intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Mường Tùng, Mường Chà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Mường Tùng, Mường Chà’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Mường Tùng, Mường Chà

  1. PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS MƯỜNG TÙNG NĂM HỌC: 2023 – 2024 BÀI KIỂM TRA MÔN: Tiếng Việt - Lớp 4 Ngày kiểm tra: 09 tháng 11 năm 2023 (Thời gian: 20 phút - Không kể thời gian giao đề) PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 3 điểm) I. Nội dung kiểm tra Gồm các đoạn bài sau: 1. Bài Anh em sinh đôi: Đoạn “Khánh và Long là anh em sinh đôi...... đến chuyện đó..” (Sách Tiếng Việt 4/ tập 1/ trang 16) Câu hỏi: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? 2. Bài Nghệ sĩ trống: Đoạn “Người dân trên đảo ngầm quy ước …… những con sóng xô bờ.” (Sách Tiếng Việt 4/ tập 1/ trang 26) Câu hỏi: Mọi người làm gì khi thấy Mi-lô chơi trống? 3. Những bức chân dung: Đoạn “Thế là ngoài hai bức……thể hiện được vẻ riêng đó.” (Sách Tiếng Việt 4/tập 1/trang 31 ) Câu hỏi: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng? 4. Bài Tiếng nói của cỏ cây: Đoạn “Ta-nhi-a nghĩ mãi ……. được tươi tắn thế này.” (Sách Tiếng Việt 4/ tập 1/ trang 45) Câu hỏi: Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì? 5. Bài Nhà phát minh 6 tuổi: Đoạn “ Cô bé vào bếp, …… đời thứ bảy của gia tộc tôi!”.(Sách Tiếng Việt 4/ tập 1/ trang 51) Câu hỏi: Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì? II. Hình thức kiểm tra Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh theo thứ tự (số báo danh), bốc thăm rồi đọc thành tiếng trước lớp 1 bài trong số 5 bài ( đã ghi trong phiếu). Phiếu thăm do giáo viên chuẩn bị trước có ghi tên bài và giới hạn đoạn đọc. III. Cách đánh giá cho điểm ( 3 điểm) 1. Đọc thành tiếng (2 điểm) Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 5 đến 9 tiếng: 0,5 điểm; sai trên 10 tiếng: 0 điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, các cụm từ: 0,5 điểm. - Tốc độ đọc 75-80 tiếng/phút: 0,5 điểm. - Tùy mức độ đọc của học sinh để cho điểm. 2. Đọc hiểu văn bản (1 điểm) - Học sinh trả lời 1 câu hỏi theo bài đọc, trả lời đúng được 1 điểm. Bài 1: Anh em sinh đôi - Hỏi: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? - Trả lời: Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Mọi người khó nhận ra ai là anh, ai làm em. Bài 2: Nghệ sĩ trống - Hỏi: Mọi người làm gì khi thấy Mi-lô chơi trống?
  2. - Trả lời: Khi thấy Mi-lô chơi trống, mọi người thường hét lên “Về nhà ngay! Nhạc cụ này không dành cho con gái”. Bài 3: Những bức chân dung - Hỏi: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng? - Trả lời: Vì khi xếp các bức tranh lại gần nhau ai cũng giống nhau, rất khó để nhận ra bức chân dung của mình. Bài 4: Tiếng nói của cỏ cây - Hỏi: Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì? - Trả lời: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và hoa huệ là chỗ ở mới của chúng thoáng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất. Bài 5: Nhà phát minh 6 tuổi - Hỏi: Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì? - Trả lời: Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.
  3. PHIẾU BỐC THĂM BÀI ĐỌC NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”. Hỏi: Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì? ANH EM SINH ĐÔI Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Hồi nhỏ, thấy mọi người không nhận ra ai là anh, ai là em, Long khoái chí lắm. Nhưng dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa. Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết.”. Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc. Còn anh cậu chẳng bận tâm đến chuyện đó. Hỏi: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? NGHỆ SĨ TRỐNG Người dân trên đảo ngầm quy ước: chỉ con trai mới được chơi trống. Vì vậy, khi thấy Mi-lô tập chơi trống, mọi người thường hét lên: “Về nhà ngay! Nhạc cụ này không dành cho con gái”. Nhưng Mi-lô vẫn không từ bỏ đam mê. Ban ngày cô chăm chú lắng nghe tất cả những âm thanh xung quanh: tiếng những tàu lá cọ đu đưa trong gió, tiếng vỗ cánh của những chú chim ruồi, âm thanh phát ra khi cô chụm hai chân rồi nhảy vào vũng nước,… Khi màn đêm buông xuống, Mi-lô ngồi trên bãi cát và lắng nghe âm thanh của biển cả. “Tại sao mình không thể trở thành một tay trống nhỉ?” – Cô bé khẽ hỏi những con sóng xô bờ. Hỏi: Mọi người làm gì khi thấy Mi-lô chơi trống?
