Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ
lượt xem 1
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ
- UBND HUYỆN ĐẠI TỪ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LA BẰNG NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN GDCD LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) I. MA TRẬN MỨC Tổng Điểm số ĐỘ số câu Tên bài Nhận biết Thông hiểu VD thấp VD cao học TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 4: Phòng chống bạo 2 0 2 0 1 1 1 1 6 2 6,5 lực gia đình Bài 8: Lập ké hoạch chi 2 0 2 0 1 1 1 0 6 1 3,5 tiêu trong gia đình Tổng số câu 4 0 3 0 3 2 3 1 12 3 10,0 TN/T L
- Điểm 1,0 0 1,0 0 0,5 4,0 0,5 3,0 3,0 7,0 10,0 số Tổng số 1,0 điểm 1,0 điểm 4,5 điểm 3,5 điểm 10 điểm 10 điểm điểm 10% 10% 45% 35% 100 %
- II. BẢN ĐẶC TẢ Số câu TL/ Số câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu cần TN Nội dung Mức độ đạt TN TL TN TL (số câu) (số câu) Bài 7 4 1 C1 Nhận biết Nhận biết được bạo lực gia đình là gì. 1 1 C1 (TL) - Xác định được hành vi được xem là bạo lực gia đình. - Nhận biết câu ca dao, câu thành ngữ, câu nói khuyên răn, răn dạy nói về phòng Thông hiểu chống bạo lực gia đình. 1 C2 - Giải thích được vì sao phải phòng Phòng chống bạo lực gia đình. chống bạo lực gia đình - Thực hiện được việc làm bảo vệ các thành viên trong gia đình để không bị Vận dụng bạo hành, bạo lực gia đình. 1 C3 thấp - Phê phán thái độ, hành vi vi phạm về luật phòng chống bạo lực gia đình. Vận dụng Xử lí được tình huống liên quan đến bạo 1 C4 cao lực gia đình Bài 8 4 1
- Lập kế Nhận biết được trách nhiệm của việc chi hoạch chi Nhận biết 1 C1 tiêu hợp lí. tiêu hợp lí trong gia - Xác định được vai trò quan trọng của đình việc chi tiêu hợp lí. - Biện pháp giúp bản thân có kế hoạch chi tiêu hợp lí. - Nhận biết được tình hình tài chính của C2 Thông hiểu bản thân và gia đình để có KH chi tiêu 1 1 C2 (TL) hợp lí - Nhận biết được yếu tố chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chi tiêu không hợp lí. Vận dụng - Hạn chế những yếu tố, thói quen là 2 C3 thấp nguyên nhân gây ra việc chi tiêu không C4 hợp lí. - Thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt việc chi tiêu có kế hoạch theo 5 bước. - Hiểu được những câu nói, câu khuyên răn, câu thành ngữ nói về việc chi tiêu hợp lí và không hợp lí. + Chi tiêu phải có mục đích cụ thể, rõ ràng. + Lập kế hoạch chi tiêu cần bám sát thực tế, dựa trên nguồn lực hiện có của bản thân. + Cần thiết lập những nguyên tắc chi - tiêu đúng đắn, khoa học và phù hợp. + Cần hình thành và rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí. + Thái độ quyết tâm, nghiêm túc khi thực hiện kế hoạch.
- - Đưa ra được giải pháp để giải quyết Vận dụng được các tình huống chi tiêu một các hợp cao lí. III. ĐỀ KIỂM TRA UBND HUYỆN ĐẠI TỪ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS LA BẰNG MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên:..................................................................... Lớp:..................... A. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm): Lựa chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D Câu 1. “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Bạo lực gia đình. B. Vi phạm pháp luật. C. Bạo lực học đường. D. Tệ nạn xã hội. Câu 2. Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây? A. Bạo lực về tinh thần. B. Bạo lực về thể chất. ` C. Bạo lực về kinh tế. D. Bạo lực về tình dục. Câu 3. Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình, chúng ra không nên thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thông báo sự việc với người thân. B. Giấu giếm, bao che cho đối phương. C. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí. D. Giải quyết bằng biện pháp tích cực. Câu 4. Anh B bắt vợ phải giải thích, kê khai giá tiền tất cả mọi thứ vợ anh mua, đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây? A. Bạo lực thể chất. B. Bạo lực tinh thần. C. Bạo lực kinh tế. D. Bạo lực tình dục. Câu 5. Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây? A.. Tỏ thái độ tiêu cực để khiêu khích đối phương. B. Dùng lời nói tiêu cực để thách thức đối phương. C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình. D. Nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn Câu 6. Tình huống: “Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm”. Hành vi của bố mẹ bạn C trong tình huống trên thuộc hình thức bạo lực gia đình nào? A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần. C. Bạo lực về tài chính. D. Bạo lực về tình dục.
