intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn, Long Biên’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp sinh viên củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn, Long Biên

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: Giáo dục công dân 8 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: ..................................................................... Mã đề: 801 I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (0.25 điểm/câu) Câu 1. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù? A. 14 năm. B. 13 năm. C. 15 năm. D. 12 năm. Câu 2. Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là gì? A. Vi phạm đạo đức. B. Tệ nạn xã hội. C. Vi phạm quy chế. D. Vi phạm pháp luật. Câu 3. Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì? A. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo. B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. C. Mời bạn bè mua pháo. D. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí. Câu 4. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là A. kiểm lâm, dân quân tự vệ B. quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, kiểm lâm. C. quân đội nhân dân, kiểm lâm D. dân quân tự vệ. Câu 5. Chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người là gì? A. Súng tự chế, các chất phóng xạ, chất độc màu da cam. B. Súng tự chế. C. Các chất phóng xạ, chất độc màu da cam. D. Chất độc màu da cam, HIV. Câu 6. Tác hại của tệ nạn xã hội là A. rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. B. làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. C. ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm \tan vỡ hạnh phúc gia đình. D. ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm \tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Câu 7. Tội cố ý truyền HIV/AIDS cho người khác bị phạt tù bao nhiêu lâu? A. Từ 3 năm đến 5 năm. B. Từ 2 năm đến 5 năm. C. Từ 3 năm đến 10 năm. D. Từ 1 năm đến 3 năm. Câu 8. Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Công an, quân đội mới được phép sử dụng các loại vũ khí chuyên dụng. B. Dùng dao để đánh nhau. C. Cưa mìn để lấy thuốc nổ. D. Sử dụng súng tự chế. Câu 9. Tác hại của HIV/AIDS là
  2. A. nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước. B. nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước. C. ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước. D. ảnh hưởng đến tương lai nòi giống của dân tộc. Câu 10. Tên gọi của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là A. HIV. B. AIDS. C. cúm gà. D. Ebola. Câu 11. Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí? A. Cá nhân. B. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an. C. Tổ chức phản động. D. Công ty tư nhân. Câu 12. Hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (đốt pháo) bị phạt tù mức cao nhất là bao lâu A. 4 năm. B. 6 năm. C. 7 năm. D. 5 năm. Câu 13. Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự là A. đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. B. đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. C. khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. D. đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác. Câu 14. Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là gì? A. Tang vật. B. Chất gây nghiện. C. Vũ khí. D. Chất độc hại. Câu 15. Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm? A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Từ đủ 20 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 16. Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là? A. Chung thân. B. Cảnh cáo. C. Tử hình. D. Phạt tù. Câu 17. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm? A. Từ 3 năm đến 5 năm. B. Từ 2 năm đến 5 năm. C. Từ 1 năm đến 3 năm. D. Từ 2 năm đến 7 năm. Câu 18. Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền ? A. 10 triệu đến 50 triệu đồng. B. 10 triệu đến 20 triệu đồng. C. 10 triệu đến 100 triệu đồng. D. 10 triệu đến 150 triệu đồng.
  3. Câu 19. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự. B. Người dân sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. C. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. D. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán. Câu 20. Ở Việt Nam hiện nay, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS có thể tiến hành khi nào? A. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. B. Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên. C. Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên. D. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi. II. Tự luận: (5 điểm) Câu 1 (3 điểm): Em hãy trình bày các nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra? Là học sinh, công dân cần phải làm gì để ngăn ngừa giảm thiểu các tai nạn trên? Câu 2 (2 điểm): Tình huống: Hùng nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên: Lê Anh Thư và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Hùng đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền. Câu hỏi: 1. Hùng hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? 2. Nếu em là Hùng trong trường hợp này em sẽ làm gì? ------------Chúc các em làm bài tốt--------------- Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: Giáo dục công dân 8 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên: ..................................................................... Mã đề: 802 I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (0.25 điểm/câu) Câu 1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm? A. Từ 3 năm đến 5 năm. B. Từ 2 năm đến 7 năm. C. Từ 2 năm đến 5 năm. D. Từ 1 năm đến 3 năm. Câu 2. Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là gì? A. Chất độc hại. B. Tang vật. C. Vũ khí. D. Chất gây nghiện. Câu 3. Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là? A. Cảnh cáo. B. Tử hình. C. Phạt tù. D. Chung thân. Câu 4. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù? A. 15 năm. B. 13 năm. C. 12 năm. D. 14 năm. Câu 5. Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Công an, quân đội mới được phép sử dụng các loại vũ khí chuyên dụng. B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ. C. Dùng dao để đánh nhau. D. Sử dụng súng tự chế. Câu 6. Tội cố ý truyền HIV/AIDS cho người khác bị phạt tù bao nhiêu lâu? A. Từ 1 năm đến 3 năm. B. Từ 3 năm đến 5 năm. C. Từ 3 năm đến 10 năm. D. Từ 2 năm đến 5 năm. Câu 7. Tác hại của HIV/AIDS là A. ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước. B. nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước. C. nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước. D. ảnh hưởng đến tương lai nòi giống của dân tộc. Câu 8. Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự là A. khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. B. đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác. C. đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. D. đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác
  5. gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Câu 9. Tác hại của tệ nạn xã hội là A. rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. B. làm \tan vỡ hạnh phúc gia đình. C. ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm \tan vỡ hạnh phúc gia đình. D. ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm \tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Câu 10. Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì? A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. B. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo. C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí. D. Mời bạn bè mua pháo. Câu 11. Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí? A. Cá nhân. B. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an. C. Tổ chức phản động. D. Công ty tư nhân. Câu 12. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự. B. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. C. Người dân sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. D. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán. Câu 13. Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền ? A. 10 triệu đến 20 triệu đồng. B. 10 triệu đến 50 triệu đồng. C. 10 triệu đến 150 triệu đồng. D. 10 triệu đến 100 triệu đồng. Câu 14. Ở Việt Nam hiện nay, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS có thể tiến hành khi nào? A. Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên. B. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. C. Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên. D. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Câu 15. Chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người là gì? A. Chất độc màu da cam, HIV. B. Các chất phóng xạ, chất độc màu da cam. C. Súng tự chế. D. Súng tự chế, các chất phóng xạ, chất độc màu da cam. Câu 16. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là A. quân đội nhân dân, kiểm lâm B. kiểm lâm, dân quân tự vệ C. quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, kiểm lâm. D. dân quân tự vệ.
  6. Câu 17. Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là gì? A. Vi phạm đạo đức. B. Vi phạm pháp luật. C. Tệ nạn xã hội. D. Vi phạm quy chế. Câu 18. Hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (đốt pháo) bị phạt tù mức cao nhất là bao lâu A. 5 năm B. 4 năm. C. 7 năm. D. 6 năm. Câu 19. Tên gọi của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là A. HIV. B. Ebola. C. cúm gà. D. AIDS. Câu 20. Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm? A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. C. Từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 20 tuổi trở lên. II. Tự luận: (5 điểm) Câu 1 (3 điểm): Em hãy trình bày các nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra? Là học sinh, công dân cần phải làm gì để ngăn ngừa giảm thiểu các tai nạn trên? Câu 2 (2 điểm): Tình huống: Hùng nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên: Lê Anh Thư và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Hùng đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền. Câu hỏi: 1. Hùng hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? 2. Nếu em là Hùng trong trường hợp này em sẽ làm gì? ------------Chúc các em làm bài tốt!--------------- Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm. BGH duyệt TTCM duyệt GV ra đề Khúc Thị Thanh Hiền Nguyễn Thị Thanh Thủy Phạm Phương Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2