intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: GDCD Lớp: 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức (Đề có 4 trang) Mã đề: 001 Họ, tên học sinh:.......................................... Lớp: ............................. Câu 1: Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật Bầu cử? A. Phổ thông. B. Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Bỏ phiếu kín. Câu 2: Quyền nào dưới đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội? A. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 3: Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây? A. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. B. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình. C. Tích cực giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành pháp luật. D. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác. Câu 4: Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây của bầu cử? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín. Câu 5: Bác H tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hương ước của làng, xã. Trong trường hợp trên, bác H đã thể hiện dân chủ theo cơ chế nào dưới đây? A. Dân biết. B. Dân bàn. C. Dân làm. D. Dân kiểm tra. Câu 6: A đã tốt nghiệp lớp 12 và đủ 18 tuổi. Vậy A không thể thực hiện các quyền dân chủ nào dưới đây? A. Bầu cử. B. Quản lý nhà nước và xã hội. C. Khiếu nại và tố cáo. D. Ứng cử. Câu 7: Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở phạm vi A. trung ương. B. địa phương. C. cả nước. D. cơ sở. Câu 8: Nhân dân thôn X đã họp bàn và thống nhất cách bố trí mạng lưới đèn chiếu sáng ban đêm và mức đóng góp tiền điện mỗi tháng của các gia đình trong thôn. Nhân dân thôn X đã thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi nào dưới đây? A. Làng xã. B. Địa phương. C. Cả nước. D. Cơ sở. Câu 9: Trong quá trình bầu cử, việc Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến bệnh viện để cử tri nhận phiếu và bầu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử ? A. Bình đẳng. B. Bỏ phiếu kín. C. Công bằng. D. Phổ thông. Câu 10: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc A. bỏ phiếu kín, phổ thông, công khai, bình đẳng. B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. C. công bằng, bình đẳng, phổ thông, bỏ phiếu kín. D. công khai, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Câu 11: Theo quy định của pháp luật đối tượng nào dưới đây có quyền khiếu nại? A. Chỉ cán bộ Nhà nước. B. Chỉ công dân. C. Chỉ các tổ chức. D. Cá nhân và tổ chức. Trang 1/4 - Mã đề 001
  2. Câu 12: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thể hiện mối quan hệ giữa A. Nhà nước và công dân. B. xã hội với công dân. C. công dân với công dân. D. Nhà nước và xã hội. Câu 13: Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì? A. Quyền bãi nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền ứng cử . D. Quyền khiếu nại. Câu 14: Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương là những việc nhân dân được A. bàn bạc và quyết định trực tiếp. B. thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định. C. thông báo để biết và thực hiện. D. giám sát, kiểm tra. Câu 15: Công dân không nên làm gì khi thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình? A. Thực hiện quyền tự do cơ bản của mình mà không quan tâm đến người khác. B. Phê phán, đấu tranh, tố cáo việc làm trái pháp luật vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân. C. Tự rèn luyện nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật. D. Học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của công dân. Câu 16: Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận? A. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri. B. Viết bài với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước và tung lên mạng Internet. C. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình. D. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai. Câu 17: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội chính là các quyền gắn liền với việc thể hiện các hình thức dân chủ A. đại diện ở nước ta. B. trực tiếp ở nước ta. C. nghị trường ở nước ta. D. gián tiếp ở nước ta. Câu 18: Quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là quyền A. khiếu nại. B. tự do. C. tố cáo. D. chính trị. Câu 19: Để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, trước tiên Nhà nước phải ghi nhận các quyền dân chủ của công dân bằng A. quy định. B. Hiến pháp. C. quy tắc. D. pháp luật. Câu 20: Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân? A. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. B. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Bầu cử và ứng cử. D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Câu 21: Trong quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là A. tổ chức. B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền. C. công dân. D. bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Câu 22: Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của A. nhân dân. B. Nhà nước. C. công dân. D. lãnh đạo nhà nước. Câu 23: Anh M nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc công ty với lí do đã tìm được người khác thay thế công việc khi anh đang trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Anh M cần thực hiện quyền nào dưới đây của công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Trang 2/4 - Mã đề 001
