intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Đức Giang, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Đức Giang, Long Biên” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Đức Giang, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN ĐỊA LÍ 9 Mã đề 004 Năm học 2023 – 2024 Thời gian làm bài: 45 phút Trắc nghiệm (40 câu-10 điểm) Tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm đáp án đúng nhất Câu 1. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là: A. Bảo vệ rừng đầu nguồn B. Phòng chống sâu bệnh C. Phân bón D. Thủy lợi Câu 2. Đặc điểm khí hậu nổi bật của vùng Đông Nam Bộ là A. cận xích đạo nóng ẩm. B. cận nhiệt đới gió mùa. C. nhiệt đới ẩm gió mùa. D. ôn đới lục địa. Câu 3. Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là: A. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao. B. Dệt-may, da-giầy, gốm sứ. C. Chế biến lương thực-thực phẩm, cơ khí. D. Dầu khí, phân bón, năng lượng. Câu 4. Vùng Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước vì: A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên giàu có. B. Có nhiều ngành kinh tế cần nhiều lao động. C. Cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện và đồng bộ nhất cả nước. D. Công nghiệp hóa nhanh, thu hút đầu tư nước ngoài; nhiều chính sách ưu đãi. Câu 5. Nhiệm vụ quan trọng trong ngành lâm nghiệp đang được các địa phương ở Đông Nam Bộ đầu tư là A. phát triển công nghiệp sản xuất gỗ giấy. B. bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn. C. tìm thị trường cho việc xuất khẩu gỗ. D. tăng sản lượng gỗ khai thác. Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là do A. tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất. B. dân di cư vào thành thị nhiều. C. nông nghiệp kém phát triển. D. tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao Câu 7. Đặc điểm nào sau đây là thế mạnh để phát triển ngành khai thác thủy hải sản ở vùng Đông Nam Bộ? A. Các bãi triều, đầm phá, vũng vịnh. B. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. C. Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú. D. Có nhiều ao hồ, đầm. Câu 8. Đông Nam Bộ không giáp vùng kinh tế nào sau đây? A. Tây Nguyên B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung bộ D. Bắc Trung Bộ Câu 9. Đông Nam Bộ có hai loại đất chiếm diện tích lớn thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày là: A. Đất xám và đất phù sa B. Đất badan và đất xám C. Đất phù sa và đất feralit D. Đất badan và đất feralit Câu 10. Đặc điểm dân cư không đúng với vùng Đông Nam Bộ là A. Thành phần dân cư là người Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm B. là vùng đông dân. C. mật độ dân số cao nhất cả nước. D. tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây là khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế của vùng? A. Ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường. B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường. C. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển. D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái. Câu 12. Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm ngành công nghiệp Đông Nam Bộ? A. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh. B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. C. Cơ cấu sản xuất đa dạng nhưng chưa cân đối. D. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết di tích lịch sử nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ? Đề 004 - Trang 1 / 2
  2. A. Khu di tích Gò Tháp. B. Địa đạo Vĩnh Mốc. C. Bến cảng Nhà Rồng. D. Địa đạo Vĩnh Linh. Câu 14. Đặc điểm địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ thuận lợi xây dựng khu công nghiệp khu chế xuất là A. dốc, bị cắt xẻ mạnh. B. thấp trũng, chia cắt mạnh. C. thoải, khá bằng phẳng. D. cao đồ sộ, độ dốc lớn Câu 15. Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là tỉnh, thành phố nào? A. Bà Rịa – Vũng Tàu. B. Thủ Dầu Một. C. Biên Hòa. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 16. Cây công nghiệp lâu năm có diện tích trồng lớn nhất ở Đông Nam Bộ là: A. Điều B. Hồ tiêu C. Cà phê D. Cao su Câu 17. Mặt hàng không phải là sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là: A. Thực phẩm chế biến B. Than đá C. Hàng nông sản D. Dầu thô Câu 18. Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là: A. Nha Trang B. Vũng Tàu C. TP Hồ Chí Minh D. Đà Lạt Câu 19. Căn cứ Atlat địa lí tự nhiên Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh thành phố nào của Đông Nam Bộ giáp biển? A. Tây Ninh và Đồng Nai. B. TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. C. Bình Dương và Bình Phước. D. TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương Câu 20. Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn ở thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là A. cát thủy tinh. B. muối khoáng. C. titan. D. dầu khí. Câu 21. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (đơn vị: %) Ngành sản xuất Tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng (%) Chế biến lương thực thực phẩm 65 Vật liệu xây dựng 12 Cơ khí nông nghiệp, một số ngành công 23 nghiệp khác Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết ngành nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Sản xuất hàng tiêu dùng. B. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. C. Sản xuất vật liệu xây dựng D. Công nghiệp cơ khí. Câu 22. Cho bảng số liệu MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chỉ số phát triển nào của đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước? A. Thu nhập bình quân B. Mật độ dân số C. Tuổi thọ trung bình D. Tỉ lệ dân thành thị Đề 004 - Trang 2 / 2
  3. Câu 23. Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Chủ động chung sống với lũ. B. Xây dựng hệ thống đê điều. C. Tăng cường công tác dự báo lũ. D. Đầu tư cho các dự án thoát nước. Câu 24. Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vịnh Thái Lan ở phía: A. Đông Nam. B. Tây Nam. C. Bắc và Tây Bắc. D. Nam. Câu 25. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhóm đất nào sau đây thích hợp cho sản xuất lương thực (lúa nước) đạt sản lượng lớn nhất cả nước? A. Đất feralit. B. Đất phù sa ngọt. C. Đất mặn. D. Đất phèn. Câu 26. Điều kiện tự nhiên nào sau đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không thuận lợi để trồng lúa? A. Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. B. Địa hình thấp và bằng phẳng. C. Sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước. D. Diện tích đất nông nghiệp lớn. Câu 27. Đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào B. Đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ. C. Khoáng sản đa dạng và giàu có, trữ lượng lớn. D. Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú. Câu 28. Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là: A. Rộng lớn nhất cả nước. B. Toàn bộ diện tích là đồng bằng. C. Giáp biển. D. Nằm ở cực Nam tổ quốc. Câu 29. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long nước ta là: A. Thành phố Cao Lãnh. B. Thành phố Cà Mau. C. Thành phố Cần Thơ. D. Thành phố Mĩ Tho. Câu 30. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long là: A. Có nhiều cửa sông đổ về biển B. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. C. Phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn D. Mùa khô kéo dài sâu sắc. Câu 31. Ngành nào sau đây là ngành kinh tế thế mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long? A. Khai thác chế biến gỗ B. Trồng cây công nghiệp C. Nuôi trồng thủy sản D. Chăn nuôi gia súc Câu 32. Các thành phần dân tộc chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là dân tộc nào? A. Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm. B. Kinh, Gia-rai, Hoa, Khơ-me C. Chăm, Mông, Khơ-me, Kinh. D. Kinh, Hoa, Tày, Thái. Câu 33. Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô đó là A. triều cường. B. thoái hóa đất. C. cháy rừng. D. thiếu nước ngọt Câu 34. Tỉnh nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Đồng Nai. B. Long An. C. Tây Ninh D. Bình Dương. Câu 35. Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã cho phép vùng đồng bằng sông Cửu Long sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nào sau đây? A. Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. B. Gạo, xi măng, vật liệu xây dựng. C. Gạo, hàng may mặc, nông sản. D. Gạo, hàng tiêu dùng, hàng thủ công. Câu 36. Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và cũng là nét văn hóa độc đáo của người miền Tây đó là: A. Đường bộ B. Đường sông C. Đường biển D. Đường sắt Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long có chung đường biên giới với Campuchia? A. Long An B. Hậu Giang. C. Trà Vinh. D. Bến Tre. Câu 38. Đặc điểm nào sau đây không đúng về sự phát triển của ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất. B. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. C. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất. D. Năng suất lúa cao nhất cả nước. Câu 39. Cho bảng số liệu: Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002. Đề 004 - Trang 3 / 2
  4. Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 theo bảng số liệu trên? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ cột chồng. Câu 40. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Tiếp giáp với Campuchia và Lào ở phía Bắc B. Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. C. Bao gồm 13 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. D. Tiếp giáp với Biển Đông ở phía Đông Nam và vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam. Đề 004 - Trang 4 / 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2