intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam, Nam Trà My” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam, Nam Trà My

  1. PHÒNG GDĐT HUYỆN NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TRÀ NAM NĂM HỌC 2021- 2022 MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : ………………………. Lớp : …………... SBD ………………. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D và ghi vào giấy bài làm. (Ví dụ : Câu 1 chọn đáp án A thì ghi Câu 1.A) Câu 1. Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là A. dầu khí, phân bón, năng lượng. B. dệt – may, da – giấy, gốm sứ. C. dầu khí, điện tử, công nghệ cao. D. chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí. Câu 2. Cây trồng nào sau đây không được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ? A. Điều. B. Chè. C. cà phê. D. hồ tiêu. Câu 3. Trung tâm du lịch lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước là A. Đà Lạt. B. Nha Trang. C. Vũng Tàu. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 4. Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam là A. thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa, Vũng tàu. B. thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước. C. Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng tàu. D. Bình Phước, Bà Rịa – Vũng tàu, thành phố Hồ Chí Minh. Câu 5. Ý nào sau đây không phải là thế mạnh để Đông Nam Bộ phát triển cây cao su và cây cà phê? A. Địa hình thoải. B. Đất phù sa màu mỡ. C. Khí hậu nóng ẩm. D. Nhiều đất ba dan và đất xám. Câu 6. Khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là gì? A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển . B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường. C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái. Câu 7. Đặc điểm nổi bật về vị trí của đồng bằng sông Cửu Long là gì? A. Hai mặt giáp biển. B. Rộng lớn nhất cả nước. C. Toàn bộ diện tích là đồng bằng. D. Nằm ở cực nam của tổ quốc. Câu 8. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. đất phèn. B. đất mặn C. đất phù sa. D. đất cát ven biển. Câu 9. Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long là A. cháy rừng. B. triều cường. C. xâm nhập mặn. D. thiếu nước ngọt. Câu 10. Trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, thì công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng A. cao nhất B. thấp nhất C. trung bình D. thấp hơn dịch vụ Câu 11. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề đánh bắt hải sản không phải do A. Giáp các vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú. B. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ. C. Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động.
  2. D. Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn. Câu 12. Đồng bằng sông Cửu Long là A. vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. B. vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước. C. vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước. D. vùng trọng điểm cây lương thực lớn nhất cả nước. Câu 13. Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng Bằng sông Cửu Long là A. Cơ khí. B. dệt may. C. sản xuất hàng tiêu dùng. D. chế biến lương thực, thực phẩm. Câu 14. Trung tâm kinh tế lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là A. Cần Thơ. B. Cà Mau. C. Mĩ Tho. D. Cao Lãnh. Câu 15. Vị trí địa lý của đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế - xã hội là A. thuận lợi giao lưu bằng đường sắt, đường sông với các vùng trong nước và với các nước trên thế giới. B. thuận lợi giao lưu kinh tế bằng đường hành không, đường bộ. C. thuận lợi giao lưu kinh tế bằng đường sông và đường bộ. D. thuận lợi giao lưu trên đất liền và biển với các vùng trong nước và với các nước trên thế giới. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Cơ cấu công nghiệp của Đông Nam Bộ và Cả nước, năm 2002 (%) Vùng Nông, lâm, ngư Công nghiệp-xây Dịch vụ nghiệp dựng Khu vực Đông Nam Bộ 6,2 59,3 34,5 Cả nước 23,0 38,5 38,5 ? Em hãy nhận xét tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? Câu 2. (1.0 điểm) Dựa vào những kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước? Câu 3. (2.0 điểm) Nêu thế mạnh về một số loại tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long? ………….Hết…………... *Lưu ý: - Thí sinh làm bài vào giấy thi. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: ĐỊA LÍ- KHỐI 9 NĂM HỌC 2021- 2022 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0.33 điểm Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 u Đá C B D A B C D C D A A A D A D p án II. PHẦN TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu Đáp án Điểm - Công nghiệp – xây dựng của Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng 0.5 cao nhất với 59,3% (2002) trong cơ cấu kinh tế của vùng. - Trong cơ cấu kinh tế cả nước, công nghiệp – xây dựng chiếm 0.5 1 tỉ trọng cao bằng dịch vụ. (2.0 điểm) => tỉ trọng công nghiệp – xây dựng của Đông Nam Bộ cao hơn 1 nhiều so với cả nước. - Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của vùng Đông 0.25 Nam Bộ, nằm ở trung trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đỉnh cao của tam giác tăng trưởng kinh tế thành 2 phố Hồ Chí Minh-Biên Hòa-Vũng Tàu. (1.0 điểm) - Cơ sở hạ tầng và vật chất kỉ thuật tốt nhất và hoàn thiện nhất 0.25 cả nước. - Là vùng thu hútvốn đầu tư nước ngoài mạnh. 0.25 - Thị trường tiêu thụ rộng lớn- nguồn lao động dồi dào, chất 0.25 lượng lao động dẫ đầu cả nước. 3 - Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng Bằng sông 0.5 (2.0 điểm) Cửu Long, diện tích tương đối lớn. Đất phù sa ngọt có diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha), đây là loại đất tốt, phì nhiêu tương đối cao, thuận lợi phát triển nông nghiệp. - Địa hình: thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất 0.5 lương thực, thực phẩm với quy mô lớn. - khí hậu: xích đạo nóng ẩm quanh năm thuận lợi cho cây 0.25
  4. trồng, vật nuôi phát triển. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc: nguồn nước dồi dào, thuậnlợi 0.25 cho sản xuất và sinh hoạt. - Tài nguyên sinh vật dồi dào. 0.25 - Khoáng sản: Đá vôi và than bùn thuận lợi cho phát triển công 0.25 nghiệp. T.M Hội đồng thẩm định Tổ chuyên môn Người ra đề Và sao in đề thi CHỦ TỊCH Trương Thị Liên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2