  3. A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền bình đẳng. D. Quyền dân chủ. Câu 24: Kiểm tra thường niên hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, anh T – trưởng đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp I do anh K làm giám đốc đã vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Anh T yêu cầu chị G kế toán công ty đưa 50 triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì chị G từ chối đưa tiền nên anh T đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà công ty không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo? A. Anh T, anh K và chị G. B. Anh T và anh K. C. Anh T và chị G. D. Anh T. Câu 25: Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của A. cơ quan. B. Nhà nước. C. xã hội. D. tập thể. Câu 26: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân khi thực hiện các quyền tự do cơ bản? A. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật. B. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. C. Tích cực giúp đỡ các cơ quan nhà nước thi hành pháp luật. D. Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật. Câu 27: Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh T và anh M liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh M cho rằng T chỉ là nông dân không nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của 2 anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? A. Anh M và T. B. Chủ tịch xã. C. Chủ tịch xã và anh M. D. Anh M. Câu 28: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy, công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền đóng góp ý kiến. B. Quyền kiểm tra, giám sát. C. Quyền ứng cử. D. Quyền tham quan quản lí Nhà nước và xã hội. Câu 29: Là học sinh em có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận ở địa phương mình không? A. Có, vì đây là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân đối với địa phương mình. B. Không, vì đây là quyền và trách nhiệm của cán bộ ở địa phương. C. Không, vì đây là quyền của những người từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Có, vì thông qua quyền này sẽ cho mọi người thấy khả năng ngôn luận của mình. Câu 30: Tại điểm bầu cử X, chị S phát hiện anh R và anh G cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau. Hai người vận động và viết phiếu hộ nhiều người để bỏ phiếu cho chị T - chị gái của R. Chị S đã báo cáo anh N - tổ trưởng tổ bầu cử. Vì muốn cuộc bầu cử nhanh chóng kết thúc nên anh N làm ngơ. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử? A. Chị S và anh N. B. Anh R, G và anh N. C. Anh R và anh G. D. Anh R, G và chị T. Câu 31: Công dân có thể thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sau đây? A. Khi bận việc thì nhờ người thân bỏ phiếu giúp mình. B. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ. C. Trực tiếp đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND các cấp. D. Nếu đi đâu vắng thì gửi phiếu qua bưu điện. Câu 32: Việc dân làm là A. chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. B. xây dựng hương ước, quy ước. C. quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương. D. giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương. Câu 33: Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của A. lãnh đạo nhà nước. B. nhân dân . C. công dân. D. Nhà nước. Câu 34: Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền tố cáo? Trang 3/4 - Mã đề 001
  4. A. Chị T nhận quyết định kỉ luật hạ bậc lương chưa đúng với mình. B. Chị H phát hiện về một cơ sở kinh doanh trái phép. C. Ông H bắt quả tang anh B đang vào nhà mình ăn trộm. D. Anh X phát hiện có một nhóm người đang mua bán ma túy. Câu 35: Theo quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định, có quyền A. không khiếu nại nữa. B. khiếu nại lần 3. C. khởi kiện ra tòa. D. chấp nhận quyết định. Câu 36: Tất cả mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp bị pháp luật cấm) đều được đi bầu cử là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? A. Phổ thông. B. Bỏ phiếu kín. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng. Câu 37: Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào cơ quan để trộm xe máy. B đã báo ngay cho cơ quan công an, B đã thực hiện A. quyền tự do ngôn luận. B. quyền tố cáo. C. quyền nhân thân. D. quyền khiếu nại. Câu 38: Chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng hoặc cơ sở hạ tầng là việc A. dân biết. B. dân bàn. C. dân làm. D. dân kiểm tra. Câu 39: Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường A. tự bầu cử. B. được đề cử. C. được giới thiệu. D. tự đề cử. Câu 40: K rủ H sang nhà hàng xóm lấy trộm xoài, khi sang đến nơi thì bất ngờ nhìn thấy tên trộm bẻ khóa lấy đồ nhà hàng xóm, K vội rút điện thoại ra chụp ảnh đăng facbook. Hỏi những ai là người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Chỉ K và tên trộm. B. Tên trộm. C. K, H và tên trộm. D. K và H. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 001
  5. ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (GIỮA KÌ II) LỚP 12 TT 01 02 03 04 1 B B B C 2 B A C C 3 D B B D 4 B D C A 5 B B D B 6 D C B B 7 C B A C 8 D B A D 9 B A C A 10 B D B A 11 D B A D 12 A A B B 13 D B B B 14 D B D A 15 A A D A 16 B B A D 17 B D D B 18 C C A A 19 B A D A 20 C D C B 21 C C B A 22 C B A D 23 A A C B 24 D A C C 25 B D C B 26 A A D A 27 C C D B 28 D C B B 29 A B D D 30 B C C C 31 C D D B 32 C D B B 33 C A C C 34 A A B C 35 C B A C 36 A B B B 37 B B B A 38 B C C A 39 C A B A 40 C C C A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1