intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Tâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Tâm” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Tâm

  1. TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Khoa học tự nhiên 6 ( Thời gian làm bài 90 phút ) I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Ghi vào bài làm chỉ một chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm bộ phận nào dưới đây? A. Hạt. B. Hoa. C. Quả. D. Rễ. Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác? A. Sinh sản bằng hạt. B. Có hoa và quả. C. Thân có mạch dẫn. D. Sống chủ yếu ở cạn. Câu 3. Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu? A. Trao đổi khoáng. B. Hô hấp. C. Quang hợp. D. Thoát hơi nước. Câu 4. Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu? A. Tốc độ gió mạnh hơn. B. Độ ẩm thấp hơn. C. Nắng nhiều và gay gắt hơn. D. Nhiệt độ thấp hơn. Câu 5. Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước? A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh. B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm. D. Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. Câu 6. Cho các cây: Đinh lăng, cải, tam thất, su hào, dừa, ngải cứu. Những cây thường sử dụng làm thuốc là: A. Đinh lăng, cải, tam thất, su hào. B. Cải, tam thất, su hào, dừa. C. Tam thất, su hào, dừa, ngải cứu. D. Đinh lăng, tam thất, ngải cứu. Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không phải của các ngành Giun? A. Cơ thể dài. B. Đối xứng hai bên. C. Có lớp vỏ cứng bảo vệ cơ thể. D. Phân biệt đầu, thân. Câu 8. Động vật chân khớp nào dưới đây có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng? A. Ong mật. B. Ve sầu. C. Bọ ngựa. D. Châu chấu. Câu 9. Đơn vị của lực là A. Niu-tơn (N). B. ki-lô-gam (kg). C. mét (m). D. giây (s). Câu 10. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
  2. A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động. B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại. C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng. D. Tất cả các trường hợp nêu trên. Câu 11. Khi một quả bóng đập xuống sân bóng thì sân tác dụng lực lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm thay đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm thay đổi chuyển động của nó. D. Không làm biến dạng và cũng không làm thay đổi chuyển động của quả bóng. Câu 12. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …………… với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. A. nằm gần nhau. B. cách xa nhau. C. không tiếp xúc. D. có sự tiếp xúc. Câu 13. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực đẩy của tay người lên cánh cửa sổ khi mở cửa. B. Lực của chân người tác dụng lên bậc thang khi đi bộ. C. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên máy bay. D. Lực của gió tác dụng lên cánh diều. Câu 14. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực .............. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. A. nằm gần nhau. B. không có sự tiếp xúc. C. cách xa nhau. D. tiếp xúc. Câu 15. Lực ma sát là lực A. không tiếp xúc. B. tiếp xúc. C. hút. D. đẩy. Câu 16. Lực ma sát trượt là A. lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác. B. lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy. C. lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác. D. lực xuất hiện khi vật đứng yên. II. Tự luận (6 điểm) Câu 17 (2,0 điểm): Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người? Câu 18 (1,0 điểm): Kể tên một số động vật ngành Chân khớp có ở địa phương em và nêu lợi ích hoặc tác hại của chúng. Câu 19 (1,5 điểm): a. Khối lượng là gì? b. Lực hấp dẫn là gì? c. Trọng lượng của một vật là gì? Câu 20 (1,5 điểm): Nêu các cách làm tăng ma sát giữa giày và mặt đường giúp người đi lại dễ dàng.
  3. ====================== Hết ======================
  4. ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm). Mỗi câu chọn đúng được 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D B C D C D C A A D C D C B B C B. Tự luận. (6 điểm) Câu Nội dung Điểm 17 - Vai trò của thực vật đối với động vật: + Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả oxygen và tạo chất hữu 1 cơ cung cấp cho hoạt động sống của động vật. + Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. - Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. + Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng. + Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, bên cạnh những cây có ích cũng có cây có hại cho sức khỏe con người nếu chúng ta sử dụng không đúng cách. 1 18 Một số động vật chân khớp: Tôm, cua, ruồi, muỗi, ong mật, châu chấu, bọ ngựa, ve sầu…. 0.5 - Làm thức ăn cho người: Tôm, cua - Gây bệnh truyền nhiễm: Ruồi, muỗi - Thụ phấn cho hoa: Ong mật - Phá hoại cây cối: Châu chấu 0.5 19 a Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. 0.5 b Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng. 0.5 c Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. 0.5 20 Các cách làm tăng ma sát giữa chân đi giày và mặt đường, giúp người đi dễ dàng là - Chọn chỗ đặt bàn chân đi giày, dép lên nơi đường khô, mặt nhám. 0.75 - Giày hoặc dép có đế khía các gân. 0.75
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2