intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2022-2023 THỜI GIAN: 45 PHÚT ĐỀ 1: I/ Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng trong mỗi câu dưới đây và ghi kết quả vào bảng (5điểm) Câu 1. Đơn vị vận tốc là: A. km.h; B. m.s; C. m/s; D. s/m; Câu 2: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng? A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. B. Bánh xe khi xe đang chuyển động. C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống. D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang. Câu 3: Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai? A. Đơn vị của vận tốc là km/h. B. Công thức tính vận tốc là: v = S.t. C. Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. D. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Câu 4. Một chiếc ô tô khách đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai? A. Người soát vé đứng yên so với hành khách. B. Hành khách đứng yên so với người lái xe. C. Người lái xe chuyển động so với cây bên đường. D. Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường. Câu 5: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Thời gian đi của xe đạp. B. Quãng đường đi của xe đạp. C. Xe đạp đi 1 giây được 12 km. D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km. Câu 6: Một người đi xe đạp với vận tốc 5 m/s thì bằng bao nhiêu km/h? A. 1,38 km/h B. 18 km/h C. 180 km/h D. 5000 km/h Câu 7: Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động; B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần. C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần. Câu 8: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn. B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.
  2. C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều. D. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều. Câu 9: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là: 10N F A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N. B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật. Câu 10: Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?. A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc. B. Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động . C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động. D. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng. Câu 11: Công thức tính áp suất là: F S p S A. p = . B. p = . C. F = . D. F = . S F S p Câu 12 : Khi búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sàn tác dụng lên hòn bi ngăn cản chuyển động của hòn bi là lực A. ma sát trượt. B. ma sát lăn. C. ma sát nghỉ. D. hút của Trái Đất. Câu 13 Khi đi trên mặt sàn trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để: A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất B. Giảm áp lực của chân trên nền đất C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất. Câu 14 Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị ngã về phía sau, chứng tỏ xe đột ngột A. rẽ sang phải. B. tăng tốc độ. C. rẽ sang trái. D. giảm tốc độ. Câu 15 Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang.Các lực tác dụng vào vật cân bằng là: A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn B. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát của vật C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn II. Tự luận: (5đ) Câu 16: a/ (1,0 điểm): Biễu diễn trọng lực 100 N của một vật . Biết tỉ xích 1 cm ứng với 25 N. b/ (1,0 điểm) Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn? Câu 17: a/ (1.0 điểm) Áp lực là ? cho một ví dụ về láp lực ? b/ (1,0 điểm): Dựa vào công thức tính áp suất, hãy nêu cách làm tăng và giảm áp suất?
  3. Câu 18: (1,0 điểm) Một vận động viên vượt đèo: đoạn leo đèo dài 45km mất 2 giờ 30 phút. Đoạn xuống đèo dài 30km với vận tốc 15 m/s. Hãy tính vận tốc trung bình của vận động viên đó trên cả quảng đường theo m/s . BÀI LÀM: I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2022-2023 THỜI GIAN: 45 PHÚT ĐỀ 2: I/ Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng trong mỗi câu dưới đây và ghi kết quả vào bảng (5điểm) Câu 1: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng. A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. B. Bánh xe khi xe đang chuyển động. C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống. D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang. Câu 2. Đơn vị vận tốc là: A. km.h; B. m.s ; C. m/s; D. s/m; Câu 3: Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai? A.Công thức tính vận tốc là : v = S.t. B.Đơn vị của vận tốc là km/h. C.Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. D.Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Câu 4. Một chiếc ô tô đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai? A.Hành khách đứng yên so với người lái xe. B. Người soát vé đứng yên so với hành khách C.Người lái xe chuyển động so với cây bên đường. D.Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường.
  4. Câu 5: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng. A .Thời gian đi của xe đạp. B .Quãng đường đi của xe đạp. C. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km. D. Xe đạp đi 1 giây được 12 km. Câu 6: Một người đi xe đạp với vận tốc 5 m/s thì bằng bao nhiêu km/h? B. 1,38 km/h B. 18 km/h C. 180 km/h D. 5000 km/h Câu 7: Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động; B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần. C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần. D. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 8: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? A .Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn. B .Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương. C .Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều. D .Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều. Câu 9: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là: 10N F A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N. B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật. Câu 10: Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?. A .Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc. B .Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động . C .Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng. D .Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động. Câu 11: Công thức tính áp suất là: F S p S A. p = . B. p = . C. F = . D. F = . S F S p Câu 12 Trong các cách sau đây , cách nào làm giảm được lực ma sát ? A.Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc B.Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc C.Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc
  5. D.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc Câu 13 Khi đi trên mặt sàn trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để: A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất B. Giảm áp lực của chân trên nền đất C. Giảm ma sát giữa chân với nền đất. D. Tăng ma sát giữa chân với nền đất Câu 14 Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị ngã về phía sau, chứng tỏ xe đột ngột A. rẽ sang phải. B. rẽ sang trái. C. tăng tốc độ D. giảm tốc độ. Câu 15 Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang.Các lực tác dụng vào vật cân bằng là: A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn B. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát của vật C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn II. Tự luận: (5đ) Câu 16: (1,0 điểm): Biểu diễn các lực sau: a/ Trọng lực của một vật có khối lượng 2kg (tỉ xích 1cm ứng với 5N) b/ (1,0 điểm) : vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khuỵu xuống ? Câu 17: a/ ( 1.0 điểm ) Áp lực là gì ?Cho một ví dụ về áp lực? b/ (1,0 điểm): Dựa vào công thức tính áp suất, hãy nêu cách làm tăng và giảm áp suất? Câu 18 (1,0 điểm) Một người đi xe đạp đều trên quãng đường đầu dài 5,2km hết 30 phút. Ở quãng đường sau dài 2,7 km người đó đi với vận tốc 2,5m/s. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường ra đơn vị m/s BÀI LÀM: I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lý – lớp 8 A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp C C B A D B C C D D A B C B C án 1 Đáp C C A B C B D C D C A C D C C án 2 B. TỰ LUẬN: Đề 1(5,0 điểm) Câu hỏi Nội dung kiến thức Điểm a/ Biểu diễn lực đầy đủ các yếu tố : .Vẽ đúng phương, Câu 16 1 điểm chiều, độ lớn b/ khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa lỏng cán, khi người ta gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn, cán đột ngột bị dừng lại, do 1 điểm quán tính đầu búa tiếp tục chuyển động ngập chặt vào cán. a/- Nêu đầy đủ về áp lực 0.5điểm Câu 17 -lấy ví dụ chính xác 0.5điểm b/ Tăng áp suất: tăng áp lực, giảm diện tích bị ép 0,5 điểm - Giảm áp suất: giảm áp lực, tăng diện tích bị ép 0,5 điểm Thời gian người đó đi quãng đường sau 0,56 (h) 0,5 điểm Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường là 24,5 Câu 18 km/h hay 6,8 m/s 0,5 điểm (Học sinh có thể làm nhiều cách, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
  7. Đề số 2: Câu hỏi Nội dung kiến thức Điểm a/ / Biểu diễn lực đầy đủ Vẽ đúng phương, chiều, độ lớn 1 điểm Câu 16 b/ Các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất, chân chạm đất sẽ dừng lại ngay, nhưng phần phía trên 1 điểm của cơ thể người vẫn chuyển động theo quán tính. Kết quả là chân ta gập lại . a/- Nêu đầy đủ về áp lực -lấy ví dụ chính xác 0.5điểm Câu 17 0.5điểm b/ Tăng áp suất: tăng áp lực, giảm diện tích bị ép 0,5 điểm - Giảm áp suất: giảm áp lực, tăng diện tích bị ép 0,5 điểm Thời gian người đó đi quãng đường đầu là t2 = s2 / v2 = 2,7/ 4,5 = 0,3 (h) 0,5 điểm Câu 18 Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường s1  s2 5, 2  2, 7 vtb    9,875km / h  2, 74m / s 0,5 điểm t1  t2 0,5  0,3 (Học sinh có thể làm nhiều cách, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2