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án Câu 1. Trong sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật, người ta nhận thấy đời con xuất hiện nhiều kiểu hình khác với bố mẹ. Có những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng này? I. Sự trao đổi chéo giữa các chromatid khác nguồn gốc trong giảm phân hình thành các giao tử mang các tổ hợp gene khác nhau. II. Sự nhân đôi, phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các cặp nhiễm sắc thể (NST) mang gene trong quá trình giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử. III. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử của bố và mẹ trong quá trình thụ tinh. IV. Xảy ra đột biến NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân. A. II, III, IV. B. I, II, III. C. I, III, IV. D. I, II, III, IV. Câu 2. Trong thí nghiệm của Jacob và Monod nghiên cứu về sự điều hoà biểu hiện gene của operon lac ở vi khuẩn E.coli, nồng độ permease (protein vận chuyển ở màng) và β-galactosidase (enzyme phân giải lactose) thay đổi như thế nào? A. Khi có lactose, nồng độ permease và β-galactosidase đều rất thấp. B. Khi có lactose, nồng độ permease và β-galactosidase đều rất cao. C. Khi không có lactose, nồng độ permease và β-galactosidase đều rất cao. D. Khi không có lactose, nồng độ permease rất thấp, β-galactosidase rất cao. Câu 3. Trên NST, các gene sắp xếp nối tiếp dọc theo phân tử DNA. Vị trí xác định của mỗi gene trên NST gọi là A. locus. B. allele. C. codon. D. anticodon. Câu 4. Bộ ba nào sau đây là bộ ba mở đầu dịch mã? A. 5’AUC3’. B. 5’UAG3’. C. 5’AUG3’. D. 5’UAA3’. Câu 5. Cho biết trình tự các nucleotide mã hóa các amino acid trên một đoạn của 1 gene ở tế bào nhân sơ như sau: Đoạn gene này bị đột biến thay thế cặp nuleotide C-G tại vị trí thứ 11 tính từ đầu 3’ của mạch khuôn bằng cặp G-C. Cho biết các codon mã hoá các amino acid như sau: 5’UGC3’: Cys; 5’CGA3’và 5’CGU3’: Arg; 5’AUG3’: Met; 5’AUC3’: Ile; 5’GCU3’: Ala; 5’AAA3’: Lys; 5’GUA3’: Val; 5’UCG3’ và 5’UCC3’: Ser; 5’UAC3’: Tyr; 5’ACG3’ : Thr ; 5’CUA3’ : Leu. Chuỗi polypeptide nào sau đây được tạo ra từ đoạn gene đột biến đó? A. Met – Ile – Ala – Ser – Lys. B. Lys – Arg – Ser – Leu – Val. C. Met – Ile – Ala – Cys – Lys. D. Met – Ile – Ser –Ala – Lys. Câu 6. Ý nào sau đây đúng khi nói về sự phân loại gene? A. Dựa vào chức năng, các gene được phân loại thành gene phân mảnh và gene không phân mảnh. B. Dựa vào cấu trúc của vùng mã hóa, các gene được phân loại thành gene cấu trúc và gene điều hòa. C. Các gene Z, Y, A trong operon lac ở vi khuẩn E.coli là các gene phân mảnh. Trang 4/5 Mã đề 122
  2. D. Gene mã hóa enzyme amilase xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột là gene cấu trúc. Câu 7. Quan sát hình a và cho biết ý nào sau đây sai? A. (4) là NST kép ở kì giữa. B. Hình a mô tả cấu trúc NST của tế bào nhân thực. C. (2) là sợi cơ bản. D. (3) là sợi siêu xoắn. Câu 8. Những biến đổi về số lượng NST hoặc cấu trúc của NST trong tế bào gọi là A. đột biến gene. B. thể đột biến. C. biến đổi số lượng nhiễm sắc thể. D. đột biến NST. Câu 9. DNA không có chức năng nào sau đây? A. Tạo biến dị. B. Mang, bảo quản, truyền thông tin di truyền. C. Biểu hiện thông tin di truyền. D. Truyền thông tin di truyền trực tiếp tới protein. Câu 10. Nhận định nào sau đây sai khi nói về ứng dụng của điều hòa biểu hiện gene? A. Tạo giống cây trồng đa bội có năng suất cao. B. Có thể chủ động điều chỉnh sự biểu hiện gene ở cây trồng và sản xuất protein tái tổ hợp. C. Ứng dụng trong xử lí vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường. D. Kiểm soát mật độ tế bào vi khuẩn, phát triển các loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn. Câu 11. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14 và hàm lượng DNA trên NST của tế bào sinh dưỡng là 3pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng NST và hàm lượng DNA có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này như sau: Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thể đột biến A có thể là thể đột biến mất đoạn NST. B. Thể đột biến D có thể là thể bốn nhiễm. C. Thể đột biến C là thể tam bội. D. Thể đột biến B có thể là bị đột biến đảo đoạn NST. Câu 12. Đường kính cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của NST ở sinh vật nhân thực lần lượt là: A. 10 nm; 30 nm; 300 nm; 700 nm. B. 10 nm; 100 nm; 300 nm; 700 nm. C. 25 nm; 50 nm; 100 nm; 200 nm. D. 10 nm; 50 nm; 300 nm; 500 nm. Câu 13. Ý nào sau đây đúng khi nói về quá trình phiên mã? A. RNA được tổng hợp từ mạch khuôn của gene theo nguyên tắc khuôn mẫu và bổ sung do đó trình tự nucleotide trên gene được phiên chính xác thành trình tự các nucleotide trên RNA. B. Phiên mã là quá trình tổng hợp protein. C. Quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn nên thông tin di truyền trên DNA được truyền đến chuỗi polipeptide. D. Phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A kết cặp với T, G kết cặp với C, T kết cặp với A, C kết cặp với G. Trang 4/5 Mã đề 122
  3. Câu 14. Việc điều hoà biểu hiện gene làm cho sản phẩm của gene được tạo ra đúng thời điểm, với lượng phù hợp. Điều này dẫn đến những ý nghĩa nào sau đây đối với sinh vật? I. Giúp tối ưu hoá các hoạt động sống, thích ứng với sự thay đổi thường xuyên của môi trường. II. Tránh lãng phí năng lượng, không bị gây độc. III. Có thể quyết định tính đặc thù của mô, cơ quan và giai đoạn phát triển cơ thể. IV. Làm tăng khả năng sống sót và cạnh tranh của sinh vật khi nguồn sống bị hạn chế. A. I, II, III, IV. B. I, II, III. C. I, II. D. II, III, IV. Câu 15. Theo trình tự từ đầu 3’ đến 5’ của mạch khuôn, cấu trúc của gene gồm các vùng: A. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. B. vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa. C. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa. D. vùng mã hoá, vùng điều hòa, vùng kết thúc. Câu 16. Trường hợp nào sau đây là nguyên nhân bên trong gây ra đột biến NST? A. Chất colchicine. B. Tia phóng xạ, hoá chất độc hại. C. Rối loạn môi trường nội bào. D. Virus. Câu 17. NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ A. DNA và lipid. B. DNA và protein. C. DNA và RNA. D. RNA và protein. Câu 18. Mã di truyền có tính đặc hiệu có nghĩa là A. một bộ ba mã hoá cho nhiều loại amino acid. B. mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại amino acid. C. tất cả các loài sinh vật đều dùng chung mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. D. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa một loại amino acid. PHẦN 2. Câu trắc nghiệm đúng sai (4,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai khi nói về đột biến gene? a) Nếu tế bào bị rối loạn sinh lí, hoá sinh làm cho nitrogenous base G chuyển sang dạng hiếm G* thì sau 2 lần nhân đôi có thể tạo ra đột biến thay thế cặp G-C thành cặp A-T. b) Đột biến điểm gồm ba dạng: mất, thêm hoặc thay thế một cặp nucleotide. c) Nguyên nhân gây đột biến gene là do 1 đoạn NST bị đứt, quay ngược 180º rồi gắn vào NST. d) Có thể gây đột biến gene ở lúa từ đó tạo giống mới có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường như chịu rét, chịu mặn, … Câu 2. Khi nói về quá trình tái bản DNA, mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Phân tích trình tự DNA có thể xác định mối quan hệ huyết thống. b) Trong phân bào, DNA được nhân đôi và phân li đồng đều về các tế bào con nên thông tin di truyền trên DNA của tế bào mẹ cũng được truyền lại cho tế bào con. c) Trong tái bản DNA, nhờ sự kết cặp đặc hiệu (A-T; G-C) theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn mà DNA con có cấu trúc giống DNA mẹ. d) Mỗi tế bào E.coli chỉ có một phân tử DNA ở vùng nhân. Một tế bào E.coli sau 6 lần phân đôi tạo ra được 64 phân tử DNA có cả 2 mạch được tổng hợp từ các nucleotide tự do của môi trường. Câu 3. Các hình a, b mô tả bộ NST của người mắc hội chứng tiếng mèo kêu (Cri-du-chat) và người mắc hội chứng Down. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai? Trang 4/5 Mã đề 122
  4. a) Cơ chế hình thành người mắc hội chứng Down là do sự kết hợp giữa giao tử đột biến thừa 1 NST số 21 với giao tử bình thường. b) Ở người mắc hội chứng tiếng mèo kêu, 1 đoạn của NST số 5 bị đứt gãy, quay ngược 180 o và nối lại vào vị trí cũ. c) Người có 3 NST giới tính (XXX hay XXY) và người mắc hội chứng Down đều có 47 NST trong tế bào sinh dưỡng và đều được gọi là thể 3 nhiễm. d) Có thể ứng dụng dạng đột biến ở hình a vào cây trồng để loại bỏ một số gene có hại nhằm tạo giống mới. Câu 4. Khi nói về cơ chế truyền thông tin di truyền ở cấp độ phân tử, mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Phiên mã ngược là quá trình tổng hợp DNA bổ sung (cDNA) dựa trên mạch khuôn RNA. b) Sự truyền đạt thông tin di truyền chủ yếu theo sơ đồ sau: c) Erythromycin là một loại kháng sinh ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn bằng cách liên kết với tiểu phần lớn của ribosome, ức chế sự dịch chuyển của ribosome trên mARN. Như vậy erythromycin tác động vào giai đoạn phiên mã và hoạt hoá amino acid của quá trình dịch mã. d) Trong phân tử mRNA và tRNA đều có những đoạn có trình tự nucleotide bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung. PHẦN 3. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Sự suy giảm tầng ozone làm tăng nguy cơ đột biến gene và ung thư da ở người. Những giải thích nào sau đây đúng? (Lưu ý: chỉ điền số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, không dùng dấu) 1. Tầng ozone bị suy giảm do cường độ chiếu sáng mạnh mà không phải do các hoá chất được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người tạo ra. 2. Tầng ozone suy giảm làm khả năng hấp thụ tia UV suy giảm nên lượng tia UV của mặt trời xuống Trái đất tăng, con người tiếp xúc với tia UV thường xuyên hơn. 3. Tia UV làm đứt gãy liên kết trong gene gây đột biến gene dẫn đến gây ung thư. 4. Tia UV làm 2 base thymine kề nhau trên cùng 1 mạch liên kết nhau làm thay đổi cấu trúc của gene. Câu 2. Nhà khoa học Karpechenco đã lai cải củ (Raphanus) có bộ NST lưỡng bội 2n = 18 với cải bắp (Brassica) có bộ NST lưỡng bội 2n = 18 tạo ra cây lai có bộ NST gồm n NST của cải củ và n NST của cải bắp. Sau đó cây lai bị đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng NST trong tế bào tạo ra thể song nhị bội. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể song nhị bội này là bao nhiêu? Câu 3. Một phân tử mRNA trưởng thành gồm 150 bộ ba có trình tự nucleotide như sau: Trang 4/5 Mã đề 122
  5. Biết không có đột biến, không có bộ ba kết thúc nào khác. Chuỗi polypeptide được tổng hợp từ mRNA này có bao nhiêu amino acid (tính cả amino acid mở đầu)? ----------HẾT---------- Trang 4/5 Mã đề 122
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2