Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Hi vọng "Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh" chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 2 (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: HÓA HỌC – Khối: 12 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang, 40 câu) MÃ ĐỀ: 321 Nguyên tử khối: Cu = 64; S = 32; Cl = 35,5; Al = 27; Na = 23; K = 39; Li = 7; Rb = 86; Cs = 133; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Be = ; Sr = 88; Pb = 207; Fe = 56; C = 12; O = 16; H = 1; N = 14. Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1: Có 4 dung dịch riêng biệt: (1) HCl; (2) CuCl2; (3) FeCl3; (4) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 2: Thu được kim loại nhôm khi A. khử Al2O3 bằng khí CO đun nóng. B. khử Al2O3 bằng kim loại Zn đun nóng. C. khử dung dịch AlCl3 bằng kim loại Na. D. điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 với criolit. Câu 3: Chất nào sau đây là thành phần chính của muối ăn? A. NaNO3. B. NaCl. C. Na2CO3. D. NaHCO3. Câu 4: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là A. Mg, Fe2+, Ag. B. Fe, Cu, Ag+. C. Mg, Cu, Cu2+. D. Mg, Fe, Cu. Câu 5: Điện phân với điện cực trơ dung dịch CuSO4 (dư), khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là A. 0,560. B. 0,672. C. 1,680. D. 1,120. Câu 6: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào sau đây? A. Ag. B. Ba. C. Fe. D. Na. Câu 7: Cho hỗn hợp gồm x mol Al và 0,15 mol Al2O3, 0,1 mol Al(OH)3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Dẫn CO2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Lọc lấy kết tủa Y nung đến khối lượng không đổi thu được 28,05 gam chất rắn Z. Giá trị của x là A. 0,15. B. 0,10. C. 0,40. D. 0,20. Câu 8: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 9: Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hóa trở lại thành đá vôi. Khí nào sau đây là tác nhân gây ra hiện tượng trên? A. Freon. B. Metan. C. Cacbon monooxit. D. Cacbon đioxit. Câu 10: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau vào nước dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Hai kim loại kiềm là A. Rb và Cs. B. K và Rb. C. Na và K. D. Li và Na. Câu 11: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là A. Fe, Mg, Al. B. Mg, Fe, Al. C. Fe, Al, Mg. D. Al, Mg, Fe. Trang 1/4 - Mã đề 321
- Câu 12: Phản ứng hoá học nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm? A. 2Al + Fe2O3 2Fe + Al2O3. B. 8Al + 3Fe3O4 9Fe + 4Al2O3. 0 0 t t C. 2Al + Cr2O3 2Cr + Al2O3. D. 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2. 0 0 t t Câu 13: Vị trí của Al (Z = 13) trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 4, nhóm IA B. Chu kỳ 3, nhóm IIIA. C. Chu kỳ 3, nhóm IA. D. Chu kỳ 3, nhóm IIA. Câu 14: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học? A. Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl. B. Để miêng tôn (Fe tráng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm. C. Cho Cu vào dung dịch FeCl3. D. Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3. Câu 15: Nung 14,04 gam Al(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 9,18. B. 18,36. C. 5,10. D. 8,16. Câu 16: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là A. Ca. B. Mg. C. Ba. D. Sr. Câu 17: Kim loại nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường? A. Hg. B. Na. C. Al. D. Cs. Câu 18: Thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu để hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đktc) là A. 200 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 600 ml. Câu 19: Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng? A. CaCO3 CaO + CO2. B. Mg(OH)2 MgO + H2O. 0 0 t t C. BaSO4 Ba + SO2 + O2. D. Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O. 0 0 t t Câu 20: Ở điều kiện thích hợp, kim loại Ca tác dụng với chất nào sau đây tạo thành oxit? A. O2. B. Cl2. C. H2O. D. HCl (dd). Câu 21: Ngâm lá sắt trong các dung dịch riêng biệt: MgSO4, Pb(NO3)2, Fe2(SO4)3, Cu(NO3)2, HCl. Số trường hợp khối lượng lá sắt giảm sau phản ứng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 22: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Cu. B. Sn. C. Pb. D. Zn. Câu 23: Trong công nghiệp, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm được điều chế bằng phương pháp A. thủy luyện. B. nhiệt luyện. C. điện phân dung dịch. D. điện phân nóng chảy. Câu 24: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhóm IIA là A. ns1. B. ns2 np1. C. ns2 np2. D. ns2. Câu 25: Hoà tan 8,18 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 1,792 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 9,06 gam. B. 10,23 gam. C. 10,17 gam. D. 7,95 gam. Câu 26: Bốn kim loại Na, Al, Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng - X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. - X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối. - Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Các kim loại X, Y, Z, T lần lượt là A. Na, Fe, Al, Cu. B. Na, Al, Fe, Cu. C. Al, Na, Fe, Cu. D. Al, Na, Cu, Fe. Trang 2/4 - Mã đề 321
