intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, LỚP 7 NĂM HỌC 2023 – 2024 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 (từ tuần 19 hết tuần học thứ 25). - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, gồm 16 câu hỏi ở mức độ nhận biết - Phần tự luận: 6,0 điểm (Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Sơ lược về bảng tuần hoàn 3 3 0,75 các nguyên tố hóa học 2. Phân tử; đơn chất; 1 1/2 1/2 1 1 1,75 hợp chất
  2. MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 3. Năng lượng ánh 3 3 0,75 sáng , tia sáng vùng tối 4. Sự phản xạ 1 1 0,25 ánh sáng 5. Ảnh của vật qua 2 1 1 2 2 2,0 gương phẳng 6. Trao đổi nước và chất 1 1 1 1 1.25 dinh dưỡng ở động vật (tt) 7. Thực 1 1 0.25 hành:
  3. MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước. 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập 3 1/2 1/2 3 1.25 tính ở động vật 9. Vận 1 1 0.25 dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực
  4. MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 tiễn. 10. Thực hành : 1/2 1/2 1.5 Cảm ứng ở sinh vật Số câu 0 16 1,5 0 2,5 0 1 0 5 16 21 Điểm số 0 4,0 3,0 0 2,0 0 1,0 0 6,0 4,0 10 Tổng số 4,0 10 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm điểm điểm
  5. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, LỚP 7 NĂM HỌC 2023 – 2024 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 (từ tuần 19 hết tuần học thứ 25). - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
  6. Số câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu cần Nội dung Mức độ đạt TL TN TN (Số (Số T ( (Số câu) ý) câu) Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (7 tiết – HK2 4 tiết) Nhận biết - Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các 1 C1 nguyên tố hoá học. - Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu 2 C2, C3, kì. Thông hiểu - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn. Bài 5. Phân tử; đơn chất; hợp chất (3 tiết) Nhận biết 1 C4 Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. Thông hiểu - Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất. 1/2 C - Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.
  7. Số câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu cần Nội dung Mức độ đạt TL TN TN (Số (Số T ( (Số câu) ý) câu) Vận dụng thấp 1/2 C - Dự đoán số lượng phân tử của hợp chất, giải thích. Bài 15: Năng lượng ánh sáng , tia sáng vùng tối (2 tiết) Nhận biết 3 C6, C8, C9 Biết được tác dụng của ánh sáng, vùng tối Thông hiểu Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng. – Thực hiện thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song. Vận dụng – Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp. Bài 16:Sự phản xạ ánh sáng (3 tiết) Nhận biết – Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán. – Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia 1 C10 sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.
  8. Số câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu cần Nội dung Mức độ đạt TL TN TN (Số (Số T ( (Số câu) ý) câu) Thông hiểu 1 C Xác định được vị trí đặt gương phẳng Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng (3 tiết) Nhận biết 2 C5, C7 - Biết được các cách xác định ảnh của vật qua gương phẳng và tính chất ảnh của vật qua gương phẳng. Vận dụng cao 1 C - Vận dụng tính chất ảnh của vật qua gương phẳng. Tính được chiều cao của vật. Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật (tt) (2 tiết) Nhận biết - Biết được quá trình vận chuyển các chất ở động vật 1 C14 - Biết được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa ở người. Thông hiểu - Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người. Vận dụng thấp - Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và 1 C chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...).
