intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Dục’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp sinh viên củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Dục

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2021 ­ 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ­ LỚP 10  Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 224 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM ) Câu 1:  Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị  tinh thần, đạo đức của người đó gọi là? A.  Tự trọng          B.  Nghĩa vụ C.  Hạnh phúc       D.  Danh dự Câu 2:  Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình? A.  Làm cho mọi người gần gũi nhau B.  Nền tảng đạo đức gia đình C.  Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình D.  Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn Câu 3:  Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây? A.  Văn hóa gia đình. B.  Cơ sở vật chất. C.  Tình yêu chân chính D.  Nền tảng gia đình. Câu 4:  Sau khi kết hôn, Chị H không muốn sinh con vì cho rằng như vậy sẽ gò bó và không có  thời gian để phát triển sự nghiệp. Quan niệm đó của H đã đi ngược lại chức năng nào dưới đây   của gia đình? A.  Duy trì nòi giống. B.  Tổ chức đời sống gia đình. C.  Phát triển kinh tế gia đình. D.  Nuôi dưỡng, giáo dục con. Câu 5:  Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn danh dự của con người? A.  Cóc chết ba năm quay đầu về núi. B.  Sông có khúc, người có lúc. C.  Chết vinh còn hơn sống nhục. D.  Phép vua thua lệ làng. Câu 6:  Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có A.  tự trọng       B.  tự ái C.  nhân phẩm D.  danh dự       Câu 7:  Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên để  thế  hệ  nối tiếp thế  hệ nối tiếp thế hệ  thể hiện chức năng nào dưới đây của gia đình A.  Duy trì nòi giống.  B.  Chăm sóc,nuôi dạy con cái. C.  Kinh tế. D.  Tổ chức đời sống gia đình. Câu 8:  Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm ? A.  Đói cho sạch, rách cho thơm.       B.  Lá lành đùm lá rách.                     C.  Tôn sư trọng đạo. D.  Có chí thì nên. Câu 9:  Quan niệm nào dưới đây là đúng đắn về tình yêu? A.  Yêu thử, yêu cho biết. B.  Yêu nhiều người cùng một lúc. C.  Yêu là phải quan hệ tình dục trước hôn nhân. D.  Yêu chung thuỷ để đi đến kết hôn. Câu 10:  Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính? Trang 1/3 ­ Mã đề 224
  2. A.  Yêu vì mục đích vụ lợi. B.  Có tình cảm chân thực, quyến luyến. C.  Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phí D.  Quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi. Câu 11:  Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân  phải biết A.  Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung B.  Hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân. C.  Hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung D.  Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên Câu 12:  Nhà trường vận động học sinh góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. Em đồng ý với ý kiến  nào dưới đây? A.  Tùy vào sở thích của học sinh mà đóng góp ít hay nhiều  B.  Đóng góp để mang lại thành tích cho nhà trường C.  Tùy vào điều kiện của mỗi học sinh để đóng góp D.  Học sinh không làm ra tiền nên không đóng góp Câu 13: .  Một học sinh mắc lỗi, bạn đã biết nhận lỗi, tiếp thu ý kiến góp ý của các bạn khác  trong lớp, và sau đó bạn đã thực sự tiến bộ. Ta nói bạn học sinh đó có A. danh dự. B. trách nhiệm. C. hạnh phúc D. lòng tự trọng. Câu 14:  Độ tuổi quy định kết hôn đối với nam ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A.  18 tuổi .    B.  20 tuổi .    C.  21 tuổi. D.  19 tuổi . Câu 15: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp  ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về A. Tình cảm và thói quen. B.  Tình cảm và đạo đức. C. Vật chất và tinh thần. D. Vật chất và lợi ích. Câu 16:  Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình   bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người A.  tự tin       B.  tự ti C.  tự ái       D.  tự trọng         Câu 17:  Biểu hiện nào dưới đây nên tránh trong tình yêu nam nữ? A.  Có sự thông cảm sâu sắc cho nhau. B.  Có sự chân thành, tin cậy. C.  Yêu đương quá sớm. D.  Có tình cảm trong sáng, lành mạnh. Câu 18:  Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực A.  Sống tự tin B.  Sống tự lập        C.  Sống tự do      D.  Sống thiện       Câu 19:  Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức về gia đình A.  Công cha như núi Thái Sơn B.  Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày C.  Anh em hòa thuận hai thân vui vầy D.  Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền Câu 20:  Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm? A.  Hối hận vì phóng nhanh vượt ẩu lỡ gây tai nạn  cho người khác. B.  Vui vẻ khi giúp người già khuyết tật qua đường Trang 2/3 ­ Mã đề 224
  3. C.  Vui vẻ khi lấy cắp được tài sản của người khác D.  Không vui vì không được cha mẹ cho phép đi chơi với bạn. Câu 21:  Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây ? A.  Truyền thống, văn hóa B.  Đạo đức, tình cảm C.  Truyền thống, đạo đức D.  Đạo đức, pháp luật Câu 22:  Trong tình yêu không nên có hành động nào dưới đây? A.  Tôn trọng, tin cậy lẫn nhau. B.  Ghen tuông mù quáng C.  Quan tâm lẫn nhau. D.  Lòng vị tha và sự thông cảm. Câu 23:  Thực hiện tốt chức năng nào dưới đây sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất của gia   đình? A.  Phát triển kinh tế gia đình. B.  Duy trì nòi giống. C.  Tổ chức đời sống gia đình. D.  Nuôi dưỡng, giáo dục con. Câu 24:  Năng lực tự  đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ  với   người khác và xã hội được gọi là A.  Danh dự B.  Lương tâm       C.  Nghĩa vụ D.  Nhân phẩm       Câu 25:  Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan đến sự phát triển của xã hội? A.  Làm cho mọi người trong xã hội  phát triển B.  Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững C.  Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ­ xã hội D.  Làm cho xã hội hạnh phúc hơn Câu 26:  Nội dung câu nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A.  Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ B.  Ăn cháo đá bát C.  Một miếng khi đói bằng gói khi no D.  Lá lành đùm lá rách                    Câu 27: Ý nào sau đây là đúng khi nói về đạo đức? A. Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội thì các quy tắc, chuẩn mực đạo đức  cũng biến đổi theo. B. Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức hoàn toàn không biến đổi theo thời gian. C. Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức có tính ổn định theo thời gian. D.  Xã hội  vận động  nhưng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức không biến đổi. Câu 28:  Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của A.  Gia đình B.  Lãnh đạo C.  Anh em            D.  Cộng đồng      II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM ) Câu 1. Em hãy nêu các nghĩa vụ của một người học sinh THPT ?( 2,0 điểm ) Câu 2. Vì sao không nên yêu quá sớm ? ( 1,0 điểm ) ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 3/3 ­ Mã đề 224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0