- Câu 7. “Tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Kế hoạch chi tiêu. B. Quản lí tiền hiệu quả C. Kế hoạch tài chính. D. Mục tiêu tài chính. Câu 8. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. Câu 9. Chị H thấy đôi giày đẹp 80k trên Shopee liền đặt hàng. Chị không được xem hàng trước khi trả tiền. Khi shipper đi rồi, chị H mở ra mới vỡ lẽ là giày rởm không dùng được. Tình huống của chị H ứng với câu thành ngữ nào sau đây? A. Tiền nào của nấy B. Tiền trao cháo múc C. Tiền ngắn mặt dài D. Của thiên trả địa Câu 10. Đâu là câu thành ngữ chỉ sự xiết chặt việc chi tiêu? A. Cầm vàng chịu đói B. Ăn mắm mút tay C. Thắt lưng buộc bụng D. Nhìn rau gắp thịt Câu 11. Đâu là câu thành ngữ chỉ việc ăn uống, chi tiêu hợp lý, biết tiết kiệm sẽ đỡ phải lo lắng, phiền lụy người khác? A. Bớt bát mát mặt B. Bóp mồm bóp miệng C. Nâng lên hạ xuống D. Rán sành ra mỡ Câu 12. Câu thành ngữ “ Thừa giấy vẽ voi” chỉ việc chi tiêu không hợp lí gần nghĩa với câu nào sau đây? A. Thùng rỗng kêu to B. Biết đâu ma ăn cỗ C. Vung tay quá trán. D. Cha nào con nấy II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định sau không: “Chăm ngoan, học giỏi, biết giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, tập luyện thể theo để có 1 sức khoẻ tốt cũng là gián tiếp giảm bớt xung đột trong gia đình”. Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật ở các trường hợp dưới đây trong việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu: a) Khi lập kế hoạch chi tiêu, B không chỉ quan tâm đến cân đối thu, chi mà còn đặt mục tiêu tiết kiệm và quyết tâm thực hiện tốt cả hai mục tiêu. b) A cho rằng học sinh có ít tiền, khó thực hiện mục tiêu tiết kiệm nên bạn ít khi đặt mục tiêu tiết kiệm khi lập kế hoạch chi tiêu. Câu 3 (3,0 điểm): Giả sử em rất thích một chiếc áo 200 nghìn. Em hãy lập kế hoạch tiết kiệm với những mục tiêu đúng đắn và chính đáng để mua được chiếc áo đó. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................
- ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................ IV. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM A. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-A 2-B 3-B 4-C 5-D 6-B 7-A 8-B 9-A 10-C 11-A 12-C B. Tự luận (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm - Gợi ý trả lời câu 1: Em đồng tình với ý kiến này: “Chăm ngoan, học giỏi, biết giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, tập luyện thể theo để có 1 sức khoẻ tốt cũng là gián tiếp giảm bớt xung đột trong gia đình”. + Vì những điều này sẽ làm bố mẹ vui lòng và tự hào vì bản thân 1 mình dù công việc gia đình có bận rộn, vất vả một chút bố mẹ vẫn 1,0 vui và hết lòng vì con cái. Ngược lại, nếu em lười học, kết quả học tập kém, lười làm việc nhà, sức khoẻ kém sẽ gây ra áp lực lên gia đình và có thể kéo theo những cuộc than phiền, cãi vã trong gia đình. + Bản thân em cũng sẽ có động lực tốt để tiếp tục giữ vững thành tích hoặc có thành tích cao hơn nữa. Việc em chăm ngoan học giỏi, 1,0
- ngoan ngoãn, có sức khoẻ tốt sẽ giúp gia đình giảm áp lực kinh tế, góp phần làm cho bầu không khí gia đình hoà thuận, yên vui. Do đó gián tiếp giảm bớt những xung đột, bạo lực trong gia đình. - Trường hợp a) Đây là hành vi đúng vì mục tiêu của kế hoạch chi tiêu trước hết là phải cân đối thu, chi nhưng cũng đặt mục tiêu 1,0 tiết kiệm để có khoản dự phòng giúp làm chủ được tài chính. 2 - Trường hợp b) Đây là hành vi chưa đúng, dù có ít tiền để chi tiêu nhưng nếu đặt ra mục tiêu tiết kiệm và lập kế hoạch chi tiêu cho hợp lí vẫn có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm giúp cho việc 1,0 chủ động tài chính cá nhân trong những vậu trường hợp cần thiết. Học sinh lập kế hoạch theo 5 bước đã học. Mục tiêu: Chi tiêu hợp lí trong một khoảng thời gian để tiết kiệm được 200.000 đồng. 3 Các bước lập kế hoạch: - Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có. Ví dụ: 1,0 Mục tiêu: chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 100.000 đồng. Thời gian thực hiện: 2 tháng Nguồn lực hiện có: tiền bố mẹ cho để ăn sáng và tiêu vặt hàng tháng (300.000 đồng); tiền thu được từ việc thu gom, bán phế liệu (50.000 đồng) 1,0 Bước 2: Xác định các khoản cần chi Khoản chi cố định: ăn sáng, mua nước uống, mua vở, bút,... Khoản chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: mua truyện, sách tham khảo… Khoản chi phát sinh: quà mừng sinh nhật, liên hoan bạn bè,.... Tiết kiệm dự phòng.... Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi Chi tiêu thiết yếu: 65% Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: 15% Chi phí phát sinh: 10% 1,0 Tiết kiệm dự phòng: 10%
- - Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu - Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu La Bằng, ngày 01 tháng 03 năm 2024 XÁC NHẬN CỦA BLĐ DUYỆT CỦA TỔ CM NGƯỜI RA ĐỀ PHÓ HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN Lê Thị Quyên Lý Thị Yên Nguyễn Tiến Phong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 172 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Mạo Khê B
4 p | 56 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Bộ 18 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
18 p | 140 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
7 p | 149 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn