intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với "Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Hà Nội" được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Năm học 2022 – 2023 Thời gian: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm): Tô vào phiếu trả lời phương án mà em chọn. Câu 1. Từ trường tồn tại ở đâu? A. Không gian xung quanh điện tích đứng yên. B. Không gian xung quanh dây dẫn mang dòng điện. C. Không gian xung quanh cuộn dây bất kì. D. Không gian xung quanh vật liệu từ. Câu 2. Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất. A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ. B. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu. C. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau. D. Cực Nam địa lí trùng cực Nam địa từ. Câu 3. Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. B. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. C. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. Câu 4. Cho mô hình Trái Đất như hình sau. Ta có thể coi Trái Đất là một "nam châm khổng lồ". Mô tả nào sau đây về đầu A là đúng? A. Điểm A gần ứng với cực Bắc địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó. B. Điểm A gần ứng với cực Nam địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó. C. Điểm A là nơi có từ trường mạnh nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó. D. Điểm A là nơi có từ trường yếu nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó. Câu 5. Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau: Cực Bắc của nam châm là: A. Ở 2. B. Ở 1. C. Nam châm thử định hướng sai. D. Không xác định được. Câu 6. Nam châm điện có cấu tạo gồm: A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non. B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non. C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu. D. Nam châm. Câu 7. Ta có thể tăng từ trường của nam châm điện bằng cách nào? A. Tăng độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây. B. Giảm độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây. C. Tăng độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây. D. Giảm độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây. Câu 8. Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm điện thay đổi như thế nào? A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Lúc tăng, lúc giảm. D. Không đổi. Câu 9. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng gì?
  2. A. Làm tăng từ trường của nam châm điện. B. Làm tăng thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện. C. Làm giảm thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện. D. Làm giảm từ tính của ống dây. Câu 10. Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian nào? A. Chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây. B. Chỉ tồn tại trong thời gian sau khi ngắt dòng điện. C. Chỉ tồn tại trong thời gian trước lúc đóng nguồn điện. D. Chỉ tồn tại khi dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non. Câu 11. Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật? A. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật. B. Bài tiết mồ hôi. C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. D. Phân giải protein trong tế bào. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể? A. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường. B. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. D. Cung cấp nguyên liệu thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể. Câu 13. Trong cơ thể sinh vật, dạng năng lượng chủ yếu dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể là A. hóa năng. B. cơ năng. C. nhiệt năng. D. quang năng. Câu 14. So với trạng thái đang nghỉ ngơi, tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trạng thái đang thi đấu của một vận động viên sẽ A. cao hơn. B. thấp hơn. C. gần ngang bằng. D. không thay đổi. Câu 15. Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là A. 15⸰C - 25⸰C. B. 20⸰C - 30⸰C. C. 10⸰C - 30⸰C. D. 25⸰C - 30⸰C. Câu 16. Sản phẩm của quá trình quang hợp là A. nước và khí carbon dioxide. B. nước và khí oxygen. C. chất hữu cơ và khí oxygen. D. chất hữu cơ và khí carbon dioxide. Câu 17. Bộ phận chính của cây tham gia vào quá trình quang hợp là A. lá cây. B. thân cây. C. rễ cây. D. ngọn cây. Câu 18. Nhóm yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây? A. Ánh sáng, nước, hàm lượng khí carbon dioxide, nhiệt độ. B. Ánh sáng, nước, hàm lượng khí nitrogen, nhiệt độ. C. Ánh sáng, độ ẩm, sinh vật, hàm lượng khí oxygen. D. Nhiệt độ, độ ẩm, sinh vật, hàm lượng khí cacbondioxide. Câu 19. Cho sơ đồ sau: (1) và (2) trong sơ đồ trên lần lượt là A. oxygen, carbon dioxide. B. carbon dioxide, oxygen. C. nitrogen, oxygen. D. nitrogen, hydrogen. Câu 20. Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp là A. quang năng. B. hóa năng. C. điện năng. D. nhiệt năng. Câu 21. Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, khi nhỏ thuốc thử iodine, phần lá bị che không xuất hiện màu xanh tím đặc trưng là do A. phần lá bị che không nhận được ánh sáng nên không thể quang hợp để tạo ra tinh bột. B. phần lá bị che không nhận được ánh sáng nên không thể quang hợp để tạo ra diệp lục.
  3. C. phần lá bị che không nhận được oxygen nên không thể quang hợp để tạo ra tinh bột. D. phần lá bị che không nhận được oxygen nên không thể quang hợp để tạo ra diệp lục. Câu 22. Hô hấp tế bào là A. quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. B. là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên ngoài tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. C. là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. D. quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) diễn ra bên ngoài tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 23. Trong các chất sau đây, có bao nhiêu chất là sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào? (1) Khí oxygen. (2) Glucose. (3) Carbon dioxide. (4) Nitrogen. (5) Nước. (6) ATP. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 24. Quá trình hô hấp tế bào có sự tham gia của khí nào sau đây? A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Hidrogen. Câu 25. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là: A. Nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide. B. Ánh sáng, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide. C. Gió, hàm lượng dinh dưỡng, nồng độ nitrogen, nồng độ carbondioxide. D. Nhiệt độ, hàm lượng dinh dưỡng, nồng độ oxygen, nồng độ etylen. Câu 26. Ở đa số động vật, glucose tham gia vào quá trình hô hấp tế bào được lấy từ quá trình nào? A. Quá trình hô hấp. B. Quá trình quang hợp. C. Quá trình phân giải thức ăn. D. Quá trình chuyển hóa năng lượng từ hóa năng thành nhiệt năng. Câu 27. Cho phương trình phân giải chất hữu cơ ở tế bào sau đây: Glucose + Oxygen Carbon dioxide + (?) + ATP Thành phần còn thiếu trong dấu (?) là A. Ánh sáng. B. Nước. C. Chất dinh dưỡng. D. Nitrogen. Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biểu hiện trái ngược nhau giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào? A. Quá trình tổng hợp biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng thời tích lũy năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng. B. Quá trình tổng hợp biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng thời giải phóng năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng. C. Quá trình tổng hợp biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng thời tích lũy năng lượng. D. Quá trình tổng hợp biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng thời giải phóng năng lượng. II. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm): Em hãy vẽ hình dạng và chiều của các đường sức từ của một thanh nam châm thẳng và cho biết độ mạnh yếu của từ trường phụ thuộc như thế nào vào các đường sức từ. Câu 2. (1,0 điểm): Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố: ánh sáng, nước, khí CO 2, nhiệt độ đến quá trình quang hợp của cây xanh. Câu 3. (1,0 điểm): Vào kì nghỉ hè, Lan thường được mẹ hướng dẫn làm giá đỗ từ hạt đậu xanh để có thêm nguồn rau sạch, các bước Lan được hướng dẫn như sau: Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc bị vỡ. Bước 2: Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát. Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40°C đến 45 °C) khoảng 2 đến 3 giờ. Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu “uống nước” mỗi ngày 2 lần. Dựa trên những hiểu biết của mình, em hãy giải thích ý nghĩa của các bước làm trên.
  4. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Năm học 2022 – 2023 Thời gian: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm: Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm Đáp án đề 001: Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn 1 7 12 18 23 2 8 13 19 24 3 9 14 20 25 4 10 15 21 26 5 11 16 22 27 6 17 28 Đáp án đề 002: Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn 1 7 12 18 23 2 8 13 19 24 3 9 14 20 25 4 10 15 21 26 5 11 16 22 27 6 17 28 Đáp án đề 003: Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn 1 7 12 18 23 2 8 13 19 24 3 9 14 20 25 4 10 15 21 26 5 11 16 22 27 6 17 28 Đáp án đề 004: Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn 1 7 12 18 23
  5. 2 8 13 19 24 3 9 14 20 25 4 10 15 21 26 5 11 16 22 27 6 17 28 Đáp án đề 005: Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn Câu Chọn 1 7 12 18 23 2 8 13 19 24 3 9 14 20 25 4 10 15 21 26 5 11 16 22 27 6 17 28 II. Phần tự luận: 3,0 điểm Câu Đáp án Biểu điểm 1 - Vẽ đúng đường sức từ của nam châm 0,5 (1đ) - Độ mạnh yếu của từ trường phụ thuộc vào các đướng sức từ như sau + Đường sức từ dày thì nơi đó có từ trường mạnh + Đường sức từ thưa,mỏng thì nơi đó có từ trường yếu 0,5 + Nơi ko có đường sức từ thì không có từ trường 2 1. Ánh sáng 1 (1đ) Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: Cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng. -Cường độ ánh sáng tăng thì quang hợp tăng, nguộc lại cường độ ánh sáng giảm thì quang hợp giảm - Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ (tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, protein tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành carbohidrat). -Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày (buổi sáng và chiều nhiều tia đỏ ; buổi trưa nhiều tia xanh tím) 2. Nồng độ CO2 -Tăng nồng độ CO2 là tăng cường độ quang hợp, sau đó tăng chậm đến trị số bão hoà CO2 -Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác (thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 sẽ thuận lợi cho quang hợp) 3. Nước -Khi cây thiếu nước từ 40% và 60 % thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.
  6. -Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm. 4. Nhiệt độ Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau:Thực vật vùng núi cao, ôn đới là 10C Thực vật nhiệt đới là 40C và 80C Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp ở các loài cũng khác nhau:Cây ưa lạnh ngừng quang hợp ở 120 C. Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 580 C 3 Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc bị vỡ. 1 (1đ) - Giúp loại bỏ các hạt có khả năng nảy mầm kém, tăng tỉ lệ nảy mầm của giá đỗ, tránh trường hợp các hạt không nảy mầm bị nhũn thối. Bước 2: Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát. - Giúp làm nứt vỏ hạt, giúp hạt rễ nảy mầm, tăng kích thích cảm ứng giúp hạt nảy mầm tốt hơn. Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40°C đến 45 °C) khoảng 2 đến 3 giờ. - Các tế bào hạt khi được ngâm no nước → Kích thích quá trình hô hấp của hạt → Kích thích quá trình nảy mầm nhanh và mạnh hơn. Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu “uống nước” mỗi ngày 2 lần. - Để hạt trong chỗ tối giúp kích thích mầm rẽ phát triển mập và chắc hơn, tránh trường hợp hạt tiếp xúc với ánh sáng tạo ra các chất trung gian gây đắng giá. - Cho hạt uống nước 2 lần mỗi ngày giúp cung cấp đủ nước cho giá đỗ phát triển. Người ra đề Tổ trưởng duyệt BGH duyệt Lê Thị Thanh Ngân Nguyễn Thị Lan Anh Phạm Lan Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2