intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ LỚP 8 NĂM HỌC 2022-2023 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề TNKQ TNKQ Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng TNKQ TNKQ - Nêu được ví dụ - Nêu được ví dụ - Vận dụng được Tính quãng về chuyển động cơ. về tính tương đối s đường đi, thời công thức v = - Nêu được đơn vị của chuyển động t gian, vận tốc đo tốc độ. cơ. - Tính được tốc trung bình của - Nêu được tốc độ - Nêu được ý độ trung bình các chuyển trung bình là gì và nghĩa của tốc độ của chuyển động động. cách xác định tốc là đặc trưng cho không đều. độ trung bình. sự nhanh, chậm - Biểu diễn được - Nêu được lực là của chuyển động. lực bằng vectơ. đại lượng vectơ. - Phân biệt được - Đề ra được - Nêu được quán chuyển động đều, cách làm tăng tính của một vật là chuyển động ma sát có lợi và gì. không đều dựa giảm ma sát có - Viết được công vào khái niệm tốc độ. hại trong một số thức tính tốc độ. - Nêu được ví dụ trường hợp cụ Chuyển - Đơn vị hợp pháp động - Lực - của tốc độ là mét về tác dụng của thể của đời Quán tính trên giây (m/s) và hai lực cân bằng sống, kĩ thuật. (7 tiết) lên một vật ki lô mét trên giờ chuyển động. - Vận dụng kiến (km/h). - Nêu được ví dụ thức về quán - Biết lực tác dụng về lực ma sát tính để giải thích lên một vật có thể nghỉ, trượt, lăn. hiện tượng đơn làm biến đổi - Hiểu Đơn vị tốc giản. độ phụ thuộc vào chuyển động của đơn vị đo độ dài vật đó hoặc làm nó và đơn vị đo thời bị biến dạng. gian. - Nêu được hai lực - Nêu được ít nhất cân bằng là gì? ví dụ về tác dụng - Biết được Lực ma của lực làm thay sát trượt, lực ma sát đổi tốc độ và hướng chuyển lăn, lực ma sát nghỉ động của vật. xuất hiện khi nào? Số câu hỏi 4 4 1 1 10 Số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10 Tỉ lệ (%) 40% 30% 20% 10% 100%
  2. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: VẬT LÍ 8 I. Lý thuyết 1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. 2. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. 3. Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ. 4. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. 5. Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. 6. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. 7. Nêu được lực là đại lượng vectơ. 8. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động. 9. Nêu được quán tính của một vật là gì. 10. Biết Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy, lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật chuyển động lăn trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy. Biết đặc điểm của lực ma sát nghỉ. Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn. II. Bài tập s 1. Vận dụng được công thức v = t 2. Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều. 3. Biểu diễn được lực bằng vectơ. 4. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính. 5. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. III. Một số bài tập Bài 1: Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h. a. Người nào đi nhanh hơn? b. Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km? Bài 2: Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường? Bài 3: Vì sao các vận động viên nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khụy xuống? Bài 4: Búp bê đang đứng yên trên xe. Bất chợt đẩy xe chuyển độngvề phía. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
  3. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN: VẬT LÝ 8 THỜI GIAN: 45 PHÚT I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn một đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. Câu 1: Công thức tính vận tốc là: A. t = s/v B. v = t/s C. s = v.t D. v = s/t Câu 2: Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: A. km.h B. m/s C. m/phút D. m/h Câu 3: Dạng chuyển động của đầu kim đồng hồ là: A. Chuyển động cong B. Chuyển động thẳng C. Chuyển động tròn D. Vừa chuyển động cong, vừa chuyển động thẳng. Câu 4: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều: A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống. B. Vận động viên chạy 100m đang về đích. C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. Câu 5: Khi xe đạp đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào: A. Bánh trước B. Bánh sau C. Đồng thời cả hai bánh D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được Câu 6: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. Một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác. B. Một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác. C. Một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. D. Một vật đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 7: (2,5 điểm) Lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ sinh ra khi nào? Hai lực cân bằng là gì? Câu 8: (1.5 điểm) Chuyển động đều là gì? Vận tốc của tàu hỏa là 10m/s. Điều đó cho biết gì? Câu 9: (2 điểm) a. Vì sao đầu búa và cán búa bị lỏng, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống đất? b. Một người đi xe máy xuất phát từ A lúc 8 giờ và đi đến B lúc 9 giờ 30 phút. Tính vận tốc của người đó theo đơn vị km/h và m/s? Biết quãng đường từ A đến B là 67,5km. Câu 10: (1,0 điểm) Hai thành phố A và B cách nhau 90km. Cùng một lúc xe máy xuất phát từ A đến B với vận tốc 35km/h, xe đạp chuyển động từ B về A với vận tốc 25km/h. Tính thời gian hai xe gặp nhau và nơi gặp nhau cách B bao nhiêu km?
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 8 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B C D C C II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. (0,75 điểm) - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. (0,75 điểm) - Hai lực cân bằng là hai lực có cùng điểm đặt, có cường độ bằng nhau, cùng phương, ngược chiều. (1 điểm) Câu 2: (1,5 điểm) - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. (1 điểm) - Vận tốc của tàu hỏa là 10m/sh. Có nghĩa là trong 1 giây tàu hỏa đi được 10m. (0,5 điểm) Câu 3: (2 điểm) - Vì khi ta gõ mạnh thì cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống. Cán búa chạm mặt đất thì dừng lại đột ngột còn đầu búa vẫn chuyển động đi xuống do có quán tính nên đầu búa lún sâu vào cán búa làm chắc hơn. (1 điểm) - Tóm tắt: t = 9,5h – 8h = 1,5h, s = 67,5km. v = ? (km/h, m/s) (0,25đ) Bài giải Vận tốc của người đó là v = s/t = 67,5/1,5 = 45 (km/h) (0,5đ) Đổi đơn vị km/h ra m/s v = 45 km/h = 45/3,6 = 12,5 (m/s) (0,25đ) Câu 10: (1,0 điểm) Khi hai xe gặp nhau thì sA + sB = sAB (0,25đ) 35t + 25t = 90 60t = 90 t = 90/60 = 1,5 (h) (0,25đ) Nơi gặp nhau cách điểm B là sB = vB . t = 25 . 1,5 = 37,5 (km) (0,5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2