  9. Số câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu cần Nội dung Mức độ đạt TL TN TN (Số (Số T ( (Số câu) ý) câu) Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước (2 tiết) Nhận biết 1 C15 - Biết được cách tiến hành các thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước. Vận dụng cao - Tiến hành thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước. Bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật (2 tiết) Nhận biết - Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy 3 C11, C12, C16 được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật). - Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ. Thông hiểu 1 C - Phân tích được vai trò cảm ứng đối với sinh vật. - Phân tích được vai trò của tập tính đối với động vật. Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn (2 tiết)
  10. Số câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu cần Nội dung Mức độ đạt TL TN TN (Số (Số T ( (Số câu) ý) câu) Nhận biết 1 C13 - Biết được một số ứng dụng cảm ứng sinh vật vào chăn nuôi và trồng trọt Vận dụng - Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt). - Hình thành các tập tính tốt cho bản thân Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật Nhận biết - Nêu được các thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật Thông hiểu - Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính 1 C cảm ứng ở thực vật ( ví dụ tính hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc). Vận dụng thấp - Quan sát và ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật. UBND THÀNH BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II PHỐ HỘI AN Năm học: 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS MÔN : KHTN 7 HUỲNH THỊ Thời gian: 60 phút LỰU
  11. Họ và ĐIỂM : tên :........................ ....... HÓA: LÝ: SINH: Lớp : 7 /…. A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) * Chọn phương án đúng và ghi vào giấy bài làm. Câu 1. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của A. khối lượng. B. số proton. C. tỉ trọng. D. số neutron. Câu 2. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là A. số proton trong nguyên tử. B. số neutron trong nguyên tử. C. số electron trong hạt nhân. D. số proton và neutron trong hạt nhân. Câu 3. Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? A. Nhóm IA. B. Nhóm IVA. C. Nhóm IIA. D. Nhóm VIIA. Câu 4. Hợp chất là những chất được tạo nên từ A. một nguyên tố hóa học. B. hai nguyên tố hóa học. C. ba nguyên tố hóa học. D. hai nguyên tố hóa học trở lên. Câu 5. Có mấy cách dựng ảnh của một vật qua gương phẳng? A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 6. Khi sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thì năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào? A. Điện Năng. B. Cơ năng. C. Nhiệt năng. D. Năng lượng âm. Câu 7. Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm. Câu 8. Hiện tượng nhật thực xảy ra khi A. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa.
  12. B. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng, Trái Đất nằm giữa. C. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng, Mặt Trời nằm giữa. D. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng không thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa. Câu 9. Vùng tối là vùng nằm ở A. trước và cảm nhận được ánh sáng từ nguồn sáng. B. giữa nguồn sáng và vật cản. C. sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng. D. sau vật cản nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng. Câu 10. Góc phản xạ là góc hợp bởi A. tia phản xạ và mặt gương. B. tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới. C. tia tới và pháp tuyến. D. tia tới và mặt gương. Câu 11. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích A. từ môi trường. B. từ môi trường ngoài cơ thể. C. từ môi trường trong cơ thể D. từ các sinh vật khác. Câu 12. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là A. các nhận biết. B. các kích thích. C. các cảm ứng. D. các phản ứng. Câu 13. Hoạt động nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt? A. Dùng bù nhìn đuổi chim hại cây trồng. B. Làm trụ cho cây hồ tiêu bám vào để leo lên. C. Dùng đèn bẫy côn trùng hại cây trồng. D. Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ. Câu 14. Hoạt động nào sau đây không giúp bảo vệ hệ tiêu hóa được khỏe mạnh? A. Ăn chín, uống sôi để tiêu diệt vi khuẩn, kí sinh trùng trong thức ăn. B. Rửa tay trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. C. Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. D. Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu để hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh. Câu 15. Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên chọn loại túi có đặc điểm gì để trùm lên lá? A. Túi nylon kín, trong suốt. B. Túi có đục lỗ thủng. C. Túi nylon kín, màu đen. D. Túi vải.
  13. Câu 16. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính A. học được. B. bẩm sinh. C. hỗn hợp. D. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp. B. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17. (1,5 điểm) a. (1 điểm) Tính khối lượng phân tử của các chất sau: Khí Methane (phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H), Sulfuric acid (phân tử gồm 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O)? (1,0 điểm). (Biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố C, H, S, O lần lượt là 12, 1, 32, 16.) b. (0,5 điểm) Dung dịch nước muối gồm những loại phân tử nào? Hãy giải thích tại sao khi hoà tan muối vào nước (dung dịch chưa đạt trạng thái bão hoà) thì ta không thấy hạt muối nữa. Câu 18. (0,5 điểm) Chiếu tia sáng đến gương phẳng theo phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống tạo tia sáng phản xạ theo phương nằm ngang chiều từ trái sang phải. Xác định vị trí đặt gương. Câu 19. (1,0 điểm) Một người đứng trên bờ hồ nhìn xuống mặt hồ thấy ảnh đỉnh đầu mình cách đầu mình 4m. Hỏi người đó cao bao nhiêu biết bờ hồ cách mặt hồ 40cm? Câu 20. (2,0 điểm) a. Trình bày thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật? (1,5 điểm) b. Em hãy giải thích vì sao vào mùa hè hoa mười giờ thường nở rộ vào lúc 10 giờ? (0,5 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) Bệnh béo phì là do nạp quá nhiều năng lượng từ các nguồn khác nhau dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể. Để không bị bệnh béo phì, em cần phải làm gì? ----------HẾT----------
  14. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả B A C D B C B A C B A B D C A B lời B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (1,5 điểm) a. (1,0 điểm) - Khối lượng phân tử của Khí Methane = 12.1 + 1.4 = 16 (amu). (0,5 điểm) - Khối lượng phân tử của Sulfuric acid = 1.2 + 32.1 + 16.4 = 98 (amu). (0,5 điểm) b. (0,5 điểm) - Dung dịch nước muối gồm 2 loại phân tử là phân tử nước và phân tử muối. (0,25 điểm) - Khi tan trong nước, muối bị chia nhỏ thành phân tử và trộn lẫn với phân tử nước (0,25 điểm) Câu 18. (0,5 điểm) Vẽ đúng như hình vẽ (0,5đ) Nếu thiếu thiếu 2 yếu tố trừ 0,25đ Câu 19. (1,0 điểm)
  15. Câu 20. (2 điểm) a. (1,5 điểm) Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật: Bước 1: Gieo hạt đỗ vào hai chậu tưới nước đủ ẩm. (0,25đ) Bước 2: Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 đến 5 lá. (0,25đ) Bước 3: Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không ngập úng. (0,25đ) Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu. (0,25đ) * Kết quả: Rễ cây nhổ lên mọc lệch về phía chậu nước có lỗ thủng. (0,5đ) b. (0,5 điểm) Hoa mười giờ thường chỉ nở hoa từ 8 đến 10 giờ sáng trong ngày. Đây là một dạng cảm ứng ở thực vật – cảm ứng nở hoa. (0,25đ). Vì hoa nở cần ánh sáng và nhiệt độ thích hợp và lúc 10 giờ là có điều kiện thích hợp nhất. (0,25đ) Câu 21. (1 điểm) Bệnh béo phì là do nạp quá nhiều năng lượng từ các nguồn khác nhau dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể. Để không bị bệnh béo phì, em cần phải: + Có chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ngọt, nhiều chất béo,.; (0,25đ)
  16. + Tránh ăn mặn, ăn muộn; uống đủ nước. (0,25đ) + Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả,.; (0,25đ) + Thường xuyên luyện tập thể dục, chơi thể thao. (0,25đ) (Nếu học sinh nêu các bước khác có ý đúng thì cho điểm 0,25đ/1 ý) ( Học sinh có thể làm cách khác nhưng nếu đúng vẫn được điểm tối đa ) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 A. TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
  17. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả B A C D B C B A C B A B D C A B lời B. TỰ LUẬN: (2,0 điểm) Câu 17: a. (2,0 điểm) - Khối lượng phân tử của Khí Methane = 12.1 + 1.4 = 16 (amu). (1 điểm) - Khối lượng phân tử của Sulfuric acid = 1.2 + 32.1 + 16.4 = 98 (amu). (1 điểm) b. Không yêu cầu HS làm Câu 18. Không yêu cầu HS làm Câu 19. Không yêu cầu HS làm Câu 20. Không yêu cầu HS làm Câu 21. Không yêu cầu HS làm ( Học sinh có thể làm câu khác nếu đúng có thể cho điểm với tối đa là 2 điểm )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2