intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN VẬT LÝ LỚP 11 - LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 203 A. TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM): Câu 1: Nguyên tử trung hòa về điện, khi mất bớt electron sẽ trở thành A. ion dương. B. ion âm. C. không xác định được. D. Không có gì thay đổi. Câu 2: Điện trường là dạng vật chất bao quanh các A. vật chất và truyền tương tác điện. B. điện tích và truyền tương tác từ. C. vật chất và truyền tương tác từ. D. điện tích và truyền tương tác điện. Câu 3: Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai? A. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton. B. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương. D. Nguyên tử mất electron sẽ trở thành ion dương. Câu 4: Chọn câu đúng. Hạt nhân của nguyên tử gồm có các hạt? A. Electron và nơtron. B. Proton và electron. C. Proton và nơtron. D. Electron, proton và nơtron. Câu 5: Chọn câu đúng. Biểu thức sau đây xác định công của lực điện? A. A = qE. B. A = qUd. C. A = qE/d. D. A = qEd. Câu 6: Trong các trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm. A. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau. B. Một Thanh nhựa và một quả cầu đặt cạnh nhau. C. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau. D. Hai thanh nhựa đặt cạnh nhau. Câu 7: Cường độ điện trường là đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của A. trường hấp dẫn tại một điểm. B. trường trọng lực tại một điểm. C. từ trường tại một điểm. D. điện trường tại một điểm. Câu 8: Chọn câu đúng. Hiệu điện thế giữa hai điểm là đại lượng đặc trưng cho khả năng A. tạo ra lực của điện trường của điện tích đứng yên. B. sinh công của điện trường trong sự dịch chuyển của điện tích từ điểm nọ đến điểm kia. C. tạo ra lực của điện trường trong sự dịch chuyển của điện tích từ điểm nọ đến điểm kia. D. sinh công của điện trường của điện tích đứng yên. Câu 9: Biểu thức của định luật Cu- Lông khi đặt hai điện tích trong chân không là? q1 q 2 q1 q1 q 2 q1 q 2 A. F k r2 B. F k εr 2 C. F r2 D. F kr 2 Câu 10: Chọn câu đúng. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho A. thế năng về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. B. điện trường về phương diện tạo ra động năng khi đặt tại đó một điện tích q. C. điện trường về phương diện tạo ra lực điện khi đặt tại đó một điện tích q. D. điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Câu 11: Hai điên tích điểm đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ A. tăng lên 2 lần. B. giảm lên 4 lần. C. giảm lên 2 lần. D. tăng lên 4 lần. Câu 12: Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do? A. Thanh gỗ khô. B. Thanh chì. C. Khối thủy ngân. D. Thanh niken. Câu 13: Khi cọ xát thước nhựa vào miếng vải, len hoặc dạ, sau đó ta đưa thước nhựa lại gần các mẩu giấy vụn. Có hiện tượng gì xảy ra? A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Các mẩu giấy bị thước nhựa hút lên. Trang 1/3 - Mã đề 203
  2. C. Các mẩu giấy vụn đứng yên. D. Các mẩu giấy vụn tản ra. Câu 14: Đưa thanh kim loại không nhiễm điện lại gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, ta thấy hai đầu thanh kim loại được nhiễm. Đầu gần quả cầu hơn sẽ nhiễm điện? A. Dương. B. Trái dấu với điện tích quả cầu. C. Cùng dấu với điện tích quả cầu. D. Âm. Câu 15: Chọn phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng. B. Đường sức của điện trường tỉnh không khép kín. C. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức. D. Các đường sức của điện trường không cắt nhau. Câu 16: Chọn câu đúng. Đơn vị của hiệu điện thế là? A. Vôn trên mét. B. Vôn nhân mét. C. Vôn. D. Niu tơn. Câu 17: Dòng điện không đổi là dòng điện có A. cường độ không đổi theo thời gian. B. chiều không đổi theo thời gian. C. điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian. D. chiều và cường độ không đổi theo thời gian. Câu 18: Hai điện tích điểm q1 = 3.10-7C, q2 = - 3.10-7C đặt cách nhau 3cm trong chân không. Lực tương tác giữa 2 điện tích đó bằng A. 9.10-5 N B. 9.10-3 N C. 0,09 N D. 0,9 N Câu 19: Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện? A. Hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm. B. Hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất. C. Hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit. D. Hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí. Câu 20: Chọn câu không đúng. Khi nhận xét về điện môi là? A. Hằng số điện môi của chân không bằng 1. B. Điện môi là môi trường cách điện. C. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1. D. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần. Câu 21: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện? A. Thanh nam châm hút một vật bằng sắt. B. Giấy thấm hút mực. C. Trái đất hút mọi vật gần nó. D. Hiện tượng sâm, sét. Câu 22: Đặt một điện tích âm ( q< 0) vào trong điện trường có vectơ cường độ điện trường E . Hướng của lực điện tác dụng đến điện tích? A. Luôn cùng hướng với E . B. Luôn ngược hướng với E . C. Không có trường hợp nào. D. Vuông góc với E . Câu 23: Chọn phương án đúng nhất. Điện trường đều là điện trường có? A. Chiều của véctơ cường độ điện trường là không đổi. B. Độ lớn do điện trường tác dụng lên điện tích thử là không đổi. C. Độ lớn của điện trường tại mọi điểm là như nhau. D. Véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau. Câu 24: Chọn câu đúng. Đại lượng nào không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm? A. Khoảng cách r từ Q đến q. B. Điện tích q. C. Điện tích Q. D. Hằng số điện môi của môi trường. Câu 25: Chọn câu đúng. Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều? A. Chiều dịch chuyển của các ion. B. Chiều dịch chuyển của các ion âm. C. Chiều dịch chuyển của các electron. D. Chiều dịch chuyển của các điện tích dương. Trang 2/3 - Mã đề 203
  3. Câu 26: Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. tăng 2 lần. B. không đổi. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần. Câu 27: Cường độ dòng điện được đo bằng? A. Ampe kế B. Vôn kế C. Công tơ điện D. Lực kế Câu 28: Chọn câu đúng. Đơn vị của cường độ điện trường là A. Cu lông (C). B. Vôn trên mét (V/m). C. Niu tơn (N).D. Vôn nhân mét (V.m). B. TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM): Bài 1.(2đ) Tại hai điểm A và B cách nhau 0, 2m trong chân không đặt theo thứ tự hai điện tích q1 = −2.10−8 C và q2 = −16.10−8 C a/ Tính độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích. b/ Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại điểm M cách A 0,1m và cách B 0,3m . Bài 2. (1đ) Cho một đoạn mạch có điện trở 10Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 20V. trong một phút điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 203
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2