intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II, MÔN CÔNG NGHỆ 6 1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra giữa kỳ II môn Công nghệ, lớp 6 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2: - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 10 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 2 câu), mỗi câu 0,5 điểm; - Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 0,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
  2. MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Thực phẩm và dinh 3 3 1 6 1 3 dưỡng. 2. Phương pháp bảo 4 1 4 1 2,33 quản thực phẩm 3. Chế biến 5 1 1 5 2 4,7 thực phẩm Số câu 12 3 2 1 1 15 4
  3. MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Điểm số 4,0 1,0 2,0 2,0 1,0 5 5 10 Tổng số 10 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1 điểm 19 câu điểm điểm b) Bảng đặc tả
  4. Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN (Số câu) (Số câu) Chương II. Bảo quản và chế biến thực phẩm 1. Thực Nhận biết - Nêu được một số nhóm thực phẩm chính. 2 C1 & 11 phẩm và - Nêu được giá trị dinh dưỡng của từng 1 C2 dinh nhóm thực phẩm chính. dưỡng. Thông hiểu - Phân loại được thực phẩm theo các nhóm 1 C4 thực phẩm chính. - Giải thích được ý nghĩa của từng nhóm 2 C3 & 13 dinh dưỡng chính đối với sức khoẻ con người. Vận dụng bậc thấp - Đề xuất được một số loại thực phẩm cần thiết có trong bữa ăn gia đình. -Thực hiện được một số việc làm để hình thành thói quen ăn, uống khoa học. Vận dụng cao 2. Phương Nhận biết - Trình bày được vai trò, ý nghĩa của bảo 1 C5 pháp bảo quản thực phẩm. quản thực - Nêu được một số phương pháp bảo quản 3 C7,8,14 phẩm thực phẩm phổ biến. Thông hiểu - Mô tả được một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến. - Trình bày được ưu điểm, nhược điểm của một số phương pháp bảo quản thực phẩm
  5. phổ biến. Vận dụng bậc thấp - Vận dụng được kiến thức về bảo quản thực phẩm vào thực tiễn gia đình. Vận dụng cao 3. Chế Nhận biết - Trình bày được vai trò, ý nghĩa của chế 1 C6 biến biến thực phẩm. thực - Nêu được một số phương pháp chế biến 1 C9 phẩm thực phẩm phổ biến. 1 C10 - Nêu được các bước chính chế biến món ăn 1 C12 đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt. - Nêu được một số biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến. - Trình bày được cách tính toán sơ bộ dinh dưỡng cho một bữa ăn gia đình. - Trình bày được cách tính toán sơ bộ chi phí cho một bữa ăn gia đình. Thông hiểu - Trình bày được một số ưu điểm, nhược 1 C15 điểm của một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến. - Trình bày được yêu cầu kĩ thuật đối với món ăn không sử dụng nhiệt. Vận dụng bậc thấp - Lựa chọn được thực phẩm phù hợp để chế biến món ăn đơn giản không sử dụng nhiệt. - Chế biến được món ăn đơn giản không sử dụng nhiệt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  6. - Thực hiện được một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa học Vận dụng cao - Tính toán được sơ bộ dinh dưỡng cho một bữa ăn gia đình. - Tính toán được sơ bộ chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023 Họ & tên: ………………………… MÔN: Công nghệ 6 Lớp… Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của thầy (cô) A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất Câu 1. Tên các loại hạt thuộc nhóm ngũ cốc là? A. Kê, đậu, mạch nha, lúa nếp, lúa mì B. Đỗ, đậu, vừng, mè, mạch nha C. Kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ D. Vừng, kê, ngô, đỗ, mạch nha Câu 2. Vai trò của chất béo đối với cơ thể là: A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể. B. Là thành phần dinh dưỡng cấu trúc nên cơ thể. C. Tăng cường hệ miễn dịch.
