Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Quảng Nam
lượt xem 1
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Quảng Nam” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Quảng Nam
- MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ, ĐỀ GỐC VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM CỦA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: HÓA HỌC – LỚP 11 I. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 gồm toàn bộ phần hydrocarbon và dẫn xuất halogen. - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 21 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 9 câu), mỗi câu 0,33 điểm; - Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Nội dung/ Đơn vị Tổng MỨC ĐỘ kiến thức Tổng số câu %điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TT Chủ đề Số Số Số Số Số Số Số Số câu câu câu câu câu câu câu câu TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) 1. Alkane 3 0 2 0 0 0,5 0 0 5 0,5 21,67% 2. Hydrocarbon 4 0 4 0 0 1 0 0 8 1 36,67% không no 1 Hydrocarbon 3. Arene (Hydrocarbon 3 0 2 0 0 0,5 0 0 5 0,5 21,67% thơm) Dẫn xuất 2 Dẫn xuất Halogen 2 0 1 0 0 0 0 1 3 1 20% Halogen 3 Tổng số câu 12 0 9 0 0 2 0 1 21 3 4 Điểm số 4,0 0 3,0 0 0 2,0 0 1,0 7,0 3,0 5 Tỉ lệ % 40% 0% 30% 0% 0% 20% 0% 10% 70% 30% 6 Tổng hợp chung 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 100%
- II. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/ Đơn TT Mức độ nhận thức Nhận Thông Vận Vận Chủ đề vị kiến thức biết hiểu dụng dụng cao (TN) (TN) (TL) (TL) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Nhận biết: – Nêu được khái niệm về alkane. – Nguồn alkane trong tự nhiên. (Câu 1 – TN) – Nêu được tên một số alkane đơn giản. 3 – Công thức chung của alkane. – *Trình bày (Nêu) được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane (nêu được những alkane thể rắn, lỏng, khí ở điều kiện thường). (Câu 2, 3 – TN) Thông hiểu: Hydrocarbon – Trình bày được quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; 1 1. Alkane – Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng (12 tiết) chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane. (Câu 4 – TN) – Trình bày được đặc điểm về liên kết hoá học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane; phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hoá hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn 2 toàn. (Câu 5 – TN) – Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.
- Vận dụng: – Thực hiện được thí nghiệm: cho hexane vào dung dịch thuốc tím, cho hexane tương tác với nước bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sáng), đốt cháy hexane; quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alkane. 0,5 – Gọi được tên cho một số alkane (C1 – C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử C. (Câu 1a – TL) – Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông. – Hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra. – Vận dụng kiến thức về alkane để giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xử lí sự cố tràn dầu, rò rỉ khí gas, tẩy vết nhựa đường, vết sơn, dập tắt các đám cháy xăng dầu, … Tính lượng khí gas (buthane và propane) cần thiết để đun sôi nước. Nhận biết: – Nêu được khái niệm về alkene và alkyne. – Công thức chung của alkene; alkyne. (Câu 6 – TN) 2. – Đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử của ethylene và acetylene. (Câu Hydrocacbon 8, 9 – TN) 4 không no – Nêu được khái niệm và xác định được đồng phân hình học (cis, trans) trong một số trường hợp đơn giản. (Câu 7 – TN) – Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, khả năng hoà tan trong nước) của một số alkene, alkyne.
- Thông hiểu: – Nêu được đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử của ethylene và acetylene. – Gọi được tên một số alkene, alkyne đơn giản (C2 – C5), tên thông thường một vài alkene, alkyne thường gặp. (Câu 12 – TN) – Trình bày được các tính chất hoá học của alkene, alkyne: Phản ứng cộng hydrogen, cộng halogen (bromine); cộng hydrogen halide (HBr) 4 và cộng nước; quy tắc Markovnikov; Phản ứng trùng hợp của alkene; Phản ứng của alk-1-yne với dung dịch AgNO3 trong NH3; Phản ứng oxi hoá (phản ứng làm mất màu thuốc tím của alkene, phản ứng cháy của alkene, alkyne). (Câu 10, 11, 13 – TN) Vận dụng: – Thực hiện được thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene và acetylene (phản ứng cháy, phản ứng với nước bromine, phản ứng làm mất màu thuốc tím); mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alkene, alkyne. (Câu 2 – TL) – Xác định được đồng phân hình học (cis, trans) trong một số trường hợp đơn giản. – Trình bày được ứng dụng của các alkene và acetylene trong thực tiễn; 1 phương pháp điều chế alkene, acetylene trong phòng thí nghiệm (phản ứng dehydrate hoá alcohol điều chế alkene, từ calcium carbide điều chế acetylene) và trong công nghiệp (phản ứng cracking điều chế alkene, điều chế acetylene từ methane).
