intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn: KHTN – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: tuần học thứ 26 - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Tự Trắc Trắc Tự Trắc Tự Trắc số Tự luận luận nghiệm luận nghiệm nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Bảng tuần hoàn 2(0.5đ) 1(1đ) 1 2 1,5 2. Phân tử - đơn chất, hợp chất 2(0.5đ) 1(0.5đ) 1 2 1,0 3. Độ to và độ cao của âm 1(0,25) 1(0,25) 2 0,5 4. Phản xạ âm, năng lượng 1(0,5) 1(0,25) 1(0,25) 1(1,0) 2 2 2,0 5. Cảm ứng sinh vật, tập tính 4(1đ) 1,5(1,5đ 1/2(0,5đ) 2 4 2,0 6. Sinh trưởng và phát triển 4(1đ) 1(1đ) 1 4 3,0 Số câu 16 10,0 Điểm số 7,0 4,0 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi Câu hỏi TL TN TL TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt (Số ( Số (Số ( Số ý) câu) ý) câu)
  2. 1.Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Sơ lược về bảng Nhận biết - Nguyên tắc sắp xếp 2 6,7 tuần hoàn các - Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. nguyên tố hoá Thông hiểu - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố học (3 tiết) kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí 1 3 hiếm trong bảng tuần hoàn. Phân tử; đơn Nhận biết - Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. 2 5,8 chất; hợp chất (4 Thông hiểu, - Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất. 1 tiết) vận dụng - Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu. 4 3. Độ to và độ cao của âm Nhận biết: - Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm. 1 4 Vận dụng - Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao 1 2 của âm có liên hệ với tần số âm. Vận dụng cao - Thiết kế được một nhạc cụ bằng các vật liệu phù hợp sao cho có đầy đủ các nốt trong một quãng tám (ứng với các nốt: đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đố) và sử dụng nhạc cụ này để biểu diễn một bài nhạc đơn giản 4. Phản xạ âm, năng lượng Nhận biết: - Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. 1 1 1 3 - Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ. - Nêu được tia sáng là gì. Có thể chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành điện năng ở các thiết bị thường dùng. Thông hiểu: - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về 1 1 sóng âm.
  3. Vận dụng - Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức 1 2 khoẻ. - Xác định được thời gian khi âm phản xạ.. 5. Cảm ứng và tập tính Nhận biết – Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. 4 – Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật. – Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; – Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật. Thông hiểu – Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật 1 (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc). Vận dụng – Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật). – Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính ở động vật. – Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt). Vận dụng cao - Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số 1 tập tính của động vật. 6. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Nhận biết - Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật 4 - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng Thông hiểu - Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. 1 - Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên.
  4. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn: KHTN – Lớp 7 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 đ) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau: Câu 1: Trong những trường hợp dưới đây, hiện tượng nào ứng dụng phản xạ âm? A. Nói chuyện điện thoại. B. Nói trong phòng thu âm qua hệ thống loa. C. Sử dụng loa trong hội trường lớn. D. Xác định độ sâu của đáy biển. Câu 2: Giọng nam trầm của Nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu có đặc điểm nào sau đây? A. tần số dao động càng lớn B. tần số dao động càng bé C. biên độ dao động càng lớn D. biên độ dao động càng nhỏ Câu 3: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về tia sáng? A. Biểu diễn tia sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh áng B. Biểu diễn tia sáng bằng đường thẳng có chiều chỉ hướng truyền của ánh áng C. Biểu diễn tia sáng bằng đường cong có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh áng D. Biểu diễn tia sáng bằng đường bất kỳ có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh áng Câu 4: Âm phát ra to hơn khi A. tần số dao động càng lớn B. tần số dao động càng nhỏ C. biên độ dao động càng lớn D. biên độ dao động càng nhỏ Câu 5: Đơn chất là những chất được tạo nên từ A. một nguyên tố hoá học. B. hai nguyên tố hoá học. C. hai nguyên tố hoá học trở lên. D. ba nguyên tố hoá học. Câu 6: Số chu kì có trong bảng tuần hoàn là: A. 5 B. 6 C.7 D.8 Câu 7: Nguyên tố ở ô 16 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học cho ta biết: A. Số hiệu nguyên tử là 16, kí hiệu hoá học là S, tên nguyên tố là sulfur, khối lượng nguyên tử là 16 amu. B. Số hiệu nguyên tử là 16, kí hiệu hoá học là S, tên nguyên tố là sulfur, khối lượng nguyên tử là 32 amu. C. Số điện tích hạt nhân là – 16, kí hiệu hoá học là S, tên nguyên tố là sulfur, khối lượng nguyên tử là 16 amu. D. Số điện tích hạt nhân là – 16, kí hiệu hoá học là S, tên nguyên tố là sulfur, khối lượng nguyên tử là 32 amu. Câu 8: Nước gồm hai nguyên tố H và O tạo nên. Nước là A. Hỗn hợp. B. Đơn chất. C. Một nguyên tố hoá học. D. Hợp chất. Câu 9. Sinh trưởng là: A. sự tăng về kích thước của cơ thể. B. sự tăng về khối lượng của cơ thể. C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể. D. sự phát sinh hình thái cơ quan. Câu 10. Cây cam cao lên nhờ A. mô phân sinh long B. mô phân sinh đỉnh ngọn C. mô phân sinh bên D. mô phân sinh trụ Câu 11. Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì? A. mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng B. mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển C. mức nhiệt hạ thấp mà sinh vật có thể chịu đựng
  5. D. mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển Câu 12. Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước có nhiệt độ bao nhiêu để thuận lợi cho việc nảy mầm của hạt? A. 30C - 70C B. 70C -100C C. 100C- 250C D. 300C-400C Câu 13. Khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí…người trồng thường phải làm giàn cho cây là ứng dụng hiện tượng cảm ứng A. hướng tiếp xúc B. hướng chất dinh dưỡng C. tính hướng sáng D. hướng nước Câu 14. Các tác nhân của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật được gọi là? A. Các nhận biết B. Các kích thích C. Các cảm ứng D. Các phản ứng Câu 15. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích… A. từ môi trường. B. từ môi trường ngoài cơ thể. C. từ các sinh vật khác. D. Các phản ứng. Câu 16. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là: A. giúp sinh vật tồn tại và phát triển B. giúp sinh vật thích nghi với môi trường C. giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. D. giúp sinh vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. II. TỰ LUẬN: (6,0 đ) Câu 1. (0,5đ) Vật phản xạ âm tốt là gì? Cho ví dụ? Câu 2. a)(0,5đ) Nếu gia đình em đang sinh sống ở gần khu chợ, em hãy đề xuất biện pháp để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe? b)(0,5đ) Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Câu 3. (1,0đ) . Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết: a. Tên nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố Beryllium. b. Số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố Al. Giải thích. Câu 4. (0,5đ) Tính khối lượng phân tử của: a) Methane biết phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H b) Calcium carbonate biết phân tử gồm 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O. Câu 5 (1,0đ): Cảm ứng là gì. Cảm ứng có vai trò như thế nào đối với sinh vật? Câu 6 (1,0đ): Tập tính là gì? Cho 5 ví dụ về tập tính ở động vật. Câu 7 (1,0đ): Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong phòng trừ sinh vật gây hại như thế nào? Cho ví dụ.
  6. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn: KHTN – Lớp 7 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 đ) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau: Câu 1: Trong những trường hợp dưới đây, hiện tượng nào ứng dụng phản xạ âm? A. Nói chuyện điện thoại. B. Xác định độ sâu của đáy biển. C. Sử dụng loa trong hội trường lớn. D. Nói trong phòng thu âm qua hệ thống loa. Câu 2: Âm phát ra nhỏ hơn khi A. tần số dao động càng lớn B. tần số dao động càng nhỏ C. biên độ dao động càng lớn D. biên độ dao động càng nhỏ Câu 3: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về tia sáng? A. Biểu diễn tia sáng bằng đường bất kỳ có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh áng. B. Biểu diễn tia sáng bằng đường thẳng có chiều chỉ hướng truyền của ánh áng. C. Biểu diễn tia sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh áng. D. Biểu diễn tia sáng bằng đường cong có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh áng. Câu 4: Giọng nữ cao của Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền có đặc điểm nào sau đây? A. tần số dao động càng lớn B. tần số dao động càng nhỏ C. biên độ dao động càng lớn D. biên độ dao động càng nhỏ Câu 5: Hợp chất là những chất được tạo nên từ A. một nguyên tố hoá học. B. hai nguyên tố hoá học. C. hai nguyên tố hoá học trở lên. D. ba nguyên tố hoá học. Câu 6: Nguyên tố ở ô 13 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học cho ta biết: A. Số điện tích hạt nhân là – 13, kí hiệu hoá học là Al, tên nguyên tố là Aluminium, khối lượng nguyên tử là 27 amu. B. Số hiệu nguyên tử là 13, kí hiệu hoá học là Al, tên nguyên tố là Aluminium, khối lượng nguyên tử là 13 amu. C. Số điện tích hạt nhân là -13, kí hiệu hoá học là Al, tên nguyên tố là Aluminium, khối lượng nguyên tử là 13 amu. D. Số hiệu nguyên tử là 13, kí hiệu hoá học là Al, tên nguyên tố là Aluminium, khối lượng nguyên tử là 27 amu. Câu 7: Khí carbon dioxide gồm hai nguyên tố C và O tạo nên. Khí carbon dioxide là A. Hợp chất. B. Đơn chất. C. Một nguyên tố hoá học. D. Hỗn hợp. Câu 8: Số chu kì có trong bảng tuần hoàn là: A. 6 B.7 C.8 D.9 Câu 9. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích… A. từ môi trường. B. từ môi trường ngoài cơ thể. C. từ các sinh vật khác. D. Các phản ứng. Câu 10. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là: A. giúp sinh vật tồn tại và phát triển B. giúp sinh vật thích nghi với môi trường C. giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. D. giúp sinh vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. Câu 11. Khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí…người trồng thường phải làm giàn cho cây là ứng dụng hiện tượng cảm ứng A. hướng tiếp xúc B. hướng chất dinh dưỡng C. tính hướng sáng D. hướng nước Câu 12. Các tác nhân của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật được gọi là? A. Các nhận biết B. Các kích thích C. Các cảm ứng D. Các phản ứng Câu 13. Sinh trưởng là:
  7. A. sự tăng về kích thước của cơ thể. B. sự tăng về khối lượng của cơ thể. C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể. D. sự phát sinh hình thái cơ quan. Câu 14. Cây cam cao lên nhờ A. mô phân sinh lóng B. mô phân sinh đỉnh ngọn C. mô phân sinh bên D. mô phân sinh trụ Câu 15. Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước có nhiệt độ bao nhiêu để thuận lợi cho việc nảy mầm của hạt? A. 30C - 70C B. 70C -100C C. 100C- 250C D. 300C-400C Câu 16. Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì? A. mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng B. mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển C. mức nhiệt hạ thấp mà sinh vật có thể chịu đựng D. mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển II. TỰ LUẬN (6đ) Câu 1. (0,5đ) Vật phản xạ âm kém là gì? Cho ví dụ? Câu 2 .a)(0,5đ) Nếu gia đình em đang sinh sống ở gần bến xe, em hãy đề xuất biện pháp để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe? b)(0,5đ) Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Câu 3. (1,0đ) Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết: a) Tên nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố Magnesium. b) Số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố C. Giải thích. Câu 4. (0,5đ) Tính khối lượng phân tử của : a. Nước biết phân tử gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. b. Sodium carbonate biết phân tử gồm 2 nguyên tử Na, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O. Câu 5 (1,0đ): Cảm ứng ở sinh vật là gì? Cảm ứng có vai trò như thế nào đối với sinh vật? Câu 6 (1,0đ): Tập tính là gì? Cho 5 ví dụ về tập tính ở động vật. Câu 7 (1,0đ): Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong phòng trừ sinh vật gây hại như thế nào? Cho ví dụ.
  8. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn: KHTN – Lớp 7 HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đề A D B A C A C B D C B B C A B A C Đề B B D C A C D A B A C A B C B C B II. TỰ LUẬN Đề A Câu Đáp án Điểm 1 - Vật phản xạ âm tốt là vật liệu cứng có bề mặt nhẵn 0,25đ - Ví dụ: đá hoa cương, gạch, …. 0,25đ 2 Vì có vách đá cản nên có âm phản xạ dội trở lại. - Gọi t là thời gian để âm đi tới vách đá. Ta có: t = s/v = 680 : 340 = 2 (s) 0,25đ - Thời gian nghe được âm phản xạ kể từ khi la to là: 0,25đ t1 = 2t = 2.2 = 4 (s) b) Biện pháp để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe: 0,25đ - Trồng nhiều cây xanh quanh nhà 0,25đ - Sử dụng kính cách âm khi lắp đặt cửa, … * Nếu HS nêu biện pháp đúng vẫn cho điểm. 3 a) Tên nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố beryllium 0,25đ là Magnesium. b) Số electron trong nguyên tử là 13 vì bằng số điện tích hạt nhân 0,25đ số lớp electron là 3 vì thuộc chu kỳ 3 0,25đ số electron ở lớp ngoài cùng là 3 vì thuộc nhóm IIIA 0,25đ 4 a) Khối lượng phân tử của Methane: 0,25đ 12 + 4 = 16 (amu) b) Khối lượng phân tử của Calcium carbonate. 0,25đ 40 + 12 + ( 16X3) = 100 (amu) 5 - Cảm ứng là : Là phản ứng của sinh vật đối với những kích thích đến từ 0,5đ môi trường. - Vai trò của cảm ứng : Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay 0,5đ đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. 6 - Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động và trả lời kích thích từ 0,5đ môi trường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. - Cho 5 ví dụ về tập tính ở động vật: 0,5 Học sinh cho vd đúng, đầy đủ 5 tập tính đạt 0,5đ.( Mỗi 1 vd đúng đạt 0,1đ) 7 - Việc hiểu biết về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển có thể vận dụng 0,5đ để phòng trừ những sinh vật gây hại hại bằng cách cắt vòng đời của chúng. - VD: Tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng hiệu quả nhất. 0,5đ Đề B Câu Đáp án Điểm 1 - Vật phản xạ âm kém là vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp. 0,25đ - Ví dụ: tấm xốp, tấm bìa, … 0,25đ
  9. 2 Vì có vách đá cản nên có âm phản xạ dội trở lại. - Gọi t là thời gian để âm đi tới vách đá. Ta có: t = s/v = 680 : 340 = 2 (s) 0,25đ - Thời gian nghe được âm phản xạ kể từ khi la to là: 0,25đ t1 = 2t = 2.2 = 4 (s) b) Biện pháp để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe: 0,25đ - Trồng nhiều cây xanh quanh nhà 0,25đ - Sử dụng kính cách âