intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HP ĐỀKIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT VĨNH BẢO MÔN: KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 Thời gian bàm bài :45 phút(không kể thời gian giao đề) Họ và tên....................................................SBD ........................STT............. Mã đề thi:251 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam A. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. B. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động. C. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo. D. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 2. Nhận định nào là đúng nhất khi nói về quyền và nghĩa vụ của công dân: A. Là học sinh có quyền công dân. B. Quyền con người và quyền công dân không có mối liên hệ với nhau. C. Quyền công dân luôn gắn liền với nghĩa vụ của công dân. D. Quyền con người gắn liền với sự phát triển của con người. Câu 3. Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, người đứng đầu Ủy ban nhân dân được gọi là A. Phó bí thư chi bộ. B. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân. C. Bí thư Đảng ủy D. Chủ tịch. Câu 4. Trong tổ chức, hệ thống chính trị nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc A. phổ thông, đầu phiếu. B. tự do, tự nguyện. C. đảm bảo tính pháp quyền. D. bình đẳng và tập trung. Câu 5. Hành vi nào sau đây thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về dân sự? A. Anh N không tham gia biểu tình . B. Ông B tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng. C. Chị C đã có những kiến nghị với Uỷ ban nhân dân D. Bạn H được thừa kế tài sản từ bố đẻ. Câu 6. Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan A. bảo vệ nhà nước ở địa phương. B. cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. C. cơ quan lãnh đạo ở địa phương. D. hành chính nhà nước ở địa phương. Câu 7. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành được xác lập theo cơ chế nào dưới đây? A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ. B. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát. C. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra. D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Câu 8. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là cơ sở để hình thành bộ máy nhà nước và khẳng định nhân dân Việt Nam là người thành lập ra A. Đảng . B. Chính phủ. C. Nhà nước. D. Mặt trận. Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là quyền con người, quyền và nghĩa công dân về chính trị? A. Quyền kết hôn và li hôn. B. Quyền ứng cử. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền được bầu cử. Câu 10. Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do cơ quan cùng cấp nào bầu ra? A. Hội đồng nhân dân. B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân. GDCD, Mã đề: 251, 3/6/2023. Trang 1/3
  2. C. Tòa án nhân dân. D. Mặt trận tổ quốc. Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp? A. Đa dạng hoá, đa phương hoá. B. Chủ động và tích cực hội nhập. C. Độc lập, tự chủ, hoà bình D. Can thiệp vào công việc nội bộ. Câu 12. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về Hiến pháp? A. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện B. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của Nhà nước C. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành D. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành Câu 13. Quyền con người có từ khi nào? A. Ở một độ tuổi nhất định. B. Từ khi sinh ra. C. Khi là công dân của một nước. D. Do pháp luật quy định. Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân lập nên, được nhân dân ủy quyền để thực hiện việc A. xử lý vi phạm pháp luật. B. đập tan bọn khủng bố. C. quản lý nhà nước và xã hội. D. Xử lý quan liêu, tham nhũng cá nhân. Câu 15. Nội dung nào sau đây thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013? A. Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của Nhân dân. B. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. C. Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa do dân và vì dân. D. Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa vì dân. Câu 16. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan chính địa nhà nước ở phương? A. Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. B. Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng. C. Hội đồng nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. D. Uỷ ban nhân dân xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Câu 17. Từ khi lập nước đến nay Việt Nam có bao nhiêu bản Hiến pháp? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 18. Hội đồng nhân dân là A. cơ quan hành chính. B. cơ quan giám sát C. cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. D. cơ quan lãnh đạo ở địa phương. Câu 19. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 25). Điều luật trên thể hiện nội dung nào trong quy định của Hiến pháp năm 2013? A. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân B. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục C. Khoa học, công nghệ và môi trường D. Chế độ chính trị Câu 20. Trong hệ thống pháp luật của nước Việt Nam hiện nay, Hiến pháp năm 2013 giữ vị trí, vai trò như thế nào? A. Luật cơ bản của Nhà nước B. Luật không thể thiếu của Nhà nước C. Pháp luật cơ bản của Nhà nước D. Luật thiếu yếu của Nhà nước Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Mang tính tập thể. B. Cá nhân phụ trách. C. Lãnh đạo tập thể. D. Mang tính pháp quyền GDCD, Mã đề: 251, 3/6/2023. Trang 2 / 3
  3. Câu 22. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân gắn bó mật thiết với: A. hoạt động của công dân được ghi nhận trong hiến pháp. B. đời sống của mỗi công dân được ghi nhận trong hiến pháp. C. việc làm của mỗi công dân được ghi nhận trong hiến pháp. D. hành động của mỗi công dân được ghi nhận trong hiến pháp. Câu 23. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại trên nguyên tắc nào? A. xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. B. bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các thành viên C. độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. D. lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Câu 24. Theo quy định của pháp luật, Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 gồm có bao nhiêu Bộ và cơ quan ngang bộ A. 28 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. B. 27 bộ và 5 cơ quan ngang bộ. C. 26 bộ và 6 cơ quan ngang bộ. D. 25 bộ và 7 cơ quan ngang bộ. Câu 25. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức nào dưới đây thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của đời sống xã hội? A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. C. Công đoàn Việt Nam. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 26. Đảng lãnh đạo bộ máy nhà nước thông qua việc Đảng A. cấp ngân sách cho bộ máy nhà nước B. toàn quyền quyết định nhà nước. C. làm thay công việc của nhà nước D. đề ra đường lối chính sách. Câu 27. Theo yêu cầu của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và A. vì dân. B. xa dân. C. lợi dân. D. yêu dân. Câu 28. Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở nào? A. Nguyên tắc. B. Tự nguyện. C. dân chủ. D. Thống nhất đa số. -------------- Hết ------------- GDCD, Mã đề: 251, 3/6/2023. Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2