intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP Môn: VẬT LÝ – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 201 HỌ VÀ TÊN :………………………………………….. LỚP : 12/….. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi 1 câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được điểm) 3 Câu 1. Độ lớn của nhiệt lượng cần cung cấp cho vật làm tăng nhiệt độ của nó không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Độ tăng nhiệt độ của vật. B. Hình dạng của vật. C. Khối lượng của vật. D. Tính chất của chất làm vật. Câu 2. Kết luận nào dưới đây không đúng khi nói về thang nhiệt độ Celsius? A. Kí hiệu của nhiệt độ là t. B. Đơn vị đo nhiệt độ là 0C. C. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 00C. D. 10C tương đương với 273 K. Câu 3. Sự hóa hơi có thể xảy ra dưới hình thức nào? A. Sôi và đông đặc. B. Bay hơi và sôi. C. Nóng chảy và thăng hoa. D. Bay hơi và nóng chảy. Câu 4. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng 25 kg nước từ 150C đến 600C là A. 472 500 KJ. B. 4 725 000 J. C. 4 725 000 KJ. D. 472 500 J. Câu 5. Trong thời gian sôi, điều kiện nào của chất lỏng không thay đổi? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Áp suất khí. D. Khối lượng riêng. Câu 6. Vì các phân tử chuyển động không ngừng nên chúng có A. động năng. B. cơ năng. C. thế năng. D. năng lượng. Câu 7. Biết nhiệt hóa hơi riêng của rượu là 8,57.10 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm hóa hơi 5 hoàn toàn 1 kg rượu ở 780C là A. 8,57.105 J. B. 4,95.105 J. C. 1,65.105 J. D. 9,9.105 J. Câu 8. Đơn vị của nhiệt dung riêng là gì? A. J.kg/K. B. J/kg.K. C. J/K. D. J/kg. Câu 9. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là gì? A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C. Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt hóa hơi riêng của một chất? A. Chất lỏng có thể hóa hơi ở các nhiệt độ khác nhau. B. Được đo bằng đơn vị J/kg. C. Được kí hiệu là L. D. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt hóa hơi như nhau. Mã đề 201 Trang 1/3
  2. Câu 11. Thiết bị nào dùng để đo nhiệt độ được chế tạo dựa trên một số tính chất vật lí phụ thuộc vào nhiệt độ? A. Ampe kế. B. Vôn kế. C. Công tơ điện. D. Nhiệt kế. Câu 12. Hệ thức nào sau đây mô tả quá trình vật vừa nhận nhiệt lượng, vừa nhận công từ vật khác? A. ΔU = A + Q khi Q < 0 và A > 0. B. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0. C. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A > 0. D. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của một chất? A. Được đo bằng đơn vị J/kg. B. Nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm vật nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy là: Q = λm. C. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. D. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau. Câu 14. Nhiệt hóa hơi riêng là thông tin cần thiết trong việc thiết kế thiết bị nào sau đây? A. Máy biến áp. B. Quạt điện. C. Điều hòa. D. Nhiệt kế. Câu 15. Theo định luật I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng các đại lượng nào? A. Công, động năng và thế năng. B. Động năng và nhiệt lượng mà vật nhận được. C. Công và nhiệt lượng mà vật nhận được. D. Động năng và thế năng. Câu 16. Dùng mô hình động học phân tử để giải thích được cấu trúc của A. Chất rắn, chất lỏng, chân không. B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, sự chuyển thể. C. Chất rắn, chất lỏng, chất khí. D. Chất rắn, chất lỏng, sự chuyển thể, chân không. Câu 17. Trong thang nhiệt độ Kelvin, nhiệt độ của nước đang sôi là A. 273 K. B. 373 K. C. 212 K. D. 312 K. Câu 18. Đâu là công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm vật nóng chảy hoàn toàn? A. Q = UIt. B. Q = Lm. C. Q = λm. D. Q = mcΔt. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng – sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1: Đâu là nhận định đúng, sai khi nói về mô hình động học phân tử. a) Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. b) Các phân tử chuyển động không ngừng. c) Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn. Mã đề 201 Trang 2/3
  3. d) Giữa các phân tử không có lực tương tác gọi là lực liên kết phân tử. Câu 2:Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong Bảng sau đây ghi sự thau đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được vào một ngày mùa đông Thời gian (giờ) 1 4 7 10 13 16 19 22 Nhiệt độ (oC) 13 13 13 18 18 20 17 12 a) Nhiệt độ lúc 10 giờ là 180C. b) Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 4 giờ. c) Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc 16 giờ. d) Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn nhất là 60C. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn . Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 .Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,5 điểm Câu 1: Một lượng khí nhận nhiệt lượng 250 kJ do được đun nóng, đồng thời nhận công 500 kJ do bị nén. Độ tăng nội năng của lượng khí là bao nhiêu kJ? Câu 2: Nhiệt lượng cần để đun sôi 2 nước ở nhiệt độ 300C, biết nhiệt dung riêng của nước xấp xỉ bằng 4,2 kJ/kg.K là bao nhiêu kJ? Câu 3: Tính nhiệt lượng Q (theo đơn vị kJ) cần cung cấp để làm nóng chảy 500 gam nước đá ở 00 C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3, 4.105 J/kg. Câu 4: Có 8 kg nước đá ở nhiệt độ −5°𝐶. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 100°𝐶 là 2,26.106 𝐽/𝐾𝑔, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước đá là 1800 J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105 𝐽/𝐾𝑔. Nhiệt lượng cần cung cấp để hóa hơi hoàn toàn 8 lít nước đá ở nhiệt độ −5°𝐶 là bao nhiêu MJ (làm tròn 1 chữ số thập phân) ------ HẾT ------ ( Giám thị không giải thích gì thêm ) Mã đề 201 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2