intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

  1. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, TRƯỜNG THCS -THPT ĐĂK LUA NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Hóa học – KHỐI(Lớp): 10 Thời gian làm bài: 45 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Liên kết hydrogen là A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu. B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử. C. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử. D. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron chưa tham gia liên kết. Câu 2. Một loại liên kết rất yếu, hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của nguyên tử hay phân tử, gọi là A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết ion. C. tương tác van der Waals. D. liên kết cho – nhận. Câu 3. Phản ứng oxi hóa-khử là A. phản ứng trong đó các nguyên tử tham gia phản ứng đều phải thay đổi số oxi hóa. B. phản ứng không kèm theo sự thay đối số oxi hóa các nguyên tố. C. phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. D. phản ứng trong đó quá trình oxi hóa và quá trình khử không diễn ra đồng thời. Câu 4. Phản ứng tỏa nhiệt là gì? A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt. D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. Câu 5. Phản ứng thu nhiệt là gì? A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt. D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. Câu 6. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là A. nhiệt lượng tỏa ra. B. nhiệt lượng thu vào. C. biến thiên enthalpy. D. biến thiên năng lượng. Câu 7. Điều kiện chuẩn đối với chất khí là điều kiện ứng với A. áp suất 1 atm; nhiệt độ 0 0C hay 273 K. B. áp suất 1 bar; nhiệt độ 0 0C hay 273 K. C. áp suất 0 atm; nhiệt độ 25 0C hay 298 K. D. áp suất 1 bar; nhiệt độ 25 0C hay 298 K. Câu 8. Enthalpy tạo thành là A. nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất từ các đơn chất kém bền nhất. B. nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất từ các đơn chất bền nhất. C. nhiệt tỏa ra theo phản ứng tạo thành 1 mol chất từ các đơn chất kém bền nhất. D. nhiệt thu vào theo phản ứng tạo thành 1 mol chất từ các đơn chất bền nhất. Câu 9. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học được kí hiệu là A. . B. . C. . D. . Câu 10. Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất được kí hiệu là
  2. A. . B. . C. . D. . Câu 11. Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm? A. Phản ứng B. Phản ứng tỏa nhiệt. thu nhiệt. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. Câu 12. Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị dương? A. Phản ứng B. Phản ứng tỏa nhiệt. thu nhiệt. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. Câu 13. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: 2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) ; = –571,68 kJ. Phản ứng trên là phản ứng A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt. C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường. Câu 14. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: N2(g) + O2(g) 2NO(g) ; = +179,20 kJ. Phản ứng trên là phản ứng A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt. C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự giải phóng năng lượng ra môi trường. Câu 15. Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra A. thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt. B. khó khăn hơn các phản ứng thu nhiệt. C. chậm hơn các phản ứng thu nhiệt. D. thuận lợi hơn khi càng tỏa ít nhiệt. Câu 16. Chọn phát biểu đúng? A. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích. B. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. C. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích. D. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị khối lượng. Câu 17. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm A. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. B. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất. D. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất. Câu 18. Số oxi hóa của nitrogen trong N2, NO lần lượt là A. 0, +2. B. 0, -3. C. +1, +2. D. 0, +4. Câu 19. Số oxi hóa của nguyên tử Na trong hợp chất Na2O là A. +2. B. +4. C. +1. D. 1. 2+ Câu 20. Cho quá trình Cu → Cu + 2e. Đây là quá trình A. oxi hóa. B. khử . C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử. Câu 21. Trong phản ứng Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu, một mol Mg đã
  3. A. nhận 1 mol electron. B. nhường 1 mol e. C. nhận 2 mol electron. D. nhường 2 mol electron. Câu 22. Sản xuất gang trong công nghiệp bằng cách sử dụng khí CO khử Fe 2O3 ở nhiệt độ cao theo phản ứng sau: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2. Trong phản ứng này, chất đóng vai trò chất khử là A. Fe2O3. B. CO. C. Fe. D. CO2. Câu 23. Cho các phản ứng nhiệt hóa học dưới đây: o (1) CO(g) +O2 (g) — CO2 (g) rH 298K = - 283 kJ o (2) C(s) + H2O(g) + CO(g) + H2(g) rH 298K = + 131,25 kJ o (3) H2(g) + F2(g) → 2HF (g) rH 298K = - 546 kJ o (4) N2(g) + O2(g) → 2NO(g) rH 298K = +180 kJ. Phản ứng xảy ra kém thuận lợi nhất (khó nhất) là A. Phản ứng (1). B. Phản ứng (2). C. Phản ứng (3). D. Phản ứng (4). Câu 24. Phản ứng đốt cháy 2 mol khí hydrogen bằng 1 mol khí oxygen, tạo thành 2 mol nước ở trạng thái lỏng được biểu diễn như sau: 2H2(g) + O2(g) →→ 2H2O = –571,6 kJ Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Phản ứng trên tỏa ra nhiệt lượng là 571,6 kJ. B. Phản ứng trên thu vào nhiệt lượng là 571,6 kJ. C. Phản ứng trên cần cung cấp một nhiệt lượng là 571,6 kJ để phản ứng xảy ra. D. Năng lượng của phản ứng là 571,6 kJ. Câu 25. Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau: N2(g) + O2(g) 2NO(g) = +180 kJ Kết luận nào sau đây đúng? A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường. D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. Câu 26. Xét phản ứng phân huỷ khí N2O5, xảy ra như sau: 2N2O5(g) ? 4NO2(g) + O2(g) Biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo sự biến thiên nồng độ của chất tham gia và sản phẩm theo thời gian là A. B. C. D. Câu 27. Cho phương trình hoá học của phản ứng: CO(g) + H2O(g) ? CO2(g) + H2(g) Biểu thức tốc độ của phản ứng trên là A. B. C. D. Câu 28. Cho phương trình hoá học của phản ứng: H2(g) + Cl2(g) ? 2HCl(g) Biểu thức tốc độ của phản ứng trên là A. v = k.CH2.CCl2. B. v = k.2.CHCl. C. v = k.CH2.C2Cl2. D. v = 2.k.CH2.CCl2. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 29. (1,0 điểm) Cho phương trình phản ứng sau: C + HNO3  CO2 + NO2 + H2O a. Xác định chất khử, chất oxi hóa? b. Cân bằng phương trình phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron? Câu 30. (1,0 điểm) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau dựa vào enthalpy tạo thành: C2H5OH (l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(g ). Cho biết đây là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? (Biết: của C2H5OH (l) là -277,63 kJ/mol, CO2(g) là - 393,5 kJ/mol, H2O(g) là -241,82 kJ/mol).
  4. Câu 31 (1,0 điểm): Glucose là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6 được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Dung dịch glucose 5% (D = 1,1 g/mL) là dung dịch đường tiêm tĩnh mạch, là loại thuốc thiết yếu, quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hệ thống y tế cơ bản. Phương trình nhiệt hoá học của phản ứng oxi hoá glucose C6H12O6(s) + 6O2(g) → 6CO2(g) + 6H2O(l) = - 2 803,0 kJ a. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt, vì sao? b. Tính năng lượng tối đa mà một người bệnh nhận được khi truyền 1 chai 500 mL dung dịch glucose 5%? ---HẾT---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2