intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lai Thành, Kim Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lai Thành, Kim Sơn” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lai Thành, Kim Sơn

  1. PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS LAI THÀNH Năm học: 2023 - 2024 MÔN: Giáo dục công dân 7 Thời gian làm bài: 45 phút ( Đề bài in trong 02 trang) I. Trắc nghiệm (3.0 điểm):Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về A. tiền bạc B. tinh thần, thể chất. C. gia đình. D. bạn bè. Câu 2: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực? A. Chẳng ai quan tâm đến mình cả B. Mình học thế này sẽ thi trượt mất! C. Mình làm gì cũng thất bại D. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt Câu 3: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây? A. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên. B. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp. C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh. D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai. Câu 4: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Động viên, giúp đỡ bạn vượt qua được khó khăn. B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng. C. Kệ bạn, thân ai người ấy lo. D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra. Câu 5:Biểu hiện nào dưới đây làbạo lực học đường? A. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn. B. Động viên, khích lệ bạn trong học tập. C. Gần gũi, yêu thương, giúp đỡ bạn bè. D. Chê bai, xúc phạm đến ngoại hình của người khác. Câu 6:Bạo lực học đường gây ra tác hại gì? A. Không gây tổn thương về thân thể. B. Không tạo ra sự phát triển nhân cách lệch lạc cho học sinh C. Làm giảm sút kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường. D. Không ảnh hưởng về tâm lý cho nạn nhân. Câu 7: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là A. đánh đập. B. quan tâm. C. sẻ chia. D. cảm thông. Câu 8: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? 1
  2. A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook. C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau. D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy. Câu 9: Biểu hiện nào sau đây thể hiện việc quản lý tiền hiệu quả, tiết kiệm? A. Vay tiền của bạn bè để mua sắm.B. Nhịn ăn sáng để mua cuốn truyện yêu thích. C. Tổ chức sinh nhật linh đình.D. Tiết kiệm tiền để mua sách vở. Câu 10: Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào: A. phung phí, hư hỏng.B. hoàn thiện. C. hà tiện. D. bao dung. Câu 11: Câu nào sau đây khôngthể hiện ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả? A. Có tiền tiết kiệmB. Có vốn đầu tư.. C. Tâm lí luôn căng thẳngD. Tạo dựng cuộc sống ổn định. Câu 12: Quản lí tiền là biết sử dụng tiền A. hợp lí, có hiệu quả. B. mọi lúc, mọi nơi. C. vào những việc mình thích. D. cho vay nặng lãi. II. Tự luận (7.0 điểm ) Câu 1 (2.0 điểm ) a. Nêu một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? b. Em đang ở cửa hàng và rất thích một chiếc áo nhưng nếu mua nó em sẽ phải dùng số tiền chi tiêu trong tháng tới để mua. Em sẽ làm gì trong tình huống này? Câu 2 (2.0 điểm ): Em hãy nêu nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng trong cáctrường hợp dưới đây: a. N là học sinh mới chuyển vào lớp, bạn thấy khó hòa nhập với môi trường mới nên bạn thu mình và không tiếp xúc với ai. b. Bố T bị mất việc làm, thu nhập của gia đình giảm sút. T cảm thấy rất căng thẳng, tự ti và xấu hổ về hoàn cảnh gia đình mình. Gần đây, bạn thường biếng ăn, mất ngủ, kết quả học tập sa sút Câu 3 (3.0 điểm ): Tình huống Trong giờ kiểm tra môn Toán, Bạn B đòi mượn bài kiểm tra của bạn A để chép. A không đồng ý vì sợ bị thầy phát hiện. Vì không đạt được mục đích của mình nên bạn B đã đe doạ khi tan học về sẽ đánh A một trận. a. Em có đồng ý với việc làm của bạn B không ? Vì sao? Em sẽ nói gì với B? b. Em hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường? 2
  3. NGƯỜI RA ĐỀ THI NGƯỜI THẨM ĐỊNH XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ và tên, chữ ký) VÀ PHẢN BIỆN CỦA (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) TRƯỜNG (Họ và tên, chữ ký) Mã Thị Thêm Trần Hùng Cường Trung Văn Đức 3
  4. PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS LAI THÀNH GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: Giáo dục công dân 7 ( Hướng dẫn chấm in trong 02 trang) I. Trắc nghiệm (3.0 điểm ): Mỗicâu trắcnghiệmđúng được0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đápán B D D A D C A D D A C A II. Tự luận (7.0 điểm ) Câu Nội dung Điểm a. Để quản lí tiền hiệu quả, em cần: 1.0 - Sử dụng tiền hợp lí Câu 1 - Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền - Học cách kiếm tiền phù hợp b. Em sẽ không mua chiếc áo, đồng thời em sẽ cố gắng tiết kiệm chi tiêu 1.0 hoặc tìm cách để tăng thêm thu nhập, khi nào đủ số tiền thì mới mua chiếc áo đó. TH a + Nguyên nhân gây căng thẳng: mới chuyển lớp, khó hòa nhập với môi 0.5 trường + Ảnh hưởng: tâm lí thu mình, không tiếp xúc với ai 0.5 Câu 2 TH b 0.5 + Nguyên nhân gây căng thẳng: hoàn cảnh gia đình xấu đi 0.5 + Ảnh hưởng: tâm lí căng thẳng, tự ti, bỏ ăn, mất ngủ, kết quả học tập giảm sút. a. Em không đồng tình với việc làm của bạn B vì hành vi chép bài và 0.75 cho bạn chép bài sẽ vi phạm nội quy, hành động đe doạ đánh bạn là bạo lực học đường và sẽ làm sứt mẻ tình bạn. Câu 3 - Em khuyên bạn nên chăm chỉ học tập, em sẽ giúp bạn. Nếu bạn không 0.75 nghe em sẽ báo ngay với thầy giáo dạy Toán hoặc GVCN nhờ thầy cô giải quyết. b. Những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường: * Em cần: 1.0 - Kết bạn với những bạn tốt. - Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học 4
  5. đường; - Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện ra nguy cơ bạo lực học đường; - Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường;... * Em cần tránh: 0.5 + Kết bạn với những bạn xấu + Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè + Tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường... * Lưu ý: Khi chấm phần tự luận, giáo viên linh hoạt cách chấm cho điểm trên kết quả HS đưa ra NGƯỜI RA ĐÁP ÁN NGƯỜI THẨM ĐỊNH XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ và tên, chữ ký) VÀ PHẢN BIỆN CỦA (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) TRƯỜNG (Họ và tên, chữ ký) Mã Thị Thêm Trần Hùng Cường Trung Văn Đức 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0