Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn
- TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Họ và tên: ...................................... NĂM HỌC 2022 - 2023
Lớp: 7/... Môn: Giáo dục công dân - Lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề)
Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký
Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.
C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.
D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.
Câu 2. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Lớp trưởng nhắc nhở bạn B vì nói chuyện riêng trong giờ học.
B. Bạn A hẹn gặp và đánh bạn H khi cả hai có mâu thuẫn trên lớp.
C. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.
D. Bạn P tát bạn T vì hành vi nói xấu mình với các bạn trong lớp.
Câu 3. Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do
A. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
B. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
C. mong muốn thể hiện bản thân.
D. sự thiếu hụt kĩ năng sống.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Bạn Q nhắc nhở bạn A không nên nói chuyện trong giờ học.
B. Bạn P đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.
C. Cô giáo phê bình A vì thường xuyên đi học muộn.
D. Ông T đánh con vì trốn học để đi chơi games.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?
A. Thiếu hụt kĩ năng sống là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
B. Bạo lực học đường gây tổn thương về thể chất và tinh thần đối với nạn nhân.
C. Người gây ra bạo lực học đường không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
D. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
Câu 6. Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của
A. gia đình, nhà trường và xã hội. B. học sinh, gia đình và nhà trường.
C. học sinh, nhà trường và xã hội. D. học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
Câu 7. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?
A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
D. Tác động từ các trò chơi điện tử có tính bạo lực.
Câu 8. Hành vi nào sau đây xuất hiện bạo lực học đường?
A. Hỗ trợ, động viên bạn. B. Quan tâm, giúp đỡ bạn.
- C. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn. D. Động viên, chia sẻ với bạn.
Câu 9. Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào
dưới đây?
A. Bộ luật hình sự năm 2015. B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
C. Bộ luật lao động năm 2020. D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.
Câu 10. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần
A. sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.
B. có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
C. sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
D. đua đòi tham gia vào các trò chơi mang tính bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Câu 11. Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng
mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể
chất, tinh thần của người học xảy ra trong
A. cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. B. gia đình, các cơ sở y tế.
C. cơ sở y tế và các phòng khám độc lập. D. phòng khám độc lập và công sở.
Câu 12. Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách
ứng xử nào dưới đây?
A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình
B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên facebook.
C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.
D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.
Câu 13. Chi tiêu có kế hoạch là
A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.
B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.
C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.
D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.
Câu 14. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
A. Của thiên trả địa. B. Thắt lưng buộc bụng.
C. Của chợ trả chợ. D. Còn người thì còn của.
Câu 15. M muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng bạn chỉ có 40.000 đồng. M
hỏi vay bạn Q thêm 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q cùng chơi.
Nếu là Q, em nên lựa chọn các ứng xử nào sau đây để thể hiện mình là người biết quản lí
tiền?
A. Không cho M vay, vì sợ bạn không trả cho mình.
B. Cho M vay, vì bạn sẽ cho mình chơi cùng.
C. Khuyên M nên tiết kiệm tiền khi nào đủ tiền sẽ mua bóng.
D. Nói dối M là mình không có tiền nên không thể cho M vay.
II.TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: (1 điểm). Bạo lực học đường có các biểu hiện nào?
Câu 2 (3 điểm): Theo em, việc quản lý tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Để sử
dụng tiền hợp lí, hiệu quả chúng ta cần làm gì?
Câu 3: (1 điểm) Tình huống: Biết tin Đ bị S bạn học cùng lớp bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là
T vô cùng tức giận. T có ý định sẽ rủ Đ chặn đường dạy cho S một bài học.
a. Em hãy nhận xét về hành vi của S, T trong tình huống trên?
b. Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?
BÀI LÀM