intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam

  1. Sở GD-ĐT Tỉnh Quảng Nam Kiểm tra giữa kì II Năm học 2023-2024 Trường THPT Chu Văn An Môn: Hóa 12 Dành cho các lớp A1, A2, A3, C1, C2 , C3 Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD: . . . . . . . . .Lớp: 12 . . . Cho biết NTK: Ba=137, Cu=64, S=32, O=16, H=1, Na=23, K=39, Al=27, C=12, Fe=56, Ca=40, Mg=24, Be=9, Li =7, Rb= 85, Cl=35,5, N=14, Ag=108, Be=9 MÃ ĐỀ: 002 Câu 1. Al(OH)3 phản ứng được với cả hai dung dịch A. KCl, NaNO3. B. Na2SO4, KOH. C. NaOH, H2SO4. D. NaCl, H2SO4. Câu 2. Nguyên tử kim loại kiềm có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? A. 8. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 3. Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch BaCl2. (b) Cho dung dịch NaOH vào nước cứng tạm thời. (c) Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH. (d) Cho bột kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (e) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCƠ3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 4. Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học? A. MgCl2. B. KCl. C. HCl. D. CuSO4. Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 6 gam hỗn hợp MCO 3 và RCO3 bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn được 7,65 gam muối khan. Giá trị của V là A. 1,68 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 1,12 lít. Câu 6. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ biến thiên như thế nào khi đi từ Be tới Ba? A. Tăng dần. B. Không biến đổi theo một quy luật nhất định. C. Giảm dần. D. Giảm dần từ Be tới Ca sau đó tăng dần từ Ca tới Ba. Câu 7. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thuỷ luyện? A. Mg. B. Al. C. K. D. Ag. Câu 8. Cho 7,8 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc). Kim loại kiềm là A. Li. B. Rb. C. K. D. Na. Câu 9. Trong công nghiệp, phương pháp để điều chế kim loại Al là A. thủy luyện. B. điện phân dung dịch. C. điện phân nóng chảy. D. nhiệt luyện. Câu 10. Khi nhúng hai thanh kim loại Fe và Cu tiếp xúc với nhau trong dung dịch H 2SO4 loãng thì quá trình xảy ra tại anot là A. Fe → Fe2+ + 2e. B. Cu → Cu2+ + 2e. C. Cu2+ + 2e → Cu. D. 2H+ +2e H2. Câu 11. : Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng vĩnh cửu của nước? A. NaNO3, KNO3. B. Ca(HCO3)2, KHCO3. C. Mg(NO3)2, KHCO3. D. CaSO4, MgCl2. Câu 12. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Al. B. Fe. C. Ca. D. Na. Câu 13. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. B. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. C. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. D. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước mạnh dần. Câu 14. Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Thành phần chính của quặng boxit là A. Al(OH)3.H2O. B. Al2(SO4)3.H2O. C. Al2O3.2H2O. D. Al(OH)3.2H2O. Câu 15. Điện phân nóng chảy NaCl, ở catot thu được chất nào sau đây? A. HCl. B. Cl2. C. NaOH. D. Na. Câu 16. Khi cho kim loại Na vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là A. sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. B. sủi bọt khí không màu. C. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. D. chỉ xuất hiện kết tủa xanh lam. Câu 17. Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại nhôm với khí clo là A. AlCl2. B. Al(NO3)3. C. AlCl3. D. Al2O3. Câu 18 Phèn chua có công thức là A. Na3AlF6. B. Al2O3.nH2O. C. MgSO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Câu 19. Cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 10,08 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 8,1 gam. B. 24,3 gam. C. 15,6 gam. D. 4,05 gam. 1
  2. Câu 20. Dung dịch nước vôi trong phản ứng với dãy chất nào sau đây ? A. KCl, Na2CO3, Ca(HCO3)2 B. CO2, Na2CO3, KHCO3. C. BaCl2, Na2CO3, Al. D. KHCO3, NH4NO3, MgCO3. Câu 21. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3 nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là A. Cu, Fe, Al2O3. B. Cu, Fe2O3, Al2O3. C. Cu, FeO, Al2O3. D. Cu, Fe, Al. Câu 22. Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO 4 nồng độ x mol/1, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 12 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 25,2 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 18,6 gam kim loại. Giá trị của x là A. 3,375. B. 4,675. C. 2,25. D. 1,875. Câu 23. Có hai thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Thí nghiệm 2: Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là A. cả hai thí nghiệm đều có kết tủa rồi tan. B. thí nghiệm 1 có kết tủa rồi tan, thí nghiệm 2 có kết tủa không tan. C. cả hai thí nghiệm đều có kết tủa rồi không tan. D. thí nghiệm 1 có kết tủa không tan, thí nghiệm 2 có kết tủa tan. Câu 24. Chất nào sau đây có thể dùng để loại được tính cứng toàn phần của nước? A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. Na3PO4. Câu 25. Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (tiếp xúc với nhau bằng dây dẫn) vào cốc đựng dung dịch H 2SO4 loãng. Hiện tượng quan sát được là A. khí thoát ra trên bề mặt thanh kẽm và thanh đồng như nhau. B. không thấy khí thoát ra trên bề mặt thanh sắt cũng như thanh đồng. C. khí thoát rất nhanh trên bề mặt thanh kẽm. D. khí thoát rất nhanh trên bề mặt thanh đồng. Câu 26. Điện phân muối clorua kim loại kiềm thổ nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anôt và 3,2 gam kim loại ở catôt. Công thức hoá học của muối đem điện phân là A. BaCl2 B. LiCl. C. CaCl2. D. MgCl2. Câu 27. Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. - Cho phần một vào dung dịch KOH (dư) thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). - Cho phần hai vào một lượng dư H 2O, thu được 0,896 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HC1 (dư) thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là A. 26,17%. B. 37,59%. C. 36,24%. D. 17,45%. Câu 28. Trộn 200 ml dung dịch chứa KHCO3 1M và K2CO3 1M với 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 1M được 400ml dung dịch X. Nhò từ từ 200 ml dung dịch Y chứa H 2SO4 1M và HC1 1M vào dung dịch X được V lít CO 2 (đktc) và dung dịch Z. Cho Ba(OH) 2 dư vào Z thỉ thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là A. 11,2 và 118,2. B. 2,24 vả 164,8. C. 4,48 và 118,2. D. 4,48 và 164,8. Câu 29. Cho các phát biểu sau: (a) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 có xuất hiện kết tủa. (b) Hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không. (c) Hỗn hợp Na2Ơ và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong nước dư. (d) Trong công nghiệp dược phẩm, NaHCƠ3 được dùng để chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. (e) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Cây 30 Một trong những ứng dụng quan trọng của Na, K là A. chế tạo thuỷ tinh hữu cơ. B. dùng làm tế bào quang điện C. làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân D. sản xuất NaOH và KOH. ----HẾT--- 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2