intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lê Lợi, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lê Lợi, Kon Tum’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lê Lợi, Kon Tum

  1. PHÒNG GD&ĐT TP KONTUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH-THCS LÊ LỢI NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Vật lí . Lớp: 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 16 câu, 02 trang) Họ và tên:………………………………………………………….Lớp:…………. Mã đề: Điểm Lời nhận xét của giáo viên VL01 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng: Câu 1. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm? I U R U A. U  B. I  C. I  D. R  R R U I Câu 2. Nội dung định luật Ôm là: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và điện trở của dây. C. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. Câu 3. Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là: A. A = I.R.t B. A = U2.I.t C. A = U.I.t D. A = R2.I.t Câu 4. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo của điện trở? A. Ôm (Ω). B. Oát (W). C. Ampe (A). D. Ôm mét (Ωm). Câu 5. Công thức nào sau đây tính hiệu điện thế qua đoạn mạch song song? A. U = U1 + U2 B. U = U2 – U1 C. U = U1 = U2 D. U = U1.U2 Câu 6. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của điện năng? A. Ôm (Ω). B. Niutơn(N). C. Kilôoat giờ (kw.h). D. Ampe (A). Câu 7. Câu phát biểu nào sau đây không đúng ? Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua: A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua. C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn. D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua. Câu 8. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau ? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi hai cực Nam để gần nhau. C. Khi để hai cực khác tên gần nhau. D. Khi cọ sát hai cực cùng tên vào nhau. Câu 9. Khi nào hai thanh nam châm đẩy nhau ? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi hai cực Nam để gần nhau. C. Khi để hai cực khác tên gần nhau. D. Cả A và B đều đúng. Câu 10. Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ? Mã đề: VL01
  2. A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó. B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó. C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó. D. Vì mỗi cực của một thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất. Câu 11. Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây? A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ. B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt. C. Có thể hút các vật bằng sắt. D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt. Câu 12. Có hai thanh kim loại A và B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm ? A. Đưa thanh A lại gần B, nếu A hút B thì A là nam châm. B. Đưa thanh A lại gần B, nếu A đẩy B thì A là nam châm. C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc Nam thì đó là nam châm. D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm. Câu 13. Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường? A. Dây dẫn hút nam châm lại gần nó. B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó. C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu. D. Dòng diện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn. Câu 14. Có hai thanh nam châm, thanh thứ nhất có kí hiệu các cực còn thanh thứ hai đã mất các kí hiệu. Làm cách nào để nhận biết được các cực của thanh nam châm thứ hai? A. Đưa cực Bắc của thanh nam châm thứ nhất lại gần một đầu của nam châm thứ hai, nếu chúng hút nhau thì đầu đó cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc. B. Đưa cực Bắc của thanh nam châm thứ nhất lại gần một đầu của nam châm thứ hai, nếu chúng hút nhau thì đầu đó cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam. C. Đưa một đầu thanh nam châm thứ hai lại gần điểm giữa của nam châm thứ nhất, nếu bị hút thì đầu đó là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam. D. Đưa cực Bắc của thanh nam châm thứ nhất lại gần một đầu của nam châm thứ hai, nếu chúng đẩy nhau thì đầu đó cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 15. (2,0 điểm) Trong mùa đông, một lò sưởi có ghi 220V – 880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày. a) Tính điện trở của dây nung lò sưởi. b) Với cường độ dòng điện qua lò sưởi là 4A. Hãy tính nhiệt lượng mà lò sưởi này toả ra trong mỗi ngày theo đơn vị kJ. Câu 16. (1,0 điểm) Trong giờ thực hành vật lí, thầy Tuấn làm một thí nghiệm để xác định cực của kim nam châm. Khi thầy Tuấn đóng công tắc K thì cực X của kim nam châm bị đẩy ra xa đầu B của ống dây. Vậy cực X, Y của kim nam châm là cực gì? Vì sao? (Thí nghiệm được mô tả như hình 1). Hình 1 ------------------------Hết------------------------ Mã đề: VL01
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2