- Nhận biết: – Nêu được khái niệm về arene. – Viết được công thức và gọi được tên của một số arene (benzene, toluene, xylene, styrene, naphthalene). (Câu 15 – TN) 3 – Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của một số arene, đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử benzene. (Câu 14, 16 – TN) Thông hiểu: – Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của arene (hoặc qua mô tả thí nghiệm): Phản ứng thế của benzene và toluene, gồm phản ứng halogen hoá, nitro hoá (điều kiện phản ứng, quy tắc thế); Phản ứng cộng chlorine, hydrogen vào vòng benzene; Phản ứng oxi hoá hoàn toàn, oxi 3. Arene hoá nhóm alkyl. (Hydrocarbon – Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của thơm) một số arene, đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử benzene. (Câu 17 – TN) – Thực hiện được (hoặc quan sát qua video hoặc qua mô tả) thí nghiệm nitro hoá benzene, cộng chlorine vào benzene, oxi hoá benzene và 2 toluene bằng dung dịch KMnO4; mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của arene. – Trình bày được ứng dụng của arene và đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng arene trong việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. (Câu 18 – TN) – Trình bày được phương pháp điều chế arene trong công nghiệp (từ nguồn hydrocarbon thiên nhiên, từ phản ứng reforming).
- Vận dụng: – Viết công thức cấu tạo được một số aren thường gặp: styrene, napthalene. (Câu 1b – TL) – Thực hiện được (hoặc quan sát qua video hoặc qua mô tả) thí nghiệm nitro hoá benzene, cộng chlorine vào benzene, oxi hoá benzene và 0,5 toluene bằng dung dịch KMnO4; mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của arene. – Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng arene trong việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. Nhận Biết: – Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen. (Câu 19 – TN) – Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen. 2 – Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen. (Câu 20 – TN) Thông hiểu: – Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuất halogen: Phản ứng thế nguyên tử halogen (với OH–); Phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắc Zaisev. (Câu 21 – TN) 1 – Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen – Trình bày được tác hại của việc sử dụng các hợp chất Dẫn xuất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh. 2 Dẫn xuất Halogen Halogen Vận dụng: – Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế (C1 – C5) và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp. – Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷ phân ethyl bromide (hoặc ethyl chloride); mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của dẫn xuất halogen. Vận dụng cao: – Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất 1 halogen trong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng thực vật...). (Câu 3 – TL)
- Tổng câu 12 9 2 1 Tỉ lệ % các mức độ nhận thức 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% III. ĐỀ GỐC SỞ GDĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC 11 (Đề thi gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: .......... ĐỀ GỐC 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (21 câu – 7 điểm) Câu 1. Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol methylic, … Thành phần chính của khí thiên nhiên là methane. Công thức phân tử của methane là A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6. Câu 2. Ở điều kiện thường CH4, C5H12 tồn tại các thể lần lượt sau đây: A. gas – gas. B. gas – liquid. C. gas – solid. D. liquid – liquid. Câu 3. Các alkane được dùng làm ga trong đun nấu có số nguyên tử carbon trong phân tử từ A. C1 đến C4. B. C3 đến C4. C. C5 đến C6. D. C7 đến C11. Câu 4. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần theo số nguyên tử carbon trong dãy alkane là do
- A. Lực tương tác vanderwaals và M tăng dần. B. Phân tử khối tăng dần. C. Bán kính nguyên tử tăng dần. D. Lực liên kết hydrogen tăng dần. Câu 5. Cho phản ứng cracking sau: X ⎯⎯⎯ CH 4 + C 3 H 6 . Công thức cấu tạo thu gọn của X là: → t o C, xt A. CH3CH2CH3. B. CH3-CH=CH2. C. CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2CH2CH3. Câu 6. Alkyne là những hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6). Câu 7. Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)? A. CH3CH=CH2. B. CH3CH=C(CH3)2. C. CH3CH=CHCl. D. CH2=CH2. Câu 8. Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là acetylene. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, ethylene trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với acetylene. Công thức phân tử của acetylene là A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2. Câu 9. Mô hình quả cầu - thanh nối của phân tử X như sau: X là A. ethylene. B. acetylene. C. propene. D. propyne.
- Câu 10. Trùng hợp ethene, sản phẩm thu được có cấu tạo là A. . B. . C. . D. . Câu 11. Để phân biệt ethane và ethene, ta dùng phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng đốt cháy. B. Phản ứng cộng với hydrogen. C. Phản ứng cộng với nước bromine. D. Phản ứng trùng hợp. Câu 12. Alkyne CH3−C≡C−CH3 có tên gọi là A. but-1-yne. B. but-2-yne. C. methylpropyne. D. methylbut-1-yne. Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3–C≡CH + [Ag(NH3)2]OH → X + NH3 + H2O X có công thức cấu tạo là? A. CH3–C–Ag≡C–Ag. B. CH3–C≡C–Ag. C. Ag–CH2–C≡C–Ag. D. Không phản ứng. Câu 14. Trong phân tử benzen: A. 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng. B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C. C. Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng. D. Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng. Câu 15. Công thức phân tử của benzene là A. C7H8. B. C6H6. C. C4H4. D. C8H10.
- Câu 16. Hoạt tính sinh học của benzene, toluene là A. gây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc trong thời gian dài. B. không gây hại cho sức khỏe. C. gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe. D. tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại. Câu 17. Điều nào sau đâu không đúng khi nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzene? A. vị trí 1,2 gọi là ortho. B. vị trí 1,4 gọi là para. C. vị trí 1,3 gọi là meta. D. vị trí 1,5 gọi là ortho. Câu 18. Một trong những ứng dụng của toluene là A. làm phụ gia để tăng chỉ số octane của nhiên liệu. B. làm chất đầu để sản xuất methylcyclohexane. C. làm chất đầu để điều chế phenol. D. làm chất đầu để sản xuất polystyrene. Câu 19. Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen của hydrocarbon? A. Cl–CH2–COOH. B. C6H5–CH2–Cl. C. CH3–CH2–Mg–Br. D. CH3–CO–Cl. Câu 20. Các hợp chất chỉ chứa chlorine, fluorine và carbon trong phân tử được gọi chung là các hợp chất chlorofluorocarbon hay freon dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, tạo gốc tự do, dẫn đến việc phá hủy tầng ozone và gây hiệu ứng nhà kính. Kí hiệu của các hợp chất chlorofluorocarbon là
- A. AFF. B. AFC. C. KFC. D. CFC. Câu 21. Thủy phân các dẫn xuất halogen sau: (1) CH3CH2Cl; (2) CH3CH=CHCl; (3) C6H5CH2Cl. Trường hợp sẽ thu được alcohol là A. (1), (2), (3). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (2), (3). II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu – 3 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) a/ Đọc tên theo danh pháp thay thế của hydrocarbon sau: CH3-CH(CH3)-CH2-CH3. b/ Viết công thức cấu tạo của hydrocarbon sau: styrene. Câu 2. (1,0 điểm) Thực hiện thí nghiệm sau: Sục 0,224 lít khí acetylene (ở điều kiện tiêu chuẩn) vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3. a/ Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra của thí nghiệm trên. b/ Tính khối lượng sản phẩm chất hữu cơ thu được bằng bao nhiêu? (Biết khối lượng nguyên tử của: C = 12, H = 1, Ag = 108) Câu 3. (1,0 điểm) Hiện nay, vì yếu tố lợi nhuận mà vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Em hãy đưa ra hướng giải quyết về tình trạng trên. ------ HẾT ------
- SỞ GDĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC 11 (Đề thi gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: .......... ĐỀ GỐC 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (21 câu – 7 điểm) Câu 1. Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ với thành phần chính là methane được dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón urea, hydrogen và ammonia. Công thức phân tử methane là A. CH4. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H6. Câu 2. Ở điều kiện thường C3H8, C6H14 tồn tại các thể lần lượt sau đây: A. gas – gas. B. gas – liquid. C. gas – solid. D. liquid – liquid. Câu 3. Các alkane được dùng làm ga trong bật lửa có số nguyên tử carbon trong phân tử từ A. C1 đến C4. B. C3 đến C4. C. C5 đến C6. D. C7 đến C11. Câu 4. Khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập tắt vì A. Xăng dầu nhẹ hơn nước nổi trên mặt nước, làm tăng khả năng tiếp xúc với oxygen, làm đám cháy loang rộng hơn. B. Xăng dầu tác dụng với nước.
- C. Nước xúc tác cho phản ứng cháy của xăng dầu. D. Đám cháy cung cấp nhiệt làm H2O bị phân hủy giải phóng oxygen cung cấp thêm cho đám cháy to hơn. Câu 5. Hyđrocarbon X có công thức phân tử C5H12 khi tác dụng với clo taọ được một dẫn xuất monocloro duy nhất. Công thức cấu tạo của X là A. CH3CH2CH2CH3CH3. B. CH3CH2CH2CH2CH2CH3. C. CH3CH2CH(CH3)CH3. D. (CH3)4C. Câu 6. Alkene là những hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6). Câu 7. Những hợp chất nào sau đây không có đồng phân hình học (cis-trans)? A. CH3CH=CHCl. B. C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5. C. CH3CH=CH2. D. C2H5–C(CH3)=CCl–CH3. Câu 8. Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là acetylene. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, ethylene trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với acetylene. Công thức phân tử của ethylene là A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2. Câu 9. Mô hình quả cầu - thanh nối của phân tử X như sau: X là A. ethylene. B. acetylene. C. propene. D. propyne.
- Câu 10. Oxi hoá ethylene bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. B. K2CO3, H2O, MnO2. C. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2. Câu 11. Để phân biệt methane và ethene, ta dùng phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng đốt cháy. B. Phản ứng cộng với hydrogen. C. Phản ứng cộng với nước bromine. D. Phản ứng trùng hợp. Câu 12. Alkene CH3−C=C−CH3 có tên gọi là A. but-1-ene. B. but-2-ene. C. methylpropene. D. methylbut-1-ene. Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3–CH2–C≡CH + [Ag(NH3)2]OH → X + NH3 + H2O X có công thức cấu tạo là? A. CH3–C–Ag≡C–Ag. B. CH3– CH2–C≡C–Ag. C. Ag–CH2–C≡C–Ag. D. Không phản ứng. Câu 14. Trong phân tử benzen: A. 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng. B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C. C. Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng. D. Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng. Câu 15. Công thức phân tử của toluen là
- A. C7H8. B. C6H6. C. C4H4. D. C8H10. Câu 16. Tính chất nào sau đây không đúng khi nói về hydrocarbon thơm? A. Không màu sắc. B. Không mùi vị. C. Không tan trong nước. D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Câu 17. Điều nào sau đâu không đúng khi nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzene? A. vị trí 1,2 gọi là ortho. B. vị trí 1,4 gọi là para. C. vị trí 1,3 gọi là meta. D. vị trí 1,5 gọi là ortho. Câu 18. Một trong những ứng dụng của toluene là A. làm phụ gia để tăng chỉ số octane của nhiên liệu. B. làm chất đầu để sản xuất methylcyclohexane. C. làm chất đầu để điều chế phenol. D. làm chất đầu để sản xuất polystyrene. Câu 19. Chất nào không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon? A. CH2 = CH–CH2Br. B. Cl2CH–CF2–O–CH3. C. C6H6Cl6. D. ClBrCH–CF3. Câu 20. Trong thể thao, khi các vận động viên bị chấn thương do va chạm, không gây ra vết thương hở, gãy xương, ... thường được nhân viên y tế dùng loại thuốc xịt, xịt vào chỗ bị thương để gây tê cục bộ và vận động viên có thể quay trở lại thi đấu. Loại thuốc xịt đó chính là ethyl chloride.
- Công thức phân tử của ethyl chloride là A. C2H5Cl. B. C2H5F. C. C2H3Cl. D. C2H3F. Câu 21. Thủy phân các dẫn xuất halogen sau: (1) CH3CH=CHCl; (2) C6H5CH2Cl; (3) C6H5Cl. Trường hợp sẽ thu được alcohol là A. (1), (2). B. (2). C. (1), (3). D. (2), (3). II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu – 3 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) a/ Đọc tên theo danh pháp thay thế của hydrocarbon sau: CH3-CH(CH3)-CH3. b/ Viết công thức cấu tạo của hydrocarbon sau: napthalene. Câu 2. (1,0 điểm) Thực hiện thí nghiệm sau: Sục 0,448 lít khí ethylene (ở điều kiện tiêu chuẩn) vào ống nghiệm đựng nước bromine. a/ Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra của thí nghiệm trên. b/ Tính khối lượng sản phẩm chất hữu cơ thu được bằng bao nhiêu? (Biết khối lượng nguyên tử của: C = 12, H = 1, Br = 80) Câu 3. (1,0 điểm) CFC (chlorofluorocarbon) là một dẫn xuất halogen được ứng dụng làm chất làm lạnh phổ biến trong các thiết bị làm lạnh. Tuy nhiên, CFC đã bị cấm sử dụng vì tác hại của nó đối với môi trường. Dựa vào hiểu biết của mình em hãy cho biết khí CFC có hại như thế nào? ------ HẾT ------
- IV. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Phần đáp án trắc nghiệm Đề\câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Gốc 1 A B B A D C C D A D C B B A B A D A B D C Gốc 2 A B C A D B C A B A C B B A A B D A B A B 501 A A D A C C B B A D D B C D A A A C C A C 502 D C C C B C B B A B A D D C D D D C C B D 503 D A A D B B C C D C B B C D C B D B B D A 504 C D A C B A B C C A B C C A A B A B A B D 505 B D C A D C A B B A C C A C D D A D B A C 506 C D B A D A D A C B D C B D C C C C D C A 507 B D A B C A C C D D A D B D A B C D D A D 508 C C B C C D A B A A D A C D A B A B D D D 2. Phần đáp án tự luận a. Mã đề 501, 503, 505, 507 CÁC BƯỚC LÀM BÀI ĐIỂM Câu 1. (1,0 điểm) a/ Đọc tên theo danh pháp thay thế của hydrocarbon sau: CH3-CH(CH3)-CH2-CH3. b/ Viết công thức cấu tạo của hydrocarbon sau: styrene. a/ 2-methylbutane 0,5 0,5 b/ Câu 2. (1,0 điểm) Thực hiện thí nghiệm sau: Sục 0,224 lít khí acetylene (ở điều kiện tiêu chuẩn) vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3.
- a/ Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra của thí nghiệm trên. b/ Tính khối lượng sản phẩm chất hữu cơ thu được bằng bao nhiêu? (Biết khối lượng nguyên tử của: C = 12, H = 1, Ag = 108) a/ Hiện tượng: thu được kết tủa màu vàng nhạt 0,25 Phương trình hóa học: 0,25 b/ Dựa vào thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn tính số mol của C2H2 bằng 0,01 mol. 0,25 Từ PTHH suy ra được số mol kết tủa bằng 0,01 mol. Tính được khối lượng kết tủa bằng 2,4 gam. 0,25 Câu 3. (1,0 điểm) Hiện nay, vì yếu tố lợi nhuận mà vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Em hãy đưa ra hướng giải quyết về tình trạng trên. Hướng giải quyết: - Cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp. 1,0 - Tuyên truyền bà con nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp. - Xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh hướng đến không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng … b. Mã đề 502, 504, 506, 508 CÁC BƯỚC LÀM BÀI ĐIỂM Câu 1. (1,0 điểm) a/ Đọc tên theo danh pháp thay thế của hydrocarbon sau: CH3-CH(CH3)-CH3. b/ Viết công thức cấu tạo của hydrocarbon sau: napthalene. a/ 2-methylpropane 0,5
- 0,5 b/ Câu 2. (1,0 điểm) Thực hiện thí nghiệm sau: Sục 0,448 lít khí ethylene (ở điều kiện tiêu chuẩn) vào ống nghiệm đựng nước bromine. a/ Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra của thí nghiệm trên. b/ Tính khối lượng sản phẩm chất hữu cơ thu được bằng bao nhiêu? (Biết khối lượng nguyên tử của: C = 12, H = 1, Br = 80) a/ Hiện tượng: mất màu ống nghiệm đựng nước bromine. 0,25 Phương trình hóa học: 0,25 b/ Dựa vào thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn tính số mol của C2H4 bằng 0,02 mol. 0,25 Từ PTHH suy ra được số mol sản phẩm bằng 0,02 mol. Tính được khối lượng sản phẩm bằng 3,76 gam. 0,25 Câu 3. (1,0 điểm) CFC (chlorofluorocarbon) là một dẫn xuất halogen được ứng dụng làm chất làm lạnh phổ biến trong các thiết bị làm lạnh. Tuy nhiên, CFC đã bị cấm sử dụng vì tác hại của nó đối với môi trường. Dựa vào hiểu biết của mình em hãy cho biết khí CFC có hại như thế nào? Một số tác hại của CFC: - Ảnh hưởng đến sức khỏe: 1,0 Khi hít nhiều khí CFC sẽ gây ngộ độc hệ thần kinh trung ương.
- Việc hít phải chất CFC còn dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim gây tử vong. Nhất là khi tiếp xúc với số lượng lớn các chất CFC có thể gây ngạt thở. - Ảnh hưởng chất CFC đối với nguồn nước: CFC ngấm vào nước thì có thể làm thay đổi tính chất, đặc điểm của nước. Chúng sẽ gây tác hại xấu đối với sức khỏe con người. - Ảnh hưởng đối với tầng ozon Làm phá hỏng tầng ozon bảo vệ con người, khiến trái đất dần dần nóng lên gây hiệu ứng nhà kính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn