intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước

  1. Trường TH & THCS Nguyễn Du KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên: NĂM HỌC 2022-2023 ………………… MÔN: KHTN – LỚP: 7 … ..............Lớp …. Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) . Ngày kiểm tra: 27/3/2023 ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: A. TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1. Nguyên tố X nằm ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. X là nguyên tố A. Phosphorus. B. Sulfur C. Nitrogen D. Chlorine Câu 2. Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. Nước là A. một hợp chất. B. một đơn chất. C. một hỗn hợp. D. một nguyên tố hóa học. Câu 3. Phân tử là A. hạt đại diện cho chất, được tạo bởi một nguyên tố hóa học. B. hạt đại diện cho hợp chất, được tạo bởi nhiều nguyên tố hóa học. C. hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất của chất. D. hạt nhỏ nhất do các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau tạo thành chất. Câu 4. Đơn chất là những chất A. tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên ; B. những chất có tính chất giống nhau C. tạo nên từ một nguyên tử ; D. tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Câu 5. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây? A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình. B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình. C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp. D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao. Câu 6. Quá trình thoát hơi nước ở lá được thực hiện nhờ A. đóng khí khổng. ; B. mở khí khổng. C. đóng, mở khí khổng. ; D. Sự khuếch tán hơi nước qua tế bào lá. Câu 7. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích A. từ môi trường. B. từ môi trường ngoài cơ thể. C. từ các sinh vật khác. D. Các phản ứng. Câu 8. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là A. giúp sinh vật tồn tại và phát triển B. giúp sinh vật thích nghi với môi trường
  2. C. giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. D. giúp sinh vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. Câu 9. Hãy chọn đáp án đúng khi tiến hành thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây. (1) Chuẩn bị 2 chậu đất/cát như nhau, (2) Sau 3 đến 5 ngày, nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây. (3) Khi cây phát triển có 3 – 5 lá, đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong 1 chậu sao cho nước ngấm vào đất mà không ngập úng cây. (4) Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm. A. (1), (3), (4), (2) ; B. (1), (4), (2),(3) C. (1), (4), (3), (2) ; D. (2), (1), (4), (3) Câu 10. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật gồm những giai đoạn: (1) thức ăn được đưa vào miệng và bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hóa. (2) các chất cặn bả được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn. (3) thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản. (4) Các chất đơn giản đã được biến đổi trong ống tiêu hóa được hấp thụ vào máu. A. (1), (3), (4), (2). ; B. (1), (4), (3), (2) C. (2), (4), (1), (3) ; D. (3), (1), (4), (2) Câu 11. Tập tính ở động vật có vai trò gì? A. Giúp động vật có tồn tại. B. Giúp động vật di trì nòi giống. C. Giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển. D. Giúp động vật phản ứng với các kích thích của môi trường. Câu 12. Sinh trưởng là A. sự tăng về kích thước của cơ thể dang sự tăng về kích thước của tế bào nhờ đó cơ thể lớn lên. B. sự tăng về khối lượng của cơ thể dang sự tăng về khối lượng của tế bào nhờ đó cơ thể lớn lên. C. sự phân chia tế bào ở các cơ quan nhờ đó cơ thể lớn lên. D. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng về số lượng và kích thước của tế bào nhờ đó cơ thể lớn lên. Câu 13. Độ lớn của ảnh của vật qua gương phẳng có kích thước như thế nào với vật? A.Lớn hơn vật. ; B. Bằng vật. C. Nhỏ hơn vật. ; D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Câu 14. Khi hai nam châm đặt gần nhau thì: A. Các cực cùng tên và khác tên đều hút nhau. ; B. Các cực cùng tên và khác tên đều đẩy nhau. C. Các cực cùng tên đẩy nhau, khác tên hút nhau.; D. Các cực cùng tên hút nhau, khác tên đẩy nhau. Câu 15. Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, góc tới là góc: A. tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới; B. tạo bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới. C. tạo bởi tia sáng tới và mặt gương.
  3. D. tạo bởi tia sáng tới và tia phản xạ. Câu 16 . Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất? A. Ở phần giữa của thanh. B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm. C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm. D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm. B. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. (1,0đ) Tính khối lượng phân tử theo đơn vị amu của các chất sau: Fe2O3 , Ca(OH)2 Câu 2. (0,5 đ) Quan sát Hình 6.3 hãy cho biết nguyên tử Mg và nguyên tử O đã nhường hay nhận bao nhiêu electron. ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 3. (1 đ) a. Trình bày ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. b. Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật bị thiếu nước? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. Câu 4. (1 đ) a. Giải thích vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống được bình thường dù không có ánh sáng Mặt trời? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………
  4. ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. b. Nếu em là chuyên gia dinh dưỡng, em sẽ tư vấn cho người dân ở địa phương em về hậu quả của việc thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đối với cơ thế? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 5. (1 đ) Nhà em có nuôi 20 con chim bồ câu. Hằng ngày, chim thường bay đi kiếm thức ăn. Em hãy thiết kế cách hình thành tập tính chim bay về chuồng khi có tín hiệu một hồi còi. (1 điểm) ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. Câu 6. (1đ) a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. b. Cho tia tới SI tới gương phẳng như hình vẽ, hãy vẽ tia phản xạ. Câu 7. (0,5đ) Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ, Em hãy dựng ảnh A’B’ của vật AB.
  5. (Lưu ý : HS được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 A. Phần trắc nghiệm: (4đ) (Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A C D D C A C Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C A C D B C A D B. Phần tự luận: (6đ) Câu Đáp án Biểu điểm 1 - Khối lượng phân tử Fe2O3:M = 56.2 + 16. 3 = 160 ( amu). 0,5 - Khối lượng phân tử Ca(OH)2 :M = 40 + 16.2 + 1.2 = 74 ( amu). 0,5 2 - Nguyên tử Mg nhường 2 electron 0,25 - Nguyên tử O nhận 2 electron 0,25 3 a. Thoát hơi nước ở lá góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây, điều 0,5 hòa nhiệt độ cho cây, làm mát không khí xung quanh, giúp khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường. 0,5 b. Nếu cơ thể bị thiếu nước các quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loạn và có thể bị chết. 4 a. Vì chúng có cấu tạo thích nghi với khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng 0,5 yếu trong nhà hoặc ánh sáng đèn điện. b. - Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. 0,25 0,25 - Thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp 5 Để hình thành tập tính nghe hiệu lệnh về chuồng, em sẽ làm như sau: - Gọi chim bồ câu vào những thời điểm nhất định, mỗi lần gọi bằng một hồi còi 0,5 giống nhau. Khi bồ câu về chuồng em sẽ rải thức ăn cho nó. 0,25 - Vào những ngày sau, cũng gọi và cho ăn vào thời điểm đó và chỉ cho cho ăn khi có tín hiệu còi. 0,25 - Sau nhiều ngày được cho ăn chỉ khi được thổi còi chim bồ câu sẽ có tập tính nghe tiếng còi thì bay về chuồng. 6 a. Định luật phản xạ ánh sáng: - Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới. 0,25 - Góc phản xạ bằng góc tới 0,25 b. Vẽ đúng tia phản xạ 0,5
  6. 7 Dựng được ảnh A’B’ của vật AB, đúng và đẩy đủ các kí hiệu. 0,5 DUYỆT ĐỀ CỦA CHUYÊN MÔN NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2