  7. D. Hỗ trợ hệ tiêu hoá Câu 3. Để giúp cho xương và răng chắc khỏe loại chất khoáng nào sau đây? A. Sắt B. Calcium C. Iodine D. Kali Câu 4. Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể và giúp chuyển hóa một số loại vitamin là nhóm A. giàu chất khoáng. B. giàu chất đạm. C. giàu chất béo. D. giàu vitamin. Câu 5. Bảo quản thực phẩm có vai trò gì? A. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng B. Bảo quản chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm trong thời gian dài. C. Làm chậm quá trình bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm. D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng. Câu 6. Chế biến thực phẩm có vai trò gì? A. Xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn B. Xử lí thực phẩm để bảo quản thực phẩm. C. Tạo ra các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn. D. Xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đa dạng và hấp dẫn. Câu 7. Hãy cho biết có mấy phương pháp bảo quản thực phẩm? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm? A. Làm lạnh và đông lạnh. B. Luộc và trộn hỗn hợp. C. Làm chín thực phẩm bằng hơi nước D. Nướng và muối chua. Câu 9. Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm A. Bằng sức nóng trực tiếp từ nguồn nhiệt. B. Bằng hơi nước. C. Trong nước. D. Trong dầu mỡ Câu 10. Đâu là quy trình chế biến món salad hoa quả? A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn B. Sơ chế thực phẩm → Trình bày món ăn C. Sơ chế thực phẩm → Trộn → Trình bày món ăn D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn
  8. Câu 11. Nhóm thực phẩm nào dưới đây không thuộc các nhóm thực phẩm chính? A. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm B. Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột C. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin Câu 12. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm, không cần thực hiện công việc nào sau đây? A. Để riêng thực phẩm sống và chín. B. Giữ cho thực phẩm không biến chất.. C. Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm D. Không cần che đậy thực phẩm. Câu 13. Người bị bệnh béo phì nên hạn chế dưỡng chất nào trong khẩu phần ăn thường ngày? A. Vitamin B. Chất khoáng C. Chất tinh bột, chất béo D. Chất đạm, chất béo Câu 14. Tìm phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm. A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn. B. Rửa thịt sau khi đã cắt thành từng lát. C. Không để ruồi bọ đậu vào thịt, cá. D. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài Câu 15. Nhược điểm của phương pháp nướng là A. Thời gian chế biến lâu B. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất C. Món ăn nhiều chất béo D. Một số loại vitamin hòa tan trong nước B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm) Cho các loại thực phẩm sau : Bánh mì, Rau xanh, Đậu đen, Hải sản. Em hãy phân loại các thực phẩm trên theo các nhóm thực phẩm chính? Câu 2(1 điểm) Vào dịp tết gia đình em thường mua cá về rất nhiều. Vậy em hãy trình bày cách để bảo quản cá để sử dụng được lâu dài hơn?
  9. Câu 3.)(2 điểm) Đề xuất một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa học cho gia đình của mình ? Câu 4. 1 điểm) Tính toán sơ bộ chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình 4 người gồm bố, mẹ và 2 con học phổ thông. Biết: 1 kg thịt ba chỉ hoặc nạc vai xay: 120 nghìn đồng/kg 1 kg cá rô phi: 40 nghìn đồng/kg Trứng gà: 40k/chục quả Rau muống: 2,5 nghìn đồng/bó 1kg khoai tây: 20 nghìn đồng Các loại rau thơm, giềng, tỏi, gừng: 10 nghìn đồng. ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng 0.33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A C A B C C D C A A C C D D B B B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 Trình bày được (1 điểm) - Đậu đen thuộc nhóm thực phẩm giàu chất đạm - Bánh mì thuộc nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột. - Hải sản thuộc nhóm thực phẩm giàu chất khoáng. - Rau xanh thuộc nhóm thực phẩm giàu Vitamin
  10. Câu 2 Hs có thể trả lời như sau: 1đ (1 điểm) Cắt cá thành từng lát vừa phải, rồi chia thành nhiều hộp khác nhau đặt ở ngăn đông lạnh. Câu 3 Một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống (2 điểm) khoa học cho gia đình: + Ăn đúng bữa, gồm ba bữa chính là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. 0,5 đ + Ăn đúng cách, không xem ti vi trong bữa ăn, tạo bầy không khí thoải mái và vui vẻ trong bữa ăn. 0,5 đ + Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, lựa chọn thực phẩm sạch và chế biến cẩn thận, đúng cách. 0,5 đ + Uống đủ nước mỗi ngày. 0,5 đ Câu 4 Học sinh biết cân đối tính toán số lượng thực phẩm (1 điểm) hợp lí và tài chính cho 1 bữa ăn của gia đình. Gợi ý: 500g thịt ba chỉ hoặc nạc vai xay rang: 60 nghìn đồng (120 nghìn đồng/kg) 0,25 đ 0,5 kg cá rô phi kho: 20 nghìn đồng/kg 5 quả trứng gà: 20 nghìn đồng (40 nghìn/chục quả) Rau muống luộc: 5 nghìn đồng 0,25 đ 0.5 kg khoai tây: 10 nghìn đồng Các loại rau thơm, giềng, tỏi, gừng: 10 nghìn đồng. 0,25 đ Tổng: 125 nghìn đồng. 0,25 đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2