intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 BẮC NINH NĂM HỌC 2023 - 2024 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Khoa học tự nhiên - Lớp 6 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ A. PHÂN MÔN VẬT LÍ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Câu 1: Kết luận nào sau đây không phải ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo? A. Liên tục được bổ sung nhanh chóng và có sẵn để sử dụng. B. Có thể sử dụng để tạo ra điện và nhiệt. C. Đang là nguồn năng lượng duy nhất của con người trong đời sống và sản xuất. D. Ít tác động đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch. Câu 2: Biện pháp nào dưới đây không giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình? A. Rút phích cắm hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. B. Dùng nến thắp sáng thay cho bóng điện. C. Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế cho đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt. D. Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày. Câu 3: Trong các chuyển động sau, đâu là chuyển động nhìn thấy (không phải chuyển động thực)? A. Chuyển động của ô tô trên đường. B. Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. C. Chuyển động của quả táo rơi từ trên cành cây xuống đất. D. Chuyển động của hàng cây ven đường ngược chiều chuyển động của xe mà hành khách quan sát được khi ngồi trong xe. II. PHẦN TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 4: (1,0 điểm) Thế nào là năng lượng tái tạo? Lấy hai ví dụ. Câu 5: (0,75 điểm) Quan sát bầu trời, chúng ta thấy buổi sáng Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó chuyển động ngang qua bầu trời để đến buổi chiều lặn ở hướng Tây. a) Chuyển động trên của Mặt trời là chuyển động thực hay chuyển động nhìn thấy? b) Giải thích hiện tượng trên. B. PHÂN MÔN HÓA HỌC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Câu 1: Nối thông tin ở cột A với cột B để tạo thành các câu hoàn chỉnh. A B 1. Kim loại có ánh kim, tính dẻo, dẫn điện và nhiệt tốt, … A. được dùng làm bình hoa, chai lọ, cửa kính, … 2. Thủy tinh trong suốt, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, B. được dùng làm ghế ngồi, ống dẫn nước, cứng nhưng giòn, dễ vỡ, … vỏ dây điện, đồ gia dụng. 3. Nhựa dẻo, nhẹ, không dẫn điện, không bị ăn mòn, … C. được dùng làm dây dẫn điện, xoong nồi, cầu cống, khung nhà, … Câu 2: Quặng bauxite (boxit) được dùng làm nguyên liệu để sản xuất … A. vôi sống. B. xi măng. C. aluminium (nhôm). D. iron (sắt). Câu 3: Thành phần cơ bản của không khí gồm: A. 78% nitrogen, 21% oxygen về thể tích, còn lại là các khí khác. B. 78% oxygen, 21% nitrogen về thể tích, còn lại là các khí khác. C. 78% là các khí khác, 21% oxygen về thể tích, còn lại là nitrogen. D. 80% nitrogen, 20% oxygen về thể tích. II. PHẦN TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 4: (1,0 điểm) Nhiên liệu là gì? Nhiên liệu có ở những thể nào? Cho ví dụ. Câu 5: (0,75 điểm) Oxygen có những tính chất vật lý cơ bản nào? Trang 1/2
  2. B. PHÂN MÔN SINH HỌC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm) Câu 1: Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào? A. Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh. B. Khi cơ thể khỏe mạnh. C. Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh. D. Sau khi khỏi bệnh. Câu 2: Nước được sử dụng làm sữa chua là A. nước lạnh. B. nước đun sôi để nguội. C. nước sôi. D. nước đun sôi rồi để nguội đến khoảng 500C . Câu 3: Vi khuẩn thuộc Giới nào sau đây? A. Giới thực vật. B. Giới khởi sinh. C. Giới nấm. D. Giới động vật. Câu 4: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật? A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường. D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Câu 5: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. Câu 6: Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét có tên gọi là gì ? A. Plasmodium. B. E.coli. C. Entamoeba. D. Trực khuẩn lị. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,5 điểm) Câu 7: (1,0 điểm) Nêu nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân. Câu 8: (1,5 điểm) Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình? Câu 9: (1,0 điểm) Giải thích vì sao khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng? --------- Hết --------- Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2