- Câu 27: Cho các chất (1) NaCl, (2) Ca(OH)2, (3) Na2CO3, (4) HCl, (5) BaCl2, (6) Na2SO4. Những chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là A. (5), (6). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (4), (5), (6). Câu 28: Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Thành phần chất rắn X là A. Ag. B. Ag và AgCl. C. AgCl. D. Ag và Fe. Câu 29: Cho dần từng giọt (đến dư) dung dịch NaOH vào ống nghiệm (1) chứa dung dịch AlCl 3 và cho dần từng giọt (đến dư) dung dịch NH3 vào ống nghiệm (2) chứa dung dịch AlCl3. Ta nhận thấy A. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa đều không tan. B. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa đều tan. C. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó ở ống (1) kết tủa tan, ở ống (2) kết tủa không tan. D. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng sau đó ở ống (1) kết tủa không tan, ở ống (2) kết tủa tan. Câu 30: Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra kết tủa? A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Mg(NO3)2. B. Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. C. Cho dung dịch NaCl vào dung dịch AgNO3. D. Cho Na vào dung dịch CuSO4. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (a) Các oxit của kim loại kiềm thổ đều phản ứng với CO để tạo kim loại. (b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy. (c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag. (d) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư không thu được kim loại sắt. (e) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, dễ kéo dài và dát mỏng. (g) Hợp kim Na – K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong phản ứng hạt nhân. Số phát biểu không đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3. (b) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. (c) Cho Zn vào dung dịch CuSO4. (d) Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. (e) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3. (g) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm thu được kim loại là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 33: Cho m gam hỗn hợp chứa K và Al vào nước dư thu được 2 gam chất rắn và 0,2 mol khí H2. Giá trị của m là A. 7,0. B. 9,0. C. 6,0. D. 8,6. Câu 34: Đốt 11,2 gam bột Ca bằng O2 thu được m gam chất rắn A gồm Ca và CaO. Cho chất rắn A tác dụng vừa đủ với axit trong dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được H2 và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được (m+21,14) gam chất rắn khan. Nếu hòa tan hết m gam chất rắn A vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan (giả sử rằng CaSO4 tan hoàn toàn)? A. 47,52 gam. B. 50,72 gam. C. 45,92 gam. D. 48,12 gam. Câu 35: Cho 9,2 gam Na vào 300 ml dung dịch HCl 1M cô cạn dung dịch sau phản ứng được số gam chất rắn khan là A. 17,55. B. 23,40. C. 21,55. D. 17,85. Trang 3/4 - Mã đề 321
- Câu 36: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X Y X Y NaHCO3 Z NaHCO3 E CaCO3 Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là A. Ba(OH)2, Ca(HCO3)2. B. CO2, Na2CO3. C. Ba(OH)2, Ca(OH)2. D. NaOH, CaCl2. Câu 37: Dẫn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là A. 6,72. B. 11,20. C. 7,84. D. 5,60. Câu 38: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng nước cứng toàn phần. (b) Cho hỗn hợp Al, Al2O3, Na (tỉ lệ mol 2 : 2 : 5) tác dụng với nước dư. (c) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư. (d) Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch BaCl2 đun nóng. (e) Cho từng lượng nhỏ Na vào dung dịch Ba(HCO3)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 39: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100%, dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 14,125 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 15 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khí sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là A. 8,0. B. 15,3. C. 10,8. D. 8,6. Câu 40: Phương trình nào giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động? A. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2. o t C. Ba(HCO3)2 BaCO3 + H2O + CO2. D. MgCO3 + H2O + CO2 → Mg(HCO3)2. o t ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 321
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 41 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn