intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ

  1. Trường THCS Nguyễn Huệ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Giáo viên ra đề: Nguyễn Khương Vũ (Năm học 2020-2021) MÔN VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài: 45 phút A. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ (theo Công văn số 1749/SGDĐT-GDTrH ngày 13/10/2020 của Sở GDĐT Quảng Nam) 1. Phạm vi kiến thức: Từ bài 01 đến bài 10 theo SGK ( Kiến thức không kiểm tra : Thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 Bộ GDĐT) 2. Hình thức kiểm tra: Kết hợp TNKQ (50%) và TL (50%) 3. Thời gian làm bài : 45 phút 4. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNK TL Q -Nêu được tên một số dụng cụ đo - Nắm được cách đo thể tích -Xác định được độ dài -Xác định được độ dài, thể tích với GHĐ và trong một số tình thể tích và khối 1. Đo độ dài. ĐCNN của chúng. huống. lượng của một Đo thể tích -Nhớ lại đơn vị đo của các đại -Xác định được thể tích số vật trong một lượng một vật số tình huống 3 1 2 1 7 Số câu (điểm) 1đ 1/3đ 2/3đ 1đ 3đ - Chỉ ra được phương và chiều của lực -Đọc được kết quả đo -Biết định nghĩa khối lượng, đơn 2. Khối - Hiểu khái niệm hai lực cân bằng và kết theo ĐCNN của dụng vị và dụng cụ đo khối lượng lượng, trọng quả tác dụng của hai lực cân bằng vào vật cụ -Nhận biết được khi nào có lực lượng -Lực đang đứng yên. -Đo được lực bằng lực tác dụng, biết các kết quả tác dụng - Dấu hiệu nhận biết khi có hai lực cân kế. của lực bằng tác dụng vào vật -Lấy được ví dụ về lực.
  2. -Nhận biết khái niệm Lực,Trọng - Nhận biết được sự xuất hiện của lực đàn - Vận dụng được công lực, trọng lượng, lực đàn hồi; đơn hồi thức P = 10m. vị và dụng cụ đo của chúng. -Kể tên một số vật có tính chất đàn hồi. - So sánh được độ mạnh, - Viết được công thức tính trọng yếu của lực dựa vào tác lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa dụng làm biến dạng và đơn vị đo P, m. nhiều hay ít. 3 2 5 1 1 1 13 Số câu (điểm) 1đ 2đ 5/3đ 1đ 1/3đ 1đ 7đ Tổng số câu 8 7 4 1 20 (điểm) 4đ 3đ 2đ 1đ 10đ
  3. Trường THCS Nguyễn Huệ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Giáo viên ra đề: Nguyễn Khương Vũ (Năm học 2020-2021) MÔN VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Dụng cụ dùng để đo thể tích là: A. Bình chia độ. B. Lực kế. C. Cân Rôbécvan. D.Thước dây. Câu 2: Để xác định thể tích của một hòn đá nhỏ, bạn Nam sử dụng bình chia độ có GHĐ 2000 ml. Bạn đổ nước vào bình đến vạch 1000 ml rồi thả hòn đá lọt và ngập trong nước thì thấy mức nước trong bình lên tới vạch 1200 ml. Thể tích của hòn đá là A. 2200 ml. B. 1200 ml. C. 800 ml. D. 200 ml. Câu 3: Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây: Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là: A. 1dm và 1cm. B. 10dm và 0,5cm. C. 100cm và 1cm. D. 100cm và 2cm. Câu 4: Đơn vị đo thể tích thường dùng là: A. mét (m) B. kilogam (kg) 3 C. mét khối (m ) D. mét vuông (m2) Câu 5: Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m. Dùng thước có GHĐ và ĐCNN nào sau đây để đo chiều dài của bàn thuận lợi và chính xác nhất? A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm C. Thước có GHĐ 5dm và ĐCNN 1cm D. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm Câu 6: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì đổ đầy nước vào bình tràn rồi thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần nước tràn ra A. lớn hơn thể tích của vật. B. bằng thể tích của vật. C. nhỏ hơn thể tích của vật. D. bằng một nửa thể tích của vật. Câu 7: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ: A. sức nặng của hộp mứt B. thể tích của hộp mứt C. khối lượng của mứt trong hộp mứt D. khối lượng của hộp đựng mứt Câu 8: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng đã gây ra những kết quả nào sau đây? A. không làm chuyển động quả banh. B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng. C. chỉ làm biến dạng mà không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
  4. D. không làm biến dạng quả bóng. Câu 9: Lực nào sau đây không phải là lực đàn hồi? A. Lực của cái giảm xóc xe máy tác dụng lên khung xe máy B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi va chạm với tường C. Lực của lò xo bút bi khi tác dụng vào ngòi bút D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn. Câu 10: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi? A. Một cục đất sét B. Một hòn đá C. Một đoạn dây đồng nhỏ D. Một quả bóng cao su Câu 11: Điền vào chỗ trống trong câu sau: Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của trọng lực của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng. Khi đó lò xo tác dụng lên yên xe một …………. đẩy yên xe lên A. lực hút B. trọng lực C. lực đàn hồi D. lực cân bằng Câu 12: Gió tác dụng vào buồm một lực có A. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền. B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền. C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống. D. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên. Câu 13: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực? A. Cân Rô – béc – van B. Lực kế C. Nhiệt kế D. Bình chia độ Câu 14: Sợi dây kéo co của hai bạn giữ nguyên vị trí vì A. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 1. B. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của bạn 1 tác dụng vào sợi dây. C. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay bạn 1. D. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 2. Câu 15: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới được gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu? A. 12cm. B. 12,5cm. C. 13cm D. 13,5cm. B. TỰ LUẬN: (5đ) Bài 1: (2 điểm) a/ Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? b/ Viết công thức tính trọng lượng, giải thích kí hiệu và đơn vị các đại lượng trong công thức. Bài 2: (2điểm) Treo một quả cầu nhôm có khối lượng 600g vào một sợi dây cố định.
  5. a/ Sau khi quả cầu đứng yên (hình vẽ) thì quả cầu chịu tác dụng của những lực nào? Các lực đó có đặc điểm gì? b/ Hãy tính trọng lượng của quả cầu nhôm. Quả cầu nhôm Bài 3: (1điểm) Một bình tràn chỉ có thể chứa nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước. Thả chìm một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3. Thể tích của vật rắn bằng bao nhiêu?
  6. C. ĐÁP ÁN VÀ BIỄU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: (5đ) mỗi câu đúng 1/3đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA A D B C A B C B D D C A B B C B. TỰ LUẬN: (5đ) Bài 1: (2 điểm) a/ Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. (0,5đ) Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. (0,5đ) b/ Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của một vật là P = 10m, (0,5đ) trong đó, m là khối lượng của vật, có đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, có đơn vị đo là N. (0,5đ) Bài 2: (2 điểm) a/ Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (0,5đ): trọng lực kéo quả cầu xuống dưới, lực căng dây kéo quả cầu lên trên, hai lực này có cường độ bằng nhau (0,5đ) b/ m = 600g = 0,6 kg Trọng lượng của quả cầu nhôm là: P = 10.m = 10.0,6 = 6N (1đ) Bài 3: (1 điểm) - Lúc đầu nước trong bình tràn là 60 cm3, sau khi cho vật vào thì nước trong bình dâng lên thêm 40 cm3 và bị tràn ra ngoài 30 cm3. (0,5đ) - Thể tích của vật là: Vvật = 40 + 30 = 70 cm3 (0,5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1