intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quán Toan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quán Toan’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quán Toan

  1. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Năm học 2022 - 2023 (Thời gian: 60 phút) Lưu ý: Đề thi có 02 trang, học sinh làm bài ra giấy kiểm tra. I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Hãy viết vào giấy kiểm tra chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, ví dụ 1-A, 2-B,... Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại, trục của nó định hướng theo một phương bất kì. B. Cực bắc của thanh nam châm này hút cực bắc của thanh nam châm khác. C. Nam châm có thể hút được những vật được làm từ vật liệu từ. D. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ. Câu 2.Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam. B. cả hai nửa đều mất từ tính. C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam. D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ bị gãy sẽ cùng tên. Câu 3.Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho A. có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm. B. có độ mau thưa tùy ý. C. bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm. D. có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm. Câu 4.Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên Hình 19.6 là mạnh nhất? A. Vị trí 1. B. Vị trí 2. C. Vị trí 3. D. Vị trí 4. Câu 5.Vùng nào trong các nơi sau đây có từ trường yếu nhất? A. Xích đạo. B. Bắc Cực. C. Nam Cực. D. Bắc Cực và Nam Cực. Câu 6.Có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ vì A. Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó. B. Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác. C. không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường. D. trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm. Câu 7. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường? A. Oxygen. B. Carbon dioxide. C. Chất dinh dưỡng. D. Vitamin. Câu 8. Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu? A. Cơ năng. B. Động năng. C. Hóa năng. D. Nhiệt năng. Câu 9. Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là A. rễ cây. B. thân cây. C. lá cây. D. hoa. Câu 10. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen. B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
  2. C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ. Câu 11. Nguồn năng lượng cần cho quá trình quang hợp là A. quang năng. B. hóa năng. C. nội năng. D. nhiệt năng. Câu 12. Người ta thường trồng các cây thủy sinh khi nuôi cá cảnh trong bể kính để làm gì? A. Tạo oxygen cho cá. B. Tăng nhiệt độ trong bể. C. Tạo khí carbon dioxide. D. Tạo thêm nước cho bể. Câu 13. Hút chân không các loại hạt có thể bảo quản được trong thời gian dài vì hạt được A. hạ nhiệt độ xuống thấp. B. tăng quá trình hô hấp. C. chậm quá trình hô hấp. D. chậm quá trình quang hợp. Câu 14. Mỗi khí khổng của lá có cấu tạo gồm mấy tế bào? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 15. Cho các đặc điểm sau: (1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. (2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh. (3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. (4) Tốc độ thoát hơi nước chậm. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có những đặc điểm nào? A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (4). Câu 16. Sự thoát hơi nước qua lá có chức năng chính là A. giúp cây vận chuyển được chất hữu cơ đến các bộ phận. B. tạo động lực cho rễ hút nước và muối khoáng. C. loại bỏ được chất thừa ra khỏi lá. D. làm mát cho lá. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm). Câu 17(1,0 điểm). Một nam châm vĩnh cửu hình chữ U, sơn đánh dấu cực trên nam châm đã bị tróc, bằng những cách nào xác định được cực của nam châm này? Câu 18(2,0 điểm).Bà ngoại của Mai có một mảnh vườn nhỏ trước nhà. Bà đã gieo hạt rau cải ở vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Mai thấy bà nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau nhưng không hiểu được tại sao bà lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Mai hiểu ý nghĩa việc làm của bà. Câu 19(1,0 điểm).Nêu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp. Câu 20(2,0 điểm).Quan sát mô hình cấu tạo phân tử nước trong hình 28,1, em hãy: a. Mô tả cấu trúc của phân tử nước. b. Cho biết những tính chất của nước. ...Hết...
  3. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Năm học 2022 - 2023 (Thời gian: 60 phút) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đ.án C C D A A C II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 17(1,0 Dụng cụ: điểm). - Cách thứ nhất: dùng kim nam châm thử. 0,25 - Cách thứ hai: dùng một nam châm đã biết cực. 0,25 Tiến hành: Đưa một đầu nam châm (kim nam châm) đã biết cực lại gần một đầu của nam châm 0,5 hình chữ U, nếu hút nhau thì hai cực khác tên, nếu đẩy nhau thì hai cực cùng tên. 18(2,0 Ý nghĩa của việc nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau: điểm). - Nếu để cây cải với mật độ quá dày sẽ khiến các cây chen lấn, che lấp lẫn nhau dẫn 0,5 đến hiện tượng thiếu dinh dưỡng khoáng, thiếu nước (nguyên liệu của quang hợp), không nhận đủ ánh sáng để quang hợp (tổng hợp chất hữu cơ) khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc. - Việc nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau sẽ giúp cho mật độ của các cây cải trở nên 0,5 phù hợp hơn, cây có đủ ánh sáng, dinh dưỡng khoáng và nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả. Nhờ đó, các cây cải sẽ sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
  4. 19(1,0 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp: điểm). - Ánh sáng 0,25 - Nhiệt độ 0,25 - Hàm lượng CO2 0,25 - Lượng nước 0,25 20(2,0 a) Cấu trúc của phân tử nước: 0,75 điểm). Mỗi phân tử nước đều gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. b) Những tính chất của nước: - Là chất lỏng, không có hình dạng nhất định, không màu, không mùi, không vị. 0,25 - Có nhiệt độ sôi ở 1000C và đông đặc ở 00C. - Là dung môi phân cực có khả năng hòa tan nhiều chất nhưng không hòa tan được 0,25 dầu, mỡ,… - Có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. 0,25 - Có khả năng kết hợp với các chất hóa học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau. 0,25 0,25 NGƯỜI RA ĐỀ NHÓM TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU Bùi Thị Thuận Bùi Thị Thuận Nguyễn Thị Chà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2