intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Chia sẻ: Thẩm Quyên Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi giữa kì sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng”, hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021- 2022 MÔN: VẬT LÍ LỚP 7 1. Phạm vi kiến thức: Từ bài 1 đến hết bài 8 theo sgk 2. Hình thức kiểm tra: 50% TNKQ và 50% TL ( Cơ cấu đề: 40% Biết; 30% Hiểu; 20% Vận dụng, 10% VD cao) 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên TNK Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng chủ đề TL TNKQ TL Q TNKQ TL TNKQ TL - Biết được khi - Hiểu được hiện nào ta nhìn tượng nhật thực thấy một vật. (hoặc nguyệt thực). - Phát biểu 1. Sự được định luật - Nêu được ví dụ truyền nguồn sáng và vật truyền thẳng sáng. thẳng ánh của ánh sáng. - Phân biệt được sáng - Nêu và nhận nguồn sáng, vật biết được đặc sáng. điểm của các loại chùm sáng chùm sáng. Số câu hỏi 3 1 3 1 0 0 0 0 8 Số điểm, 1,5 1,0 1,5 1,0 0 0 0 0 5,9 Tỉ lệ % 15% 10% 15% 10% 0% 0% 0% 0% (50%) - Chỉ ra được - Xác định được - Vẽ được tia phản trên hình vẽ: khoảng cách từ xạ của tia tới trên tia tới, tia phản điểm sáng đến ảnh gương phẳng, nêu xạ, góc tới, góc của nó khi biết được cách vẽ. phản xạ. khoảng cách từ vật - Tính được góc 2. Phản xạ đến gương hay phản xạ khi biết ánh sáng ngược lại. góc hợp bởi tia tới - Dựng được ảnh và gương phẳng. của một vật đặt trước gương phẳng bằng cách áp dụng định luật phản xạ ánh sáng và tính chất ảnh của vật tạo bởi gương. Số câu hỏi 1 0 2 1 1 5 Số điểm, 0,5 0 0 0 1,0 1,0 0 1,0 3,5 Tỉ lệ % 5% 0% 0% 0% 10% 10% 0% 10% (35%) - So sánh được - So sánh được 3. Gương tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu ảnh tạo bởi phẳng và gương gương phẳng cầu lồi có cùng
  2. và gương cầu kích thước. lồi, gương cầu lõm. Số câu hỏi 0 1 1 0 2 Số điểm, 0 1,0 0,5 0 1,5 Tỉ lệ % 0% 10% 5% 0% 15% TS câu hỏi 4 2 4 1 2 1 1 15 TSố điểm, 4,0 3,0 2,0 1,0 10 Tỉ lệ % (40,0%) (30,0%) (20,0%) (10,0%) (100%)
  3. TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: VẬT LÝ – LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: A (Đề có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM): Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? A. Khi mắt ta mở. B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta. C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. D. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt. Câu 2. Chùm sáng ở hình 1 là chùm sáng gì? Có đặc điểm như thế nào? A. Chùm sáng hội tụ, gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. B. Chùm sáng song song, gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. C. Chùm sáng phân kì, gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. Chùm sáng song song, gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 3. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt trời. B. Đèn ống đang sáng. C. Ngọn nến đang cháy. D. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. Câu 4. Cho hình 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. SI là tia tới, IR là tia phản xạ, i là góc tới, i’ là góc phản xạ. B. IR là tia tới, SI là tia phản xạ, i là góc tới, i’ là góc phản xạ. C. SI là tia tới, IR là tia phản xạ, i’ là góc tới, i là góc phản xạ. D. IR là tia tới, SI là tia phản xạ, i’ là góc tới, i là góc phản xạ. Câu 5. Hình 3 vẽ tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia tới SI và mặt gương bằng 300. Góc phản xạ bằng bao nhiêu? A. 200 B. 300 C. 600 D. 900 Câu 6. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 30cm. Khoảng cách từ điểm sáng S đến ảnh S’ của S là bao nhiêu? A. 30cm B. 60 cm C. 90cm D. 120cm. Câu 7. Vì sao ta nhìn thấy một vật? A. Vì vật được chiếu sáng. B. Vì ta mở mắt hướng về phía vật. C. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. D. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Câu 8. Em hãy nhận ra câu sai trong những câu sau? A. Vật sáng cũng là nguồn sáng. B. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. C. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. D. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta. Câu 9. Chọn một phát biểu sai khi nói về hiện tượng nguyệt thực? A. Nguyệt thực xảy ra ban đêm. B. Khi xảy ra nguyệt thực thì Trái đất bị Mặt trăng che khuất không được Mặt trời chiếu sáng. C. Khi xảy ra nguyệt thực thì Mặt trăng bị trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng. D. Khi xảy ra nguyệt thực thì Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Câu 10. Đặt hai vật giống hệt nhau, một vật sát gương cầu lõm cho ảnh A1B1, một vật sát gương phẳng cùng kích thước với gương cầu lõm cho ảnh A2B2. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Ảnh A1B1 bằng ảnh A2B2. B. Ảnh A1B1 nhỏ hơn ảnh A2B2. C. Ảnh A1B1 lớn hơn ảnh A2B2. D. Ảnh A1B1 có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ảnh A2B2.
  4. II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? b) Áp dụng định luật để vẽ ảnh của S qua gương phẳng như hình 5 và trình bày cách vẽ. Câu 2. (1,0 điểm) Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào? Giải thích ? Câu 3. (1,5 điểm) a) Chiếu một tia tới SI lên gương phẳng, hợp với mặt gương 1 góc 500 như hình 6. Vẽ tia phản xạ? Tìm góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ? b) Với hướng của tia tới SI không đổi, hãy vẽ vị trí đặt gương sao cho tia phản xạ nằm ngang và có chiều tử trái sang phải. Tính góc hợp bởi tia tới SI và phương đặt gương? ----------------------------------- HẾT -------------------------------------- ( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)
  5. TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: VẬT LÝ – LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: B (Đề có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau và ghi ra giấy làm bài. Câu 1. Khi nào ta nhìn thấy một vật? A. Khi vật được chiếu sáng. B. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta. C. Khi vật phát ra ánh sáng. D. Khi ta mở mắt hướng về phía vật. Câu 2. Chùm sáng hình 1 là chùm sáng gì? Có đặc điểm như thế nào? A. Chùm sáng hội tụ, gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. B. Chùm sáng phân kì, gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. C. Chùm sáng song song, gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. D. Chùm sáng song song, gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 3. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt trời. B. Mặt trăng. C. Con đom đóm lập lòe. D. Ngọn nến đang cháy. Câu 4. Cho hình 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. SK là tia tới, KR là tia phản xạ, i là góc tới, i’ là góc phản xạ. B. KR là tia tới, SK là tia phản xạ, i là góc tới, i’ là góc phản xạ. C. SK là tia tới, KR là tia phản xạ, i’ là góc tới, i là góc phản xạ. D. KR là tia tới, SK là tia phản xạ, i’ là góc tới, i là góc phản xạ. Câu 5. Hình 3 vẽ tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI và mặt gương bằng 600. Góc phản xạ bằng bao nhiêu? A. 200 B. 300 C. 600 D. 900 Câu 6. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 25cm. Khoảng cách từ điểm sáng S đến ảnh S’ của S là bao nhiêu? A. 25cm B. 50cm C. 75cm D. 100 cm. Câu 7. Em hãy nhận ra câu sai trong những câu sau? A. Vật sáng cũng là nguồn sáng. B. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. C. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. D. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta. Câu 8. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? A. Khi mắt ta mở. B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta. C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. D. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt. Câu 9. Đặt hai vật giống hệt nhau, một vật sát gương cầu lồi cho ảnh A1B1, một vật sát gương phẳng cùng kích thước với gương cầu lồi cho ảnh A2B2. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Ảnh A1B1 bằng ảnh A2B2. B. Ảnh A1B1 có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ảnh A2B2. C. Ảnh A1B1 lớn hơn ảnh A2B2. D. Ảnh A1B1 nhỏ hơn ảnh A2B2. Câu 10. Chọn một phát biểu sai khi nói về hiện tượng nhật thực? A. Nhật thực xảy ra ban ngày. B. Khi xảy ra nhật thực thì Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất cùng nằm trên một đường thẳng.
  6. C. Khi xảy ra nhật thực thì Mặt trăng bị Trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng. D. Khi xảy ra nhật thực thì Trái đất bị Mặt trăng che khuất không được Mặt trời chiếu sáng. II. TỰ LUẬN. (5 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) Nêu tính chất của ảnh một vật tạo bởi gương phẳng? Áp dụng tính chất ảnh một vật tạo bởi gương phẳng vẽ ảnh của điểm sáng S tạo bởi gương phẳng như hình 5. Câu 2. (1,0 điểm) Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào? Giải thích ? Câu 3. (1,5 điểm) a) Chiếu một tia tới SI lên gương phẳng, hợp với mặt gương một góc 400 như hình 6. Trình bày cách vẽ tia phản xạ IR? Tính góc phản xạ ? b) Với hướng của tia tới SI không đổi, hãy vẽ vị trí đặt gương sao cho tia phản xạ có hướng thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới. Tính góc hợp bởi mặt gương và phương nằm ngang?
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT GIỮA KÌ HK1 NĂM 2021 - 2022 MÃ ĐỀ A Câu Đề A Điểm Trắc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 5,0 điểm nghiệm C C D A C B D A B C Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Tự luận - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương 0,50 điểm Câu 1 tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. 0,50 điểm Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng + Vẽ hai tia tới SI, SK và các pháp tuyến IN1 và KN2 0,25 điểm + Sau đó vẽ hai tia phản xạ IR và KR’ dựa vào tính chất góc phản xạ 0,25 điểm bằng góc tới. + Kéo dài hai tia phản xạ IR và KR’ gặp nhau ở đúng điểm S’ mà ta đã 0,50 điểm vẽ trong cách. + Vẽ đúng hình 0,5 điểm Câu 2 + Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất nằm 0,5 điểm thẳng hàng + Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất bị vật cản là Mặt Trăng tạo nên vùng bóng tối và 0,5 điểm bóng nửa tối đó chính là hiện tượng nhật thực. Câu 3 + Vẽ pháp tuyến IN vuông góc với gương phẳng. 0,125 điểm + Vẽ tia phản xạ IR nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến tại điểm tới, sao cho góc phản xạ i’ bằng góc tới i’= i 0,125 điểm 0,125 điểm 0,125 điểm + MI  IN nên MIN = 900 0,25 điểm + MIS  SIN  MIN  SIN  MIN  MIS  900 – 500  400 + Theo định luật phản xạ ánh sáng: NIR  SIN  400 + Vậy góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là: SIR  SIN  NIR  400  400  800 b) Giữ nguyên tia tới SI, vẽ tia phản xạ IR nằm ngang từ trái sang phải. 0,25 điểm
  8. 0,125 điểm + Vẽ đường pháp tuyến IN đồng thời là tia phân giác của SIR 0,125 điểm + Vẽ đường thẳng vuông góc với IN ta được vị trí đặt gương. 0,125 điểm + HG  IN nên GIN  900  RIG  NIG  NIR  900  650  250 0,125 điểm + HG  IN nên HIN  900  HIS  SIN  HIN  HIS  HIN  SIN  900  650  250 + Vậy, góc hợp bởi tia tới SI và phương đặt gương là : HIS  25 0 CHÚ Ý: Học sinh làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT GIỮA KÌ HK1 NĂM 2021 -2022 MÃ ĐỀ B Câu Đề B Điểm Trắc 5,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 nghiệm B D B A B B A C D C Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Tự luận Tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 0,50 điểm Câu 1 - Ảnh ảo của vật tạo bởi gương phanwngr không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. 0,50 điểm - Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ gương đến ảnh của vật. - Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 0,25 điểm - Vì ảnh S’ và S đối xứng nhau qua mặt gương nên ta vẽ ảnh S’ như sau: 0,25 điểm + Chọn S’ đối xúng với S qua gương phẳng sao cho SH = HS’. + Từ S vẽ 2 tia tới SI, SK cho 2 tia phản xạ có đường kéo dài cắt tại S’. 0,50 điểm 0,5 điểm + Câu 2 - Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi: + Mặt trời, trái đất, mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng và trái đất 0,5 điểm nằm ở giữa. + Khi đó, mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng. 0,5 điểm Câu 3 + Vẽ pháp tuyến IN vuông góc với gương phẳng. 0,125 điểm + Vẽ tia phản xạ IR nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến tại điểm tới, sao cho góc phản xạ i’ bằng góc tới i’= i 0,125 điểm + MI  IN nên góc MIN = 900 0,125 điểm MIS  SIN  MIN  SIN  MIN  MIS  900 – 400  500 + Theo định luật phản xạ ánh sáng: NIR  SIN  500 0,125 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
  10. + Giữ nguyên tia tới SI, vẽ tia phản xạ IR thẳng đứng chiều từ trên xuống. 0,125 điểm + Vẽ đường pháp tuyến IN đồng thời là tia phân giác của SIR + Vẽ đường thẳng vuông góc với IN ta được vị trí đặt gương 0,125 điểm + EF  IN nên: FIN  900  RIF  NIF  NIR  900  650  250 0,125 điểm SIE  RIF  250  MIE  MIS  SIE  400  250  650 0,125 điểm (Hay: MIF  MIR  RIF  90  25  115 ) 0 0 0 CHÚ Ý: Học sinh làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2