  4. NHỮNG BỨC CHÂN DUNG Thế là ngoài hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh, tất cả các bức tranh còn lại đều na ná giống nhau. Lúc đầu, cô bé nào cũng vui. Nhưng khi xếp các bức tranh cạnh nhau, thấy thật khó để nhận ra đâu là chân dung của mình, các cô bé mới hiểu rằng Màu Nước nói đúng. Vẻ đẹp của các cô bé rất khác nhau, và bức chân dung đẹp phải là bức chân dung thể hiện được vẻ riêng đó. Hỏi: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng? TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY Ta-nhi-a nghĩ mãi về nguyên nhân biến đổi của cây. Có lẽ là do chỗ ở mới của chúng thoáng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất. Đêm ấy, bên cửa sổ mở rộng, có tiếng thở nhẹ mơ hồ xen lẫn tiếng thì thầm: – Bạn thân mến! – Bụi hoa hồng khẽ nói. – Hơi thở của bạn làm tôi dễ chịu quá. – Cảm ơn bạn. – Cây hoa huệ cất giọng nhẹ nhàng. – Không có bạn, tôi làm sao được tươi tắn thế này. Hỏi: Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì?
  5. PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS MƯỜNG TÙNG NĂM HỌC: 2023 – 2024 BÀI KIỂM TRA MÔN : Tiếng Việt – Lớp 4 (Phần đọc hiểu) Ngày kiểm tra: Ngày 09tháng 11 năm 2023 ( Thời gian: 30 phút – không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh : GV coi thi số 1: Số phách …. …………………………. (Do chủ tịch HĐ chấm …………………………… GV coi thi số 2: kiểm tra ghi) Lớp: ………… …………………………. Điểm Lời nhận xét của giáo viên Họ tên, chữ kí Số phách Bằng số: ……….. ……………………………………. người chấm (Do chủ Bằng chữ: ……………………………………. ……………… tịch HĐ ………….………. ……………………………………. ……………… chấm kiểm tra ghi) ĐỀ BÀI I. Đọc thầm bài: (7 điểm) TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng : - Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá ! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn : - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen : - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. ( Sưu tầm) II. Dựa vào nội dung bài tập đọc, kiến thức đã học trả lời câu hỏi và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 (0,5 điểm) Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì? A. Rủ nhau vào rừng hái hoa. B. Rủ nhau vào rừng hái quả. C. Rủ nhau vào rừng tìm bạn.
  6. Học sinh không viết vào chỗ gạch chéo này Câu 2 (0,5 điểm) Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? A. Vội vàng ngăn Thỏ. B. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây. C. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn. Câu 3 (1 điểm) Việc làm của Sóc nói lên điều gì? A. Sóc là người bạn rất khỏe. B. Sóc là người bạn chăm chỉ. . C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. Câu 4: ( 1 điểm) Bác Voi đã khen Thỏ và Sóc như thế nào? A. Các cháu có một tình bạn thật đẹp. B. Các cháu đã biết giúp nhau. C. Các cháu đã biết chăm sóc nhau. Câu 5: ( 0,5 điểm) Gạch chân dưới các danh từ trong thành ngữ sau Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Câu 6: (0,5 điểm) Trong các câu dưới đây câu nào chỉ gồm có động từ A. Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị. B. Ông, bà, đau, viết, nói, chạy. C. Chạy, viết, nói, cười, bay. Câu 7: (1 điểm) Danh từ chung là gì? Cho ví dụ 5 danh từ chung. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 8: (1 điểm) Đặt một câu có chứa động từ chỉ hoạt động của em trong giờ ra chơi. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 9: (1 điểm) Qua câu chuyện tình bạn muốn nói với em điều gì? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………
  7. PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS MƯỜNG TÙNG NĂM HỌC: 2023 - 2024 Đề chính thức Môn: Tiếng Việt - lớp 4 (Phần viết) (Đề gồm có 01 trang) (Thời gian 60 phút không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 09/11/ 2023 ĐỀ BÀI I . Chính tả nghe - viết (20 phút ): (3 điểm) Trung thu độc lập Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển bộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà mây chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. ( Thép Mới) II. Tập làm văn ( 40 phút): (7 điểm) Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
  8. PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS MƯỜNG TÙNG NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 ( Viết) Ngày kiểm tra: 09/11/2023 (Thời gian: 60 phút không kể thời gian giao đề) Họ và Số phách (Do chủ tịch HĐ tên: ...................................... GV coi KT số 1:...................................... chấm kiểm tra ghi) ....... GV coi KT số 2:...................................... Lớp: ......... Điểm Lời nhận xét của giáo viên: GV chấm KT số 1: Số phách Bằng số: ......... ................................................... ........................................... Bằng chữ:........ ................................................... GV chấm KT số 2: ........................ ................................................... ........................................... Bài làm: 1. Nghe- viết (3 điểm) :
