intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN TIN HỌC 9 Mức độ nhận thức (4-11) Tổng Chương/ chủ Nội dung/ % điểm TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao đề đơn vị kiến thức (12) (1) (2) (3) T TN TN TL TN TL TN TL L Sơ lược về lịch sử phát triển máy tính - Nhận biết được sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi (trong gia đình, ở trường học, cửa hàng, bệnh viện, công sở, nhà máy,...), trong mọi lĩnh Chủ đề A. Máy vực (y tế, ngân hàng, hàng không, toán học,sinh học,...), 7 5 1 40% 1 tính và cộng nêu được ví dụ minh hoạ. (1.75đ) (1.25đ) (1.0đ) (4đ) đồng - Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của nó trong khoa học kĩ thuật và đời sống. - Giải thích được tác động của công nghệ thông tin lên giáo dục và xã hội thông qua các ví dụ cụ thể 2 Chủ đề 2. Tổ - Giải thích được sự cần thiết 4 1 3 20% chức lưu trữ, phải quan tâm đến chất (1đ) (0.25đ) (0.75đ) (2đ) tìm kiếm và lượng thông tin khi tìm kiếm, trao đổi thông tiếp nhận và trao đổi thông tin. Nêu được ví dụ minh
  2. hoạ. - Giải thích được tính mới, tin tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ. - Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội, nêu được ví dụ minh hoạ. - Nêu được một số nội dung Chủ đề 3. Đạo liên quan đến luật Công nghệ đức, pháp luật thông tin, nghị định về sử 5 6 2 40% 3 dụng dịch vụ Internet, các và văn hoá khía cạnh pháp lí của việc sở (1.25đ) (1.5đ) (1.25đ) (4.0đ) trong môi hữu, sử dụng và trao đổi thông tin. - Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ. Tổng 4đ 3đ 2đ 1.0đ 10đ Tỉ lệ % 40 % 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
  3. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-NĂM HỌC:2024-2025 Họ và tên:……………………………. MÔN: TIN HỌC 9 Lớp: ………. Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ I. Trắc nghiệm (7 điểm – mỗi câu 0.25 điểm) Chọn đáp áp đúng nhất từ các đáp án A, B, C, D. Câu 1 (B, A1). Phương án nào sau đây nêu đúng tên thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp? A. Hệ thống phun tưới tự động. B. Hệ thống nhận diện khuôn mặt. C. Thu phí tự động đường cao tốc. D. Robot lắp ráp tự động. Câu 2 (V, B3). Hành động nào sau đây là biểu hiện thiếu văn hóa, đạo đức nhất khi sử dụng mạng xã hội? A. Bày tỏ cảm xúc trong một bài viết chỉ trích người khác. B. Chia sẻ thông tin sai lệch để bôi nhọ uy tín của người khác. C. Gửi tin nhắn quấy rối hoặc đe dọa đến người khác. D. Tạo tài khoản giả mạo để chế giễu và làm nhục người khác. Câu 3 (B, A2). Phương án nào sau đây là đúng khi nói về khả năng của máy tính? A. Dung lượng lưu trữ không lớn. B. Tính toán nhanh chóng, tồn tại sai sót nhỏ. C. Hỗ trợ kết nối toàn cầu tốc độ cao. D. Hoạt động gián đoạn, cần nghỉ ngơi. Câu 4 (H, A2). Máy tính không có khả năng nào sau đây? A. Xử lí khối lượng dữ liệu lớn. B. Tối ưu hóa dữ liệu. C. Xử lí đồ họa và hình ảnh. D. Sáng tạo, có cảm xúc độc lập. Câu 5 (H, A3). Phương án nào sau đây mô tả đúng một ứng dụng của máy tính trong đời sống xã hội? A. Viết mã lệnh cho robot thực hiện các tác vụ sản xuất trong nhà máy. B. Dự đoán thời tiết dựa trên dữ liệu lịch sử và mô hình khí hậu. C. Sử dụng phần mềm mô phỏng để thiết kế mô hình 3D của một công trình kiến trúc. D. Phân tích kết quả thí nghiệm hóa học để xác định thành phần chất liệu. Câu 6 (H, A3). Phương án nào sau đây mô tả đúng một ứng dụng của máy tính trong khoa học kĩ thuật? A. Mô phỏng quá trình sản xuất linh kiện điện tử nhằm cải thiện hiệu suất sản xuất. B. Phân tích và báo cáo tài chính của một công ty để đánh giá hiệu quả kinh doanh. C. Sử dụng máy tính có cài đặt phần mềm đồ họa để thiết kế logo cho thương hiệu. D. Tính toán hiệu suất năng lượng của hệ thống năng lượng tái tạo trong một dự án xây dựng. Câu 7 (B, B1). Phương án nào sau đây không phải một ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với sức khỏe thể chất người dùng? A. Mặc phải chứng lo âu, trầm cảm. B. Gây đau mỏi xương khớp, vai, gáy. C. Suy giảm thị lực. D. Dễ mắc bệnh béo phì, tim mạch. Câu 8 (V, A4). Phương án nào sau đây là tác động lớn nhất của công nghệ thông tin lên phương thức giảng dạy trong giáo dục? A. Thay thế hoàn toàn giáo viên bằng các công nghệ mới, phương thức mới trong các lớp học. B. Tạo điều kiện cho học sinh học một cách chủ động mà không cần sự tương tác và giám sát quá chặt chẽ của giáo viên. C. Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ để tạo ra bài giảng phong phú và sinh động hơn, thúc đẩy
  4. việc học chủ động. D. Giảm bớt việc sử dụng tài liệu học tập truyền thống, khiến học sinh không còn cần sách giáo khoa. Câu 9 (V, A4). Sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để phát trực tiếp các sự kiện thể thao, xem phim, nghe nhạc trực tuyến và chơi trò chơi điện tử; hỗ trợ việc giao lưu và kết nối giữa người dùng thông qua các nền tảng giải trí trực tuyến. Những ví dụ trên là ứng dụng của công nghệ thông tin trong lĩnh vực nào sau đây? A. Giải trí. B. Thương mại điện tử. C. Giáo dục số. D. Truyền thông xã hội. Câu 10 (H, B1). Hành động nào sau đây được coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên Internet? A. Sử dụng tài liệu miễn phí từ nguồn hợp pháp có ghi rõ điều khoản sử dụng. B. Chia sẻ liên kết đến nội dung miễn phí mà không có điều khoản giới hạn. C. Sao chép tác phẩm số và đăng tải khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu. D. Tạo nội dung học tập từ các nguồn hợp pháp và có trích dẫn đầy đủ. Câu 11 (B, B3). Hành vi tuân thủ pháp luật khi tham gia các diễn đàn hoặc nhóm trực tuyến là A. chia sẻ hình ảnh nhạy cảm của người khác. B. bình luận kích động bạo lực trong một bài viết. C. bày tỏ ý kiến, không dùng ngôn từ quá khích hay bạo lực. D. phát tán tin giả và thông tin sai lệch chưa được kiểm chứng. Câu 12 (V, A4). Công nghệ 4.0 cho phép tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện hiệu suất, giảm thiểu lãng phí, tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại và kết nối các thiết bị thông minh để tạo ra môi trường làm việc hiệu quả hơn. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về thông tin trên? A. Công nghệ mang lại các giải pháp sản xuất hiện đại và hiệu quả hơn. B. Công nghệ thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành công nghiệp. C. Công nghệ làm thay đổi hoàn toàn quy trình và cách thức sản xuất truyền thống. D. Công nghệ có vai trò quan trọng trong nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Câu 13 (B, B1). Lạm dụng công nghệ kỹ thuật số không dẫn đến tình trạng nào sau đây? A. Tăng cường sức đề kháng. B. Suy giảm thị lực. C. Rối loạn giấc ngủ. D. Mỏi mắt, đau mỏi vai, gáy. Câu 14 (H, B2). Hành vi nào sau đây vi phạm Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 năm 2006? A. Tấn công mạng, làm tê liệt hoặc cản trở hoạt động của một trang thông tin. B. Tạo tài khoản khác với tên thật để theo dõi tin tức trên mạng xã hội. C. Chia sẻ bài viết lên án hành vi phát tán thông tin sai lệch gây hoang mang. D. Bình luận phản bác lịch sự những ý kiến mang tính phân biệt vùng miền. Câu 15 (V, B2). Hành vi nào sau đây vi phạm Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về sở hữu trí tuệ khi tham gia hoạt động trên Internet? A. Chia sẻ hình ảnh và thông tin cá nhân của người khác khi không có sự đồng ý của người đó. B. Tạo, biên tập và đăng tải lên mạng xã hội một video chia sẻ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc sống. C. Tham gia các diễn đàn trực tuyến để nắm bắt, tìm hiểu và thảo luận về các vấn đề xã hội và chính trị. D. Sử dụng hình ảnh từ một bài viết có bản quyền để thu lợi nhuận khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu. Câu 16 (H, B3). Hành vi nào sau đây là biểu hiện rõ nhất của cư xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội? A. Đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình chính trị. B. Sao chép tác phẩm khi chưa có sự đồng ý của tác giả. C. Chia sẻ bài viết quảng cáo cá độ, đánh bạc trực tuyến. D. Bình luận gay gắt mang tính phân biệt giới tính. Câu 17 (V, B3). Hành vi trên môi trường số nào sau đây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng? A. Đăng tải thông tin chưa được kiểm chứng về chính quyền.
  5. B. Sử dụng tài khoản mạng xã hội giả mạo để lừa đảo người khác. C. Chia sẻ video nhạy cảm của người khác khi chưa có sự đồng ý. D. Tham gia thái quá vào các cuộc thảo luận chỉ trích một cá nhân. Câu 18 (B, C1). Yếu tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng khi đưa ra quyết định dựa trên thông tin? A. Lượt ủng hộ thông tin. B. Số lượng thông tin. C. Hoàn cảnh đặt thông tin. D. Chất lượng thông tin. Câu 19 (V, C1). Bạn B thấy một bài viết trên mạng xã hội về một khóa học Tiếng Anh trực tuyến với nhiều bình luận phản hồi tích cực và hình ảnh hấp dẫn. Bài viết cam kết rằng học viên sẽ hoàn toàn thành thạo tất cả các kỹ năng chỉ sau một tuần học. Bạn B ngay lập tức đăng ký khóa học và chia sẻ thông tin với bạn bè. Nhận định nào sau đây đúng về hành động của bạn B? A. Bạn B đã hành động đúng khi đăng ký khóa học vì có nhiều phản hồi tích cực và hình ảnh hấp dẫn, chứng tỏ khóa học có chất lượng cao. B. Bạn B cần tìm hiểu kỹ về khóa học và kiểm tra các đánh giá từ nguồn đáng tin cậy trước khi quyết định đăng ký và chia sẻ thông tin. C. Bạn B nên tham gia vào các diễn đàn hoặc nhóm học tập trực tuyến để hỏi ý kiến của những người đã tham gia khóa học trước khi quyết định. D. Bạn B không cần tìm hiểu thêm vì bài viết đã khẳng định hiệu quả cực kỳ tốt của khóa học, cho thấy đây là một lựa chọn tốt. Câu 20 (B, C1). Cơ sở để đưa ra quyết định chính xác là A. chất lượng dữ liệu. B. chất lượng thông tin. C. số lượng dữ liệu. D. số lượng thông tin. Câu 21 (V). Phương án nào sau đây là tác động lớn nhất của công nghệ thông tin lên phương thức giảng dạy trong giáo dục? A. Thay thế hoàn toàn giáo viên bằng các công nghệ mới, phương thức mới trong các lớp học. B. Tạo điều kiện cho học sinh học một cách chủ động mà không cần sự tương tác và giám sát quá chặt chẽ của giáo viên. C. Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ để tạo ra bài giảng phong phú và sinh động hơn, thúc đẩy việc học chủ động. D. Giảm bớt việc sử dụng tài liệu học tập truyền thống, khiến học sinh không còn cần sách giáo khoa. Câu 22 (B, B1). Thường xuyên nhầm lẫn giữa đời thực và hình ảnh trong trò chơi điện tử là biểu hiện của tình trạng nào sau đây? A. Nghiện thiết bị công nghệ. B. Chứng rối loạn lo âu. C. Mắc bệnh về tim mạch. D. Rối loạn đồng hồ sinh học. Câu 23 (B, A1). Robot lắp ráp tự động thuộc lĩnh vực nào sau đây? A. Nông nghiệp. B. Giao thông. C. Công nghiệp. D. Thương mại. Câu 24 (B). Gặp ảo giác, khó phân biệt được đời thực và hình ảnh trong trò chơi điện tử là biểu hiện của tình trạng nào sau đây? A. Nghiện thiết bị điện tử. B. Suy giảm thị lực. C. Mắc bệnh về tim mạch. D. Rối loạn giấc ngủ. Câu 25 (H, C2). Phương án nào sau đây nói đúng nhất về tính sử dụng được của thông tin?
  6. A. Thể hiện sự bao quát nhiều khía cạnh, cho cái nhìn tổng thể. B. Cho biết thông tin có còn phù hợp ở thời điểm hiện tại hay không. C. Xác định xem thông tin có cụ thể, xác minh hay không. D. Biểu thị tính liên quan, phù hợp của thông tin với vấn đề. Câu 26 (H, B3). Hành vi nào sau đây không giúp bảo vệ trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội an toàn? A. Giáo dục cung cấp kiến thức, kĩ năng về an toàn trực tuyến. B. Khuyến khích sử dụng cài đặt tài khoản công khai. C. Định kỳ kiểm tra và theo dõi hoạt động của trẻ. D. Đặt ra quy tắc giới hạn thời gian sử dụng. Câu 27 (V, C2). Các bạn trong đội bóng đá của bạn K đều đăng ký tham gia nhiều lớp học rèn luyện kĩ năng bóng đá nổi tiếng trong thành phố. Bạn K quyết định chỉ đăng ký vào lớp học duy nhất sau khi đọc một bài viết có kèm theo hình ảnh từ năm 2018 nói về chất lượng cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và huấn luyện viên ở đó. Phương án nào sau đây là nhận định đúng nhất về hành động của bạn K? A. Bạn K chọn lớp học đó là đúng vì bài viết đã cung cấp đủ thông tin cần thiết về chất lượng thiết bị và huấn luyện viên. B. Bạn K nên đăng ký nhiều lớp học rèn luyện khác nhau để có thêm nhiều sự lựa chọn giống như các bạn trong đội. C. Bạn K nên kiểm tra lại thông tin cập nhật về lớp học đó vì bài viết từ năm 2018 có thể không còn chính xác. D. Bạn K không cần tìm hiểu thêm vì cảm thấy lớp học này hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí của bản thân. Câu 28 (B, A1). Thiết bị nào sau đây không có bộ xử lí thông tin? A. Camera cảm biến chuyển động. B. Chuông báo cảm biến nhiệt độ. C. Máy giặt có nhiều chế độ giặt. D. Bếp gas điều chỉnh bằng núm vặn. Câu 29 (B). Ô tô lái tự động do máy tính điều khiển thuộc lĩnh vực nào sau đây? A. Y tế. B. Giao thông. C. Công nghiệp. D. Thương mại. Câu 30 (H). Máy tính không có khả năng nào sau đây? A. Xử lí khối lượng dữ liệu lớn. B. Tối ưu hóa dữ liệu. C. Xử lí đồ họa và hình ảnh. D. Sáng tạo, có cảm xúc độc lập. Câu 31 (V). Hành động nào sau đây là biểu hiện thiếu văn hóa, đạo đức nhất khi sử dụng mạng xã hội? A. Bày tỏ cảm xúc trong một bài viết chỉ trích người khác. B. Chia sẻ thông tin sai lệch để bôi nhọ uy tín của người khác. C. Gửi tin nhắn quấy rối hoặc đe dọa đến người khác. D. Tạo tài khoản giả mạo để chế giễu và làm nhục người khác. Câu 32 (V). Phương án nào sau đây là tác động lớn nhất của công nghệ thông tin lên phương thức học tập trong giáo dục? A. Cải thiện quá trình chấm điểm và lưu trữ dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảng dạy của giáo viên. B. Phát triển các nền tảng học trực tuyến, cho phép người học tiếp cận kiến thức mọi lúc mọi nơi, thúc đẩy sự tự học và học tập suốt đời. C. Tạo hứng thú trong lớp học, thôi thúc học sinh thảo luận nhóm, tập trung vào bài giảng của giáo viên. D. Ảnh hưởng lớn đến chương trình dạy học, khiến chương trình luôn phải đổi mới để phù hợp với công nghệ hiện đại. Phần II. XÁC ĐỊNH ĐÚNG HOẶC SAI. Học sinh xác định các phương án a, b, c, d trong một câu hỏi
  7. là Đúng hoặc Sai. Câu 1. Một sinh viên được chọn để tham gia một cuộc thi sáng kiến mới nổi tiếng do Bộ Giáo dục tổ chức. Để chuẩn bị cho cuộc thi, sinh viên này tham gia vào một diễn đàn trực tuyến về học tập và chia sẻ tài liệu. Trong diễn đàn, một thành viên đăng tải một liên kết đến tài liệu học tập miễn phí, mà theo họ, là tài liệu từ một trường đại học nổi tiếng. Sinh viên này nhanh chóng tải tài liệu về để sử dụng cho bài thi của bản thân. Sau khi nộp bài được 3 ngày, ban tổ chức thông báo sinh viên này đã vi phạm quy chế vì sao chép tài liệu của người khác khi chưa được sự cho phép. Sau đây là một số ý kiến về hành động của sinh viên trên: a) Cần cẩn trọng khi sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin. (Đúng/B/B1) b) Người dùng trên vi phạm Luật về Bản quyền. c) Hành vi sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào mức độ sao chép. d) Nên tìm hiểu chi tiết các bộ luật cũ quy định cách sử dụng Internet hoặc kiểm chứng một số thông tin như độ uy tín của người chia sẻ, độ hợp pháp của nội dung đường liên kết cùng với một số khía cạnh khác trước khi nhấp vào, ấn tải về và sử dụng tài liệu. Câu 2. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ di động và internet đã mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống hàng ngày, từ việc giao tiếp, mua sắm trực tuyến cho đến giải trí. Tuy nhiên, sự gia tăng này cũng gây ra nhiều vấn đề tiêu cực. Người dùng cần cần trọng khi sử dụng thiết bị công nghệ thông minh. Sau đây là một số ý kiến về thông tin trên: a) Thiết bị thông minh như điện thoại di động và máy tính bảng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. b) Máy tính giúp con người tìm kiếm thông tin cần thiết nhanh chóng chỉ bằng một vài thao tác gõ đơn giản. c) Công nghệ thông minh mang lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực giáo dục, việc áp dụng công nghệ này hoàn toàn an toàn và không đem đến những rủi ro tiềm ẩn. d) Sự gia tăng sử dụng mạng xã hội không chỉ tạo ra cơ hội giao tiếp mà còn làm gia tăng nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân và các hành vi xâm phạm quyền riêng tư.
  8. ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-NĂM HỌC:2024-2025 MÔN: TIN HỌC 9 I. TRẮC NGHIỆM: (8 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A D C D B A A C A C C A A A 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Câu D D C D B B C A C A D B C D 29 30 31 32 B D D B II. XÁC ĐỊNH ĐÚNG HOẶC SAI: (2 điểm) Câu Đáp án Điểm a. Đúng 0.25 b. Đúng 0.25 Câu 1 c. Đúng 0.25 d. Sai 0.25 a. Đúng 0.25 b. Đúng 0.25 Câu 2 c. Sai 0.25 d. Đúng 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2