intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MA TRẬNKIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: KHTN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp Nhận Thông Vận Tổng độ biết hiểu dụng Chủ Cấp độ thấp Cấp độ cao đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: - Vật trung gian truyền Các giới bệnh sốt rét. sinh vật - Đặc điểm dinh dưỡng của tảo lục. - Các biện pháp bảo vệ, phòng tránh muỗi gây bệnh sốt rét. Nhận biết được nấm Số câu: 3 1 4 Số điểm: 0,75 1 1,75 Tỉ lệ: % 7,5% 10 % 17,5% Chủ đề 2: - Nhận biết được thực Thực vật vật hạt kín, thực vật hạt trần. - Đặc điểm cấu tạo của dương xỉ. Số câu 3 3 Số điểm: 0,75 0,75 Tỉ lệ: % 7,5% 7,5% Chủ đề 3: Biết được: - Dựa vào đặc - Dựa vào các đặc Động vật - Đặc điểm đặc trưng điểm cấu tạo của điểm: hô hấp, cấu của động vật có vú. ếch để giải thích tạo tim, thân nhiệt, - Lớp động vật của cá tâp tính sống của sinh sản của cá heo sấu, ếch. ếch. và cá voi để chứng - Vai trò của minhchúng không kể tên 5 đại diện thuộc thực vật đối với thuộc lớp Cá mà ngành chân khớp đời sống con thuộc lớp động vật người có vú. Số câu: 3 1 1 5 Số điểm: 0,75 3 2 5,75 Tỉ lệ: % 7,5% 30 % 20 % 57,5% Chủ đề 4: Biết được: Vì sao chúng ta - Học sinh tự liên hệ Đa dạng - Những việc làm gây cần bảo vệ đa được những việc làm sinh học. suy giảm đa dạng sinh dạng sinh học và gây suy giảm hệ đa học và những việc làm cho biết biện dạng sinh học, những giúp bảo vệ đa dạng pháp bảo vệ? việc làm bảo vệ sự đa sinh học. dạng sinh học. - Tiêu chí để đánh giá đa dạng sinh học. Số câu: 3 1 4 Số điểm: 0,75 1 1,75 Tỉ lệ: % 7,5% 10 % 17,5% TS câu: 13 2 1 1 16 TS điểm: 4 3,5 1,5 1 10 Tỉ lệ: % 40% 35% 15% 10% 100%
  2. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: KHTN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (4điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất? A. Hoang mạc. C. Thảo nguyên. B. Rừng ôn đới. D. Thái Bình Dương. Câu 2. Loài động vật nào dưới đây thuộc lớp Thú? A. Cá mập. B. Cá heo. C. Cá chim. D. Cá chuồn. Câu 3. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét? A. Mắc màn khi đi ngủ. B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy. C. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt. D. Phát quang bụi rậm. Câu 4. Bệnh nào sau đây do nấm gây ra? A. Bệnh sốt xuất huyết B. Bệnh kiết lỵ C. Bệnh tiêu chảy D. Bệnh nước ăn chân Câu 5. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Gây bệnh viêm gan B ở người. C. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. Câu 6. Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ đâu? A. Nấm men. B. Nấm mốc. C. Nấm mộc nhĩ. D. Nấm độc đỏ Câu 7. Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. B. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín. C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm. D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết. Câu 8. Đâu là tác hại của thực vật? A. Gây ngộ độc, tử vong. B. Giúp không khí trong lành. C. Làm thuốc. D. Cung cấp thức ăn. Câu 9. Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa? A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 10. Việc làm nào sau đây gây suy giảm đa dạng sinh học? A. cấm phá rừng và săn bắt động vật hoang dã. B. thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. C. khôi phục, bảo vệ các hệ sinh thái, tài nguyên rừng. D. khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Câu 11. Hành động nào sau đây góp phần bảo vệ đa dạng sinh học? A. xả rác thải công nghiệp chưa xử lí ra môi trường. B. trồng và bảo vệ rừng. C. sử dụng sản phầm từ động vật quý hiếm. D. đánh bắt cá bằng thuốc nổ. Câu 12. Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây? A. đa dạng nguồn gen. B. đa dạng hệ sinh thái.
  3. C. đa dạng môi trường. D. đa dạng loài. Câu 13. Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào? A. Nơi khô ráo. C. Nơi thoáng đãng. B. Nơi ẩm ướt. D. Nơi nhiều ánh sáng. Câu 14. Ngành động vật nào dưới đây có số lượng lớn nhất trong giới động vật? A. Ruột khoang. C. Lưỡng cư. B. Chân khớp. D. Bò sát. Câu 15. Vật trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào? A. Muỗi Anopheles B. Ruồi giấm C. Chuột bạch D. Bọ chét Câu 16. Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lị là: A. plasmodium. B. amip lị Entamoeba. C. người truyền sang người. D. muỗi Anophen. II. TỰ LUẬN Câu 1 (1 điểm): Quan sát hình vẽ bên về nấm độc và trả lời các câu hỏi sau: a. Tên các thành phần cấu tạo nấm độc (1), (2), (3), (4), (5), (6) là gì? b. Thành phần cấu tạo nào thường có ở nấm độc mà không có ở nấm ăn được? c. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết nấm độc trong tự nhiên? Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với đời sống con người? Câu 3 (1 điểm): a. Em hãy kể tên 5 đại diện thuộc ngành chân khớp mà em biết. b. Kể tên 5 nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên và cho biết môi trường sống của chúng? Câu 4 (2,0 điểm): Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học và cho biết biện pháp bảo vệ? Câu 5:(1điểm) Muỗi là động vật trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho người như sốt rét, viêm não Nhật Bản, Em cần làm gì để diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt?
  4. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0,25 điểm Trắc Nghiêm: 1A, 2B, 3C, 4D ,5B, 6B,7A, 8A, 9C, 10D, 11B, 12C,13B,14B,15A, 16B Câu 1. a) (1) vòng cuống nấm; (2) bao gốc nấm; (3) mũ nấm (4) phiến nấm; (5) cuống nấm; (6) sợi nấm b) vòng cuống nấm; (2) bao gốc nấm 1 c) Nhận biết bằng mắt: Có màu sặc sỡ, có vòng cuống nấm và bao gốc nấm, khi ngắt có nhựa chảy ra. Nhận biết bằng mùi: Có mùi hắc, mùi cay, mùi đắng Câu 2. Vai trò của thực vật đối với đời sống con người - Cung cấp lương thực, thực phẩm. - Cung cấp gỗ, cho bóng mát và điều hòa khí hậu. - Làm thuốc, gia vị, cây cảnh và trang trí. 1 - Làm đồ dùng và nguyên liệu cho công nghiệp… Câu 3. a. Kể tên 5 đại diện thuộc ngành chân khớp: Tôm, cua, nhện, châu chấu, chuồn chuồn, ve… b. Kết tên 5 nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. HS nêu 1 được môi trường sống. Câu 4. Chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học vì: - Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. - Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,… 2 → Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học. - Biện pháp bảo vệ học sinh nêu ra một số biện pháp Câu 5. Biện pháp diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt: + Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, khô ráo + Diệt bọ gậy, loăng quăng. 1 + Dùng thuốc và dược phẩm để đuổi và diệt muỗi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0