  9. Học sinh không viết vào chỗ gạch chéo này 2. Tập làm văn ( 40 phút): (7 điểm): Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Bài làm:
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I LỚP 4 : NĂM 2023 – 2024 I. Kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng (2 điểm) Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 5 đến 9 tiếng: 0,5 điểm; sai trên 10 tiếng: 0 điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, các cụm từ: 0,5 điểm. - Tốc độ đọc 75-80 tiếng/phút: 0,5 điểm. - Tùy mức độ đọc của học sinh để cho điểm. 2. Đọc hiểu văn bản (1 điểm) - Học sinh trả lời 1 câu hỏi theo bài đọc, trả lời đúng được 1 điểm. Bài 1: Anh em sinh đôi - Hỏi: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? - Trả lời: Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Mọi người khó nhận ra ai là anh, ai làm em. Bài 2: Nghệ sĩ trống - Hỏi: Mọi người làm gì khi thấy Mi-lô chơi trống? - Trả lời: Khi thấy Mi-lô chơi trống, mọi người thường hét lên “Về nhà ngay! Nhạc cụ này không dành cho con gái”. Bài 3: Những bức chân dung - Hỏi: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng? - Trả lời: Vì khi xếp các bức tranh lại gần nhau ai cũng giống nhau, rất khó để nhận ra bức chân dung của mình. Bài 4: Tiếng nói của cỏ cây - Hỏi: Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì? - Trả lời: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và hoa huệ là chỗ ở mới của chúng thoáng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất. Bài 5: Nhà phát minh 6 tuổi - Hỏi: Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì? - Trả lời: Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.
  11. 3. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm Câu Đáp án Điểm 1 B. Rủ nhau vào rừng hái quả. 0,5 2 C. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn. 0,5 3 C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. 1 4 A. Các cháu có một tình bạn thật đẹp. 1 5 Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 0,5 6 C. Chạy, viết, nói, cười, bay. 0,5 7 Danh từ chung là danh từ gọi tên một loại sự vật. (0,5 1 điểm) VD: Sông, người, thành phố, xe, núi. (0,5 điểm) 8 Cả lớp chạy ra ngoài chơi rất vui vẻ. 1 9 Bạn bè phải giúp đỡ nhau. Những lúc khó khăn, hoạn nạn 1 không được bỏ rơi bạn. Lưu ý : Câu 9: Học sinh có thể viết câu khác đúng với nội dung bài đọc vẫn cho điểm tối đa. II. Kiểm tra viết: ( 10 điểm) 1. Chính tả (3 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (1 điểm): + 1 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. + 1 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1 điểm): + Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1 điểm + 0,5 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; + Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (1 điểm): + 1 điểm: Trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. + 1 điểm: Trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Tập làm văn( 7 điểm) - Viết đúng nội dung yêu cầu của đề bài, trình bày thành bài văn đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. * Lưu ý:
  12. - Không cho điểm 0 ở bài kiểm tra. - Điểm kiểm tra đọc thành tiếng, đọc hiểu, chính tả, tập làm văn giữ nguyên không làm tròn. - Chỉ làm tròn khi cộng điểm hai bài kiểm tra (đọc và viết). Ma trận đề thi giữa học kì I – Môn Tiếng việt lớp 4 Mức Mức Mạc 1 Mức 3 h 2 Tổng Nhậ kiến Vận n Hiểu thức dụng biết , kĩ năng TN HT TN HT TN TL TL TL HT khác TNKQ TL HT khác khác khác KQ KQ KQ I. Đọc (5 điểm) a) Số 1 1 Đọc câu đoạn (2 Số 1) 2 2 điểm) điểm Đọc thành b) Trả Số tiếng 1 1 lời câu (3 câu điểm) hỏi miệng Số 1 1 (1 điểm điểm) 2) Đọc a) Số 2 2 1 4 1 hiểu Hiểu câu văn (7 bản (4 Số 1 2 1 3 1 điểm) điểm) điểm Thứ Câu Câu Câu 9 tự 1,2 3,4 câu
  13. b) Số 2 2 2 2 Kiến câu thức tiếng Số 1 2 1 2 Việt, điểm văn học Thứ Câu Câu tự (3 5,6 7,8 câu điểm) Số câu 4 2 2 1 6 3 2 Tổng phần Đọc Số điểm 2 2 3 1 4 3 3 II. Viết (5 điểm) 1) Viết Số 1 1 Chính đoạn câu tả văn/th (nghe ơ Số 3,0 3,0 - viết) điểm - (3 điểm) Thứ Câu (3điể tự 1 m) câu Số 1 1 2) câu Viết Viết Số 7,0 bài bài 7,0 điểm văn văn (7 ( 7điể điểm) Thứ Câu 2 m) tự câu Số câu 1 1 1 Tổng phần Viết Số điểm 3,0 7,0 3,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2