intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên

  1. SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT MÔN: ĐỊA LÍ 11 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 201 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Câu 1: Nguồn lao động của Nhật Bản hiện nay có thuận lợi nào sau đây đối với phát triển kinh tế? A. Giàu kinh nghiệm, phân bố đều. B. Lao động già, trình độ nâng cao. C. Lao động đông, chất lượng cao. D. Lao động trẻ, gia tăng nhanh. Câu 2: Cho biểu đồ sau: Tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2015. Nhận xét nào sau đây đúng nhất với biểu đồ trên? A. GDP của LB Nga giai đoạn 1990 đến 1999 tốc độ tăng âm, giai đoạn 1999 đến nay tốc độ tăng khá cao nhưng không ổn định. B. GDP của Liên Bang Nga liên tục tăng trong giai đoạn 1990 - 2015. C. GDP của Liên Bang Nga liên tục giảm trong giai đoạn 1990 - 2015. D. GDP của Liên Bang Nga tăng trưởng không đồng đều qua các năm. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư Liên bang Nga? A. Chủ yếu tập trung ở các thành phố nhỏ, trung bình, thành phố vệ tinh. B. Gia tăng dân số âm. C. Nhiều người Nga di cư ra nước ngoài. D. Mật độ dân số cao. Câu 4: Khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là A. các khoáng sản kim loại màu. B. than đá và khí tự nhiên. C. quặng sắt và than đá. D. dầu mỏ và khí tự nhiên. Câu 5: Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung. B. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. C. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung. D. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Câu 6: Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì A. đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. B. sản xuất thâm canh có chi phí cao. C. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh. D. sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp. Câu 7: Ngành công nghiệp trụ cột trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc là A. chế tạo máy, chế biến gỗ, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng. B. chế tạo máy, điện tử, dệt may, sản xuất ô tô, xây dựng. C. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất máy bay, xây dựng. D. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng. Trang 1/4 - Mã đề 201 - https://thi247.com/
  2. Câu 8: Đặc điểm không đúng với đồng bằng Đông Âu của LB Nga? A. Nơi tập trung dân cư, các thành phố, các trung tâm công nghiệp. B. Đất đai màu mỡ. C. Nông nghiệp chỉ tiến hành ở dải đất phía Nam. D. Địa hình tương đối cao, xen nhiều đồi thấp. Câu 9: Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga? A. Khí hậu phân hóa đa dạng. B. Quỹ đất nông nghiệp lớn. C. Có nhiều sông, hồ lớn. D. Giáp nhiều biển và đại dương. Câu 10: Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của Liên bang Nga hiện nay là A. mật độ dân số thấp hơn trung bình của thế giới. B. tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm. C. phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, nạn chảy máu chất xám. D. kinh tế tăng trưởng vững chắc. Câu 11: Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do A. khí hậu ôn đới hải dương ít mưa. B. khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt. C. ảnh hưởng của núi ở phía đông. D. có diện tích quá lớn. Câu 12: Trung Quốc có nhiều kiểu khí hậu không phải là do A. quy mô lãnh thổ lớn. B. vị trí địa lí. C. nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến. D. sự phân hóa địa hình đa dạng. Câu 13: Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do A. có diện tích rộng nhất. B. nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao. C. có nhiều bão, sóng thần. D. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. Câu 14: Quan hệ hợp tác Việt – Trung hợp tác trên phương châm nào? A. Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. B. Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. C. Sơn thủy, tương liên, lí tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan. D. Láng giềng đoàn kết, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. Câu 15: Đặc điểm chung nhất của địa hình LB Nga là A. phía tây chủ yếu là núi và cao nguyên. B. cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. C. cao ở phía tây, thấp dần về phía đông. D. phía đông chủ yếu là đồng bằng. Câu 16: Khó khăn chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản là A. lực lượng lao động thiếu hụt. B. thiếu nước tưới nghiêm trọng. C. diện tích đất nông nghiệp ít. D. thị trường có nhiều biến động. Câu 17: Nền công nghiệp Trung Quốc đã có những chuyển đổi nào sau đây? A. Nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế chỉ huy. B. Từ sản xuất hàng chất lượng kém sang hàng chất lượng cao. C. Từ sản xuất hàng chất lượng cao sang hàng chất lượng kém. D. Nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Câu 18: Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là A. công nghiệp. B. nông nghiệp. C. dịch vụ. D. năng lượng. Câu 19: Cuối năm 1991 trở đi, sau khi Liên Xô tan rã, LB Nga bước vào thời kì có A. tốc độ tăng trưởng kinh tế dương. B. sản lượng các ngành kinh tế tăng. C. hàng tiêu dùng phong phú . D. tình hình chính trị, xã hội mất ổn định. Câu 20: Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua A. sự đa dạng của sinh vật và khoáng sản. B. sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. C. sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây. D. sự đa dạng của địa hình và khí hậu. Trang 2/4 - Mã đề 201 - https://thi247.com/
  3. Câu 21: Cho biểu đồ sau: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo châu lục năm 2000 và 2014 Nhận xét nào sau đây là không đúng về cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo châu lục? A. Châu Phi luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng B. Châu Âu và châu Đại Dương cùng có xu hướng giảm tỉ trọng C. Châu Á chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm D. Châu Mĩ luôn chiếm tỉ trọng cao thứ hai và có xu hướng tăng nhanh Câu 22: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì A. thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền. B. ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm. C. tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước. D. tập trung nguồn khoáng sản dồi dào. Câu 23: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 565,7 769,8 624,8 Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 454,5 692,4 648,3 Cán cân thương mại 52,2 107,2 99,7 111,2 77,4 -23,5 Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2015 là A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ kết hợp (cột, đường). C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột. Câu 24: Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều ở Liên bang Nga? A. Hướng dương. B. Cao su. C. Cà phê. D. Hồ tiêu. Câu 25: Cho bảng số liệu sau Sản lượng lương thực của Liên Bang Nga (đơn vị: triệu tấn) Năm 1995 1998 2000 2005 2014 2017 Sản lượng 62,0 46,9 64,3 78,2 77,5 130,5 (Nguồn niên giám thống kê năm 2016) Nhận định nào sau đây đúng nhất về tình hình sản xuất lương thực của Liên Bang Nga giai đoạn 1995 - 2014? A. Sản lượng lương thực tăng rất nhanh. B. Sản lượng lương thực tăng nhanh từ năm 1995 đến 2005. C. Sản lượng lương thực có nhiều biến động, không ổn định. D. Sản lượng lương thực tăng nhanh từ 2000 đến 2014. Câu 26: Ngành công nghiệp là ngành mũi nhọn của Nhật Bản đó là ngành A. công nghiệp dệt, vải các loại, sợi. B. công nghiệp sản xuất điện tử. C. công nghiệp công nghiệp xây dựng và công trình công cộng. D. công nghiệp chế tạo. Câu 27: Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản? A. Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao. C. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn. D. Là nước đông dân. Trang 3/4 - Mã đề 201 - https://thi247.com/
  4. Câu 28: Các bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản là A. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôxtrâylia. B. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin, EU, Canađa. C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga, EU, Braxin. D. Hoa Kỳ, Canađa, Ấn Độ, Braxin, Đông Nam Á. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm). Câu 1 (1,0 điểm): Trong hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc đã áp dụng những biện pháp nào? Câu 2 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ CỦA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Dân số (triệu người) 141.9 143.8 143.2 143.5 143.7 a. Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện hiện tốc độ tăng dân số của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2014. b. Căn cứ vào bảng số liệu hãy nhận xét tốc độ tăng dân số của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2014. ---------- HẾT ---------- (Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài) Trang 4/4 - Mã đề 201 - https://thi247.com/
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II I. TRẮC NGHIỆM 201 202 203 204 205 206 207 208 1.C 1.A 1.A 1.C 1.D 1.A 1.C 1.D 2.A 2.B 2.D 2.B 2.C 2.D 2.A 2.C 3.D 3.C 3.B 3.D 3.B 3.A 3.C 3.C 4.A 4.B 4.A 4.B 4.C 4.C 4.B 4.D 5.A 5.C 5.D 5.C 5.D 5.B 4.A 5.A 6.A 6.A 6.C 6.A 6.A 6.A 6.B 6.B 7.D 7.D 7.B 7.C 7.B 7.C 7.D 7.C 8.C 8.A 8.C 8.B 8.A 8.D 8.C 8.A 9.B 9.A 9.D 9.D 9.B 9.D 9.D 9.D 10.C 10.C 10.B 10.B 10.C 10.D 10.C 10.C 11.B 11.D 11.C 11.D 11.D 11.C 11.B 11.B 12.C 12.A 12.A 12.B 12.C 12.B 12.A 12.D 13.D 13.B 13.B 13.C 13.A 13.D 13.D 13.A 14.A 14.C 14.A 14.B 14.C 14.A 14.A 14.B 15.B 15.A 15.D 15.A 15.D 15.B 15.D 15.A 16.C 16.B 16.C 16.D 16.A 16.B 16.C 16.B 17.D 17.D 17.D 17.B 17.B 17.B 17.A 17.D 18.A 18.A 18.D 18.A 18.C 18.C 18.C 18.C 19.D 19.B 19.A 19.A 19.D 19.B 19.A 19.A 20.C 20.B 20.A 20.D 20.B 20.D 20.C 20.C 21.D 21.C 21.A 21.C 21.C 21.C 21.D 21.B 22.C 22.B 22.B 22.A 22.D 22.D 22.B 22.B 23.D 23.C 23.D 23D 23.D 23.A 23.D 23.C 24.A 24.B 24.A 24.B 24.B 24.B 24.D 24.C 25.C 25.D 25.B 25.B 25.D 25.A 25.B 25.A 26.B 26.C 26.C 26.A 26.B 26.C 26.B 26.B 27.B 27.D 27.B 27.A 27.B 27.C 27.A 27.D 28.A 28.B 28.C 28.C 28.A 28.B 28.A 28.A II. TỰ LUẬN MÃ 201, 203, 205, 207 Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 1,0
  6. - Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. 0,25 - Cải tạo, xây dựng đường giao thông, hệ thống thủy lợi phòng chống lũ lụt; 0,5 - Đưa kỹ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới; 0,25 - Miễn thuế trong nông nghiệp… 0,25 Câu 2 2,0 a - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng dân số của Liên Bang Nga. 1,0 (Đủ các yếu tố: Tên biểu đồ, chia đúng tỉ lệ… thiếu 1 yếu tố trừ 0,25 điểm) b - Dân số của Liên Bang Nga giai đoạn 2010 – 2014 đang 0,5 tăng dần nhưng không ổn định. + Từ 2010 – 2012: dân số của Liên Bang Nga tăng nhanh (1,9 triệu người). 0,25 + Từ 2011 đến 2012 giảm nhẹ (0,6 triệu người); từ 2012 – 2014 tăng nhẹ (0,5 triệu người). 0,25 Mã 202, 204, 206, 208 Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 1,0 - Thay đổi cơ chế quản lí đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang 0,25 nền kinh tế thị trường”: các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ. - Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 0,25 - Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. 0,25 - Thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu 5 ngành: Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và 0,25 xây dựng. Câu 2 2,0 a - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Nhật Bản giai đoạn 2005 – 1,0 2010. (Đủ các yếu tố: Tên biểu đồ, chia đúng tỉ lệ… thiếu 1 yếu tố trừ 0,25 điểm)
  7. b - Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Nhật Bản 0,5 giai đoạn 2005 – 2010 tăng nhanh và liên tục. + Từ 2005 – 2009: tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Nhật Bản tăng 463 tỉ USD. 0,25 + Từ 2009 đến 2010 tăng mạnh 460 triệu USD. 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2