intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN NĂM HỌC 2023 - 2024 -------------------- MÔN: GDKT & PL_LỚP 10 (Đề thi có 3 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) SBD: .................... Họ và tên: ........................................................ Mã đề 101 Phòng…………… I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Văn bản luật không bao gồm văn bản nào dưới đây? A. Hiến pháp. B. Biên bản xử phạt hành chính. C. Luật hành chính. D. Luật tố tụng dân sự. Câu 2. Em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là không đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị? A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước. B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau. C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia trên thế giới. D. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hình thức duy nhất là dân chủ trực tiếp. Câu 3. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện A. lặp đi lặp lại trong thực tế. B. linh động tùy trường hợp. C. cố định trong một năm. D. một lần trong thực tiễn. Câu 4. Việc Quốc hội ban hành Luật giáo dục năm 2019 để cụ thể hóa một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của Hiến pháp A. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài. B. Hiến pháp có quy trình sửa đổi đặc biệt. C. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước. D. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tương đối ổn định. Câu 5. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức A. áp dụng pháp luật B. thi hành pháp luật C. sử dụng pháp luật D. tuân thủ pháp luật Câu 6. Trong lịch sử lập hiến, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành các bản Hiến pháp nào dưới đây? A. Hiến pháp 1946, 1959,1980,1993,2013. B. Hiến pháp 1946, 1960,1980,1992,2013. C. Hiến pháp 1946, 1959,1981,1992,2013. D. Hiến pháp 1946, 1959,1980,1992,2013. Câu 7. Ý kiến nào sai khi nói vai trò của pháp luật đối với công dân? A. Căn cứ quy định pháp luật công dân thực hiện quyền của mình. B. Luật và các văn bản dưới luật cụ thể hóa nội dung. C. Hiến pháp quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. D. Pháp luật bảo đảm công dân được hưởng quyền theo nhu cầu. Câu 8. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức nếu vi phạm pháp pháp luật đều phải bị xử lý như nhau. Điều đó thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính công khai. B. Tính dân chủ. Mã đề 101 Trang Seq/3
  2. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính qui phạm phổ biến. Câu 9. Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp? A. Tòa án. B. Viện kiểm sát. C. Quốc hội. D. Chính phủ. Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp? A. Chủ động và tích cực hội nhập. B. Can thiệp vào công việc nội bộ nước láng giềng. C. Độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. D. Đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ. Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của Hiến pháp? A. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp. B. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. Hiến pháp không cần sửa đổi, bổ sung khi điều kiện hoàn cảnh của đất nước thay đổi. D. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài, tương đối ổn định. Câu 12. Đặc điểm nào của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 13. Chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? A. Cộng hoà dân chủ nhân dân Việt Nam. B. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. Cộng hoà nghị viện nhân dân Việt Nam. D. Cộng hoà hỗn hợp Việt Nam. Câu 14. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trong lĩnh vực chính trị, mọi công dân đều có quyền được A. cấp vốn để sản xuất kinh doanh. B. tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. tự do đi lại bất cứ đâu. D. chia đều cổ tức cổ phần. Câu 15. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, c trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến A. nhiệm vụ của pháp luật. B. chức năng của pháp luật. C. đặc trưng của pháp luật. D. vai trò của pháp luật. Câu 16. Tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội được gọi là A. Ngành luật. B. chế định pháp luật. C. quy phạm pháp luật. D. cấu trúc pháp luật. Câu 17. Văn bản nào dưới đây là văn bản dưới luật? A. Nghị định chính phủ. B. Luật hành chính. C. Bộ luật Lao động. D. Bộ luật Hình sự. Câu 18. Theo quy định của pháp luật, công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu lý lịch ứng cử viên. B. Làm giả hồ sơ bảo hiểm. C. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký thuế. D. Khai báo điều tra nhân khẩu. Câu 19. Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước vì vậy hiến pháp có hiệu lực pháp lý A. vĩnh cửu. B. lâu dài. C. cụ thể. D. vĩnh viễn. Câu 20. Theo quy định của Hiến pháp 2013, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền của công dân trên lĩnh vực chính trị? A. Tham gia bầu cử Quốc hội. Mã đề 101 Trang Seq/3
  3. B. Khiếu nại vì đền bù chưa thỏa đáng. C. Hoàn thiện thủ tục nhận di sản thừa kế. D. Bày tỏ ý kiến với đại biểu Quốc hội. Câu 21. Theo quy định của Hiến pháp 2013, trên lĩnh vực dân sự, mọi công dân đều có quyền được A. tự do ngôn luận. B. tự do tín ngưỡng. C. tự do hội họp. D. khiếu nại, tố cáo. Câu 22. Phát biểu nào dưới đây là sai về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị theo Hiến pháp 2013? A. Mọi công dân đều có quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. B. Mọi công dân đều có quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. C. Mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. D. Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Câu 23. Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 24. Trường hợp bạn A đủ 16 tuổi nhưng không sử dụng xe trên 50cm3 là hình thức thực hiện nào của pháp luật? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 25. Văn bản pháp luật nào được coi là Luật cơ bản của nhà nước A. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân. B. Luật nhà nước. C. Luật tổ chức Quốc hội. D. Hiến pháp. Câu 26. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. quyền và nghĩa vụ của mình. C. các quyền của mình. D. lợi ích kinh tế của mình. Câu 27. Hiến pháp 2013 quy định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng giữ vai trò như thế nào đối với Nhà nước và xã hội? A. Điều phối. B. Quản lý. C. Lãnh đạo. D. Tập hợp. Câu 28. Một trong các đặc điểm của pháp luật thể hiện ở A. tính dân tộc. B. tính quyền lực bắt buộc chung. C. tính đại chúng. D. tính nhân dân. II/ PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Biết chị P kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giúp chăm sóc sức khỏe, anh H đã gặp và đề nghị chị nhập mỹ phẩm của mình bán với giá rẻ. Vì sản phẩm của anh H cung cấp không rõ nguồn gốc và không có tem mác rõ ràng nên chị P đã từ chối. Sau đó 1 tuần, chị P nghe được tin anh H bị cảnh sát kinh tế tỉnh X lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hỏi: a/ Em hãy phân tích để làm rõ hình thức thực hiện pháp luật của chị P và cảnh sát kinh tế tỉnh X được đề cập trong tình huống trên? b/ Em hãy lấy ví dụ cụ thể về 4 hình thức thực hiện pháp luật mà em biết ? Câu 2: (1.0 điểm) Vì hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ muốn N sau khi học xong lớp 9 sẽ phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. N rất buồn, rất muốn đi học tiếp nhưng không biết phải làm gì để thuyết phục bố mẹ thay đổi ý kiến. Dựa vào quy định của Hiến pháp 2013, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp N. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0