intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDKT&PL lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn GDKT&PL lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDKT&PL lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN KTPL 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 001 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM( 7 ĐIỂM) Câu 1: Việc làm nào dưới đây thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân? A. Ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp. B. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật. C. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em. D. Luôn đòi bố mẹ chiểu theo ý muốn của bản thân. Câu 2: Quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm mấy bước được quy định trong Hiến pháp? A. 8 bước. B. 7 bước. C. 6 bước. D. 5 bước. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là sai về bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013? A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân. B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của công nhân. C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do nhân dân. D. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước vì nhân dân. Câu 4: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền chính trị của công dân Việt Nam? A. Quyền tự do kinh doanh. B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội. C. Quyền tự do đi lại và cư trú. D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Câu 5: Theo nội dung của Hiến pháp 2013, một trong những nguyên tắc cơ bản của đường lối đối ngoại của nhà nước ta là A. hòa bình và lệ thuộc. B. bá quyền và áp đặt. C. độc lập và tự chủ. D. độc lập và lệ thuộc. Câu 6: Hiến pháp 2013 khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước A. liên kết. B. phụ thuộc. C. độc lập. D. trung lập. Câu 7: Văn bản pháp luật nào dưới đây có giá trị pháp lí cao nhất? A. Luật và Hiến pháp. B. Pháp lệnh, nghị định. C. Hiến Pháp. D. Bộ luật và luật. Câu 8: Hiến pháp 2013 khẳng định chính thể Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Dân chủ cộng hòa. B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. C. Dân chủ và tập trung. D. Cộng hòa và phong kiến. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thuộc nhóm quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam? Trang 1/4 - Mã đề 001
  2. A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước. D. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước. Câu 10: Điều 1, Hiến pháp 2013 khẳng định, Nhà nước Việt Nam là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, nội dung này đã Hiến định vấn đề nào dưới đây về mặt chế độ chính trị? A. Đảng chính trị. B. Lãnh thổ. C. Chính thể. D. Chủ quyền. Câu 11: Theo nội dung của Hiến pháp 2013, Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình tròn, nền đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh xunh quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam D. Đoàn thanh niện Cộng sản Hồ chí minh. Câu 12: Căn cứ vào trình tự, thủ tục ban hành thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp A. Nhu tính. B. Xã hội chủ nghĩa. C. Đặc biệt cứng. D. Thành văn. Câu 13: Hiến pháp 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do ai làm chủ? A. Của dân, do dân và vì dân. B. Giai cấp công nhân C. Của toàn xã hội. D. Của dân, do Đảng và vì dân. Câu 14: Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai dưới đây? A. Quyền của mọi công dân. B. Quyền của công dân đủ 21 tuổi trở lên. C. Quyền của công dân từ 18 tuổi trở lên. D. Quyền của công dân từ 25 tuổi trở lên. Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “quyền cơ bản của công dân”? A. Những quyền của công dân được nhà nước bảo vệ. B. Là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng. C. Những quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. D. Những việc mà công dân phải thực hiện theo quy định trong Hiến pháp. Câu 16: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo yêu cầu nào sau đây? A. Đa số ý kiến người dân. B. Luật Hành chính. C. Trình tự, thủ tục đặc biệt. D. Sự hướng dẫn của Chính phủ. Câu 17: Theo quy định của pháp luật, quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm là nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực A. kinh tế. B. văn hóa. C. quốc phòng. D. chính trị. Câu 18: Nghĩa vụ cơ bản của công dân là A. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện. B. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện. Trang 2/4 - Mã đề 001
  3. C. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. D. Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện. Câu 19: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: A. Những người là công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ của công dân. B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. C. Quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân. D. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ công dân. Câu 20: Mọi công dân đối với Hiến pháp A. Không cần nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. B. Có thể bỏ qua không cần chấp hành Hiến pháp và pháp luật. C. Phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. D. Tùy ý, muốn tuân thủ hay không đều được. Câu 21: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, vì dựa vào các quy định trong Hiến pháp các luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản dưới luật khác sẽ A. xa dời nội dung Hiến pháp B. độc lập với Hiến pháp. C. cụ thể hóa Hiến pháp. D. chỉnh sửa lại Hiến pháp. Câu 22: Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành vào năm nào? A. 1947. B. 1945. C. 1946. D. 1950. Câu 23: Mọi văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành không phù hợp với Hiến pháp sẽ A. hủy bỏ. B. thực hiện. C. giữ nguyên. D. tiếp tục. Câu 24: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. một nước độc lập xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. C. một nước độc lập, tự do, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D. một nước xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 25: Theo nội dung của Hiến pháp 2013, Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình chữ nhật trong đó chiều rộng bằng A. hai phần ba chiều dài. B. bốn phần ba chiều dài. C. một phần ba chiều dài. D. ba phần ba chiều dai. Câu 26: Hiến pháp năm 2013 quy định về những nội dung cơ bản nào? A. Trách nhiệm của nhà nước. B. Trách nhiệm của cá nhân. C. Quyền và nghĩa vụ của công dân. D. Lợi ích của công dân. Câu 27: Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp? A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 28: Khi đề cập đến lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Trang 3/4 - Mã đề 001
  4. 2013 không quy định nội dung nào dưới đây? A. Hải đảo. B. Vùng núi. C. Đất liền. D. Vùng trời. II/ PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1: Em hãy cho biết có bao nhiêu nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị? Đó là những nội dung nào? Hãy trình bày nội dung cơ bản của Hiến pháp về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? (2 điểm). Câu 2: Em hãy cho biết nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội? (1 điểm). ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 001
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN KTPL 10 Thời gian làm bài : 45 Phút I/ Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 C C D B 2 A C A C 3 B B A C 4 D B C D 5 C B C C 6 C B D A 7 C D A D 8 B D A B 9 B A A C 10 C D A D 11 A A A B 12 B C C D 13 A A D B 14 B A D D 15 D B D D 16 C A A A 17 A D A D 18 C B B C 19 D C C B 20 C D A B 21 C C C D 22 C B A D 23 A A B C 24 B C B D 25 A C C A 26 C D C A 27 D C B A 28 B B B B II/ ĐÁP ÁN TỤ LUẬN Câu 1: Em hãy cho biết có bao nhiêu nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị? Đó là những nội dung nào? Hãy trình bày nội dung cơ bản của Hiến pháp về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? (2 điểm). -Có 3 nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị + Hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Bản chất nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam + Đường lối đối ngoại, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1
  6. - Hiến pháp năm 2013 khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển vùng trời. Tổ quốc Việt Nam thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi sự hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiệm trị (Điều 1, 11). Câu 2: Em hãy cho biết nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội? (1 điểm). - Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội như: Công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt; quyền bảo đảm an sinh xã hội; quyền làm việc; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; quyền học tập; quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. ------------------- 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0