intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG MÔN HOÁ HỌC - KHỐI LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 2 trang) (Đề có 30 câu TN) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 122 Câu 1 : Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,182. B. 3,940. C. 2,364. D. 1,970. Câu 2 : Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V (đktc) là A. 4,48 lít. B. 1,26 lít. C. 3,36 lít. D. 2,52 lít. Câu 3 : Cho khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa trắng và dung dịch X(1) . Đun nóng dung dịch X có kết tủa trắng xuất hiện. Vậy sản phẩm tạo thành sau phản ứng (1) có A. CaCO3 hoặc Ca(HCO3)2. B. CaCO3 và Ca(HCO3)2. C. Chỉ có Ca(HCO3)2. D. Chỉ có CaCO3. Câu 4 : Thí nghiệm nào sau đây tạo ra kết tủa sau khi kết thúc phản ứng? A. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3. B. Đun nóng nước có tính cứng vĩnh cửu. C. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch AlCl3. D. Cho Al vào dung dịch NaOH dư. Câu 5 : Thường khi bị gãy tay, chân …người ta dùng hoá chất nào sau đây để bó bột ? A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4. C. CaSO4.H2O. D. CaCO3. Câu 6 : Dung dịch NaOH không tác dụng với muối A. Na2CO3. B. CuSO4. C. NaHCO3. D. NaHSO4. Câu 7 : Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là A. Be (M = 9). B. Ba (M = 137). C. Ca (M = 40). D. Mg (M = 24). Câu 8 : Thể tích khí CO (ở đktc) cần dùng để khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 thành Fe là A. 7,84 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít. Câu 9 : Cho 1 mẩu K dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng nào đúng ? A. Có xuất hiện kết tủa màu trắng không tan. B. Có khí thoát ra và kết tủa keo trắng tan dần. C. Có hỗn hợp khí hidro và amoniac tạo thành. D. Có kim loại màu trắng bạc dưới đáy ống nghiệm. Câu 10 : Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ? A. Sn. B. Zn. C. Cu. D. Na. Câu 11 : Cho dd chứa 0,15 mol NaHCO3 tác dụng với dd chứa 0,10 mol Ba(OH)2, sau phản ứng số gam kết tủa là A. 39,40 gam. B. 29,55 gam. C. 19,70 gam. D. 39,40 gam. Câu 12 : Cho các phản ứng : 1. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn; 2. Dung dịch Na 2SO4 phản ứng dung dịch Ba(NO3)2; 3. Điện phân NaCl nóng chảy; 4. Điện phân NaOH nóng chảy; 5. Nung nóng NaHCO 3 ở nhiệt độ cao; 6. Điện phân dung dịch NaOH. Phản ứng mà ion natri bị khử là A. 1,2,3,4,5,6. B. 2, 4. C. 3, 4. D. 1, 3, 4, 6. Câu 13 : Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là A. Al2O3, FeO, CuO, MgO. B. Al, Fe, Cu, Mg. C. Al, Fe, Cu, MgO. D. Al2O3, Fe, Cu, MgO. Câu 14 : Chọn câu không đúng A. Nhôm là kim loại lưỡng tính. B. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Trang 1/2 - Mã đề 122
  2. C. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ. D. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm. Câu 15 : Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,2 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 50,8 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,5 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,30. C. 0,25. D. 0,20. Câu 16 : Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là A. I, II và III. B. II, III và IV. C. I, III và IV. D. I, II và IV. Câu 17 : Muốn điều chế các kim loại mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ thì dùng phương pháp? A. Nhiệt luyện. B. Điện phân nóng chảy. C. Thủy luyện. D. Điện phân dung dịch. Câu 18 : Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot (cực âm) ? A. Mg → Mg2+ + 2e. B. Mg2+ + 2e→ Mg. C. 2Cl- → Cl2 + 2e. D. Cl2 + 2e → 2Cl-. Câu 19 : Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm A. IIA. B. IA. C. IIIA. D. IVA. Câu 20 : Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. K. B. Be. C. Na. D. Ba. Câu 21 : Hòa tan hoàn toàn 25,5 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 252,5 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 10°C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 10°C, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 67,25 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 30. B. 15. C. 17. D. 77. Câu 22 : Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy không phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo dung dịch bazơ là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 23 : Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch A. CaCl2. B. NaNO3. C. KCl. D. KOH. Câu 24 : Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là A. Sự khử kim loại. B. Sự ăn mòn điện hóa. C. Sự ăn mòn hóa học. D. Sự ăn mòn kim loại. Câu 25 : Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch NaOH, thu dung dịch X. dung dịch X vừa tác dụng được với CaCl2, vừa tác dụng được với KOH. Trong dung dịch X chứa chất tan A. Na2CO3; NaOH. B. NaHCO3. C. NaHCO3; Na2CO3. D. Na2CO3. Câu 26 : Nhôm oxit (Al2O3) không phản ứng được với dung dịch A. NaCl. B. NaOH. C. HNO3. D. H2SO4. Câu 27 : Trong các chất: Al2O3, Al, NaHCO3, Al(OH)3 và KNO3, số chất không có tính chất lưỡng tính là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 28 : Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực dương xảy ra A. Sự oxi hoá ion Na+. B. Sự khử ion Na+. C. Sự khử phân tử nước. D. Sự oxi hoá phân tử nước. Câu 29 : Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. RO2. B. RO. C. R2O. D. R2O3. Câu 30 : Từ Be đến Ba có kết luận nào sau sai: A. Tính khử tăng dần. B. Điều có 2e ở lớp ngoài cùng. C. Bán kính nguyên tử tăng dần. D. Nhiệt nóng chảy tăng dần. --- Hết --- Trang 2/2 - Mã đề 122
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2