Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)
lượt xem 0
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)
- Nội dung ôn tập, ma trận, và đề minh họa kiểm tra giữa kì 1, Vật lí 11 I. Nội dung ôn tập. Mức độ kiến thức, kĩ năng STT Nội dung Bài học cần kiểm tra, đánh giá 1 2 3 4 Nhận biết: Dao động điều hoà. - Nhận biết được các đặc trưng của dao động điều hòa. - Nêu được khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà. Mô tả dao động. - Nêu được các công thức: chu kì, tần số, tần số góc, vận tốc, gia tốc, động năng, thế năng, cơ năng của vật dao động điều hoà. - Nêu được các khái niệm dao động, dao động điều Vận tốc, gia tốc trong dao hòa, dao động tự do. động điều hoà. Thông hiểu: -Trình bày được các bước thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do. - Dùng đồ thị li độ - thời gian có dạng hình sin (tạo Bài tập về dao động điều ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), nêu hòa. được mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do. - Hiểu được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà. Dao động điều Động năng. Thế năng. Sự - Từ đồ thị xác định được các đại lượng biên độ, chu 1 hoà chuyển hóa năng lượng kỳ, tần số, pha ban đầu, động năng, thế năng, cơ năng trong dao động điều hòa. trong dao động điều hòa. - Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà. - Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để mô tả được sự chuyển hoá động năng và thế năng trong dao động điều hoà. Vận dụng: - Vận dụng được các phương trình về li độ và vận tốc, gia tốc của dao động điều hoà, các phương trình Bài tập về sự chuyển hoá liên hệ giữa các đại lượng trong dao động điều hòa. năng lượng trong dao động - Vận dụng được phương trình a = - ω2 x của dao điều hoà. động điều hoà. - Vận dụng các công thức về động năng, thế năng giải các bài toán về động năng, thế năng, sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa. Vận dụng cao: - Từ bài toán thực tế hoặc từ các đồ thị thực nghiệm, vận dụng được các công thức về li độ và vận tốc, gia tốc, công thức động năng, thế năng, cơ năng của dao
- Mức độ kiến thức, kĩ năng STT Nội dung Bài học cần kiểm tra, đánh giá 1 2 3 4 động điều hoà, giải các bài toán mối liên hệ dao động điều hòa và chuyển động tròn đều. - Vận dụng, phân tích các dạng đồ thị dao động điều hòa, đồ thị động năng, thế năng, đồ thị sự chuyển hóa động năng, thế năng. Nhận biết: - Nắm được dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng. - Nêu được ví dụ thực tế về dao động tắt dần, dao Dao động tắt Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng. dần, hiện 2 động cưỡng bức. Hiện Thông hiểu: tượng cộng hưởng tượng cộng hưởng. - Lập luận, đánh giá được sự có lợi hay có hại của cộng hưởng trong một số trường hợp cụ thể. Vận dụng: - Vận dụng hiện tượng cộng hưởng giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản
- II. Ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1. - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (70% trắc nghiệm, 30% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm. + Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). + Nội dung: Tổng Điểm Mức độ đánh giá số câu số Nội Đơn vị kiến STT Thông Vận Vận dụng dung thức Nhận biết hiểu dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1. Dao động điều 3 1 0 4 1,0 hoà 2. Mô tả dao 3 1 0 4 1,0 động 3. Vận tốc, gia tốc trong dao 3 2 0 5 1,25 động điều hoà 4. Bài tập về dao 2 1 1 2 2 2,5 động điều hòa. 5. Động năng. Dao Thế năng. Sự 1 chuyển hóa năng động 4 2 0 6 1,5 lượng trong dao động điều hòa. 6. Bài tập về sự chuyển hoá năng 2 1 1 2 1,5 lượng trong dao động điều hoà 7. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện 3 2 0 5 1,25 tượng cộng hưởng 2 Số câu TN/ Số ý TL 0 16 0 12 2 0 1 0 3 28 3 Điểm số 0 4,0 0 3,0 2,0 0 1,0 0 3,0 7,0 10 4 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm
- III. Đề minh họa kiểm tra giữa kì 1 SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN MÔN VẬT LÝ LỚP 11 - Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có2 trang) (Đề có 28 câu TN và 3 câu TL ) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 100 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM Câu 1. Chuyển động nào sau đây không được coi là dao động cơ? A. Dây đàn ghi ta rung động. B. Chiếc đu đung đưa. C. Pit tông chuyển động lên xuống trong xi lanh. D. Một hòn đá được thả rơi. Câu 2. Một vật dao động điều hòa theo phương trình 𝑥 = 𝐴. 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 + 𝜑). Đại lượng x được gọi là A. tần số dao động B. chu kì dao động C. li độ dao động D. biên độ dao động Câu 3. Một vật nhỏ dao động điều hoà theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đồ thị li độ theo thời gian có dạng hình sin. B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin hoặc cos. C. Li độ của vật tỉ lệ với thuận với thời gian dao động. D. Đồ thị li độ theo thời gian có dạng elip. Câu 4. Độ dịch chuyển cực đại của vật tính từ vị trí cân bằng gọi là A. li độ dao động. B. biên độ dao động. C. tần số góc. D. pha ban đầu. Câu 5. Trong dao động điều hoà, khoảng thời gian mà vật thực hiện được 1 dao động toàn phần gọi là A. biên độ. B. chu kì. C.tần số. D. pha ban đầu. Câu 6. Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Chu kì dao động của vật được tính bằng công thức: 2𝜋 1 𝜔 A.𝑇 = 𝜔 B.𝑇 = 2𝜋𝜔 C.2𝜋𝜔 D.2𝜋 Câu 7. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật A. luôn có giá trị không đổi. B. luôn có giá trị dương. C. là hàm bậc hai của thời gian. D. biến thiên điều hòa theo thời gian. Câu 8. Trong dao động điều hòa gia tốc biến đổi A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ. 𝜋 𝜋 C. sớm pha 2 so với li độ. D. trễ pha 2 so với li độ. Câu 9. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Vận tốc của vật được tính bằng công thức: A. v = –ωAsin(ωt + φ). B. v = ωAsin(ωt + φ). C. v = –ωAcos(ωt + φ). D. v = ωAcos(ωt + φ). Câu 10. Một vật dao động điều hoà trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của vật A. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của vật. B. có độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của vật. C. luôn hướng ngược chiều chuyển động của vật. D. luôn hướng theo chiều chuyển động của vật. Câu 11. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là sai? A. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu. B. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng. C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi tốc độ của vật đạt giá trị cực đại. D. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên. Câu 12. Khi nói về một vật dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian. B. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hoà theo thời gian. C. Vận tốc của vật biến thiên điều hoà theo thời gian. D. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian. Câu 13. Một con lắc lò xo gồm lò xo và vật nhỏ có khối lượng m đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Khi vật có tốc độ 𝑣 thì động năng của con lắc được tính bằng công thức nào sau đây? 1 1 1 1 A. 𝑊đ = 2 𝑚𝑣. B. 𝑊đ = 2 𝑚𝑣 2 . C. 𝑊đ = 4 𝑚𝑣. D. 𝑊đ = 4 𝑚𝑣 2 . Câu 14. Trong dao động điều hoà thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian? A. Lực kéo về; vận tốc; năng lượng toàn phần. B. Biên độ; tần số góc; gia tốc. C. Động năng; tần số; lực kéo về. D. Biên độ; tần số góc; năng lượng toàn phần. Câu 15. Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là A. biên độ và gia tốc. B. li độ và tốc độ. C. biên độ và cơ năng. D. biên độ và tốc độ. Câu 16. Dao động cưỡng bức có A. tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức. B. biên độ giảm dần theo thời gian. C. biên độ không đổi theo thời gian. D. tần số lớn hơn tần số của lực cưỡng bức. Câu 17. Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi A. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ dao động. B. chu kì của lực cưỡng bức lớn hơn chu kì dao động riêng của hệ dao động. C. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ dao động. x(cm) D. chu kì của lực cưỡng bức nhỏ hơn chu kì dao động riêng của hệ dao 4 động. 2 Câu 18. Đồ thị li độ thời gian của vật dao động điều hòa theo thời gian được 0,2 t(s) O biểu diễn như hình vẽ. Biên độ dao động của vật là A. 8 cm B. 3 cm 2 C. 4 cm D. 6 cm 4 Câu 19. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là A. 10 rad/s. B. 10π rad/s. C. 5π rad/s. D. 5 rad/s. Câu 20. Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm và tần số góc 2 rad/s. Tốc độ cực đại của chất điểm là A. 40 cm/s. B. 10 cm/s. C. 5 cm/s. D. 20 cm/s. 𝜋 Câu 21. Một nhỏ dao động điều hòa với li độ 𝑥 = 10 𝑐𝑜𝑠 (𝜋𝑡 + 6 ) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy 2 = 10. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là A. 100 cm/s2. B. 100 cm/s2. C. 10 cm/s2. D. 10 cm/s2. Câu 22. Một vật dao động điều hòa với tần số góc 5 rad/s. Khi vật đi qua li độ 5 cm thì nó có tốc độ là 25 cm/s. Biên độ dao động của vật là A. 5,24 cm. B. 5√2 cm. C. 5√3 cm. D. 10 cm. Câu 23. Một vật có khối lượng 50 g, dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số góc 3 rad/s. Động năng cực đại của vật là A. 7,2 J. B. 3,6.10-4J. C. 7,2.10-4J. D. 3,6 J. 𝜋 Câu 24. Một vật có m = 500 g dao động điều hoà với phương trình dao động 𝑥 = 2 𝑐𝑜𝑠 (10𝑡 + 3 ) (cm). Lấy π2 = 10. Tại thời điểm t = 0 thì động năng của vật bằng A. 15,0 mJ. B. 7,5 mJ. C. 2,5 mJ. D. 75,0 J. Câu 25. Một vật dao động cưỡng bức do tác dụng của ngoại lực 𝐹 = 0,5 𝑐𝑜𝑠 1 0𝜋𝑡 (F tính bằng N, t tính bằng s). Vật dao động với A. biên độ 0,5 m. B. chu kì 2s. C. tần số góc 10 rad/s. D. tần số 5 Hz.
- Câu 26. Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 1s. Nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất khi người đó đi với tốc độ là A. 1 m/s. B. 2 m/s. C. 0,5 m/s. D. 0,25 m/s. Câu 27. Một vật khối lượng 400 g thực hiện dao động điều hòa. Đồ thị bên mô tả động năng Wđ vật theo thời gian t. Lấy 𝜋 2 = 10. Biên độ dao động của vật là A.4√2cm. B. 8 cm. C. 4 cm. D. 2 cm. Câu 28. Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa với chu kì 0,2 s và cơ năng là 0,18 J (mốc thế năng tại vị trí cân bằng); Lấy 𝜋 2 = 10. Tại li độ 3√2 cm, tỉ số động năng và thế năng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. II. PHẦN TỰ LUẬN: 3 ĐIỂM Câu 1. (2 điểm) Cho đồ thị vận tốc theo thời gian của một vật dao động điều v(cm/s) 40 hòa như hình vẽ. Biết rằng khối lượng của vật m = 0,2 kg. Hãy xác định: 20 a. Độ lớn vận tốc cực đại và chu kỳ dao động của vật? 0,4 t(s) O b. Thời điểm vận tốc có độ lớn bằng 0 lần thứ 208? 20 Câu 2. (1 điểm) Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg dao động động điều hòa 𝜋 40 với tần số góc 𝜋 (rad/s). Khi pha dao động là 2 thì vận tốc của vật là −20√3 cm/s. Lấy 𝜋 2 = 10. Khi vật qua vị trí có li độ 3𝜋 (cm) thì động năng của con lắc là bao nhiêu? DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ HOÀNG HỮU QUÝ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 202 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 270 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 187 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 233 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 174 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 180 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 201 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 179 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 183 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 23 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 36 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 22 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 174 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 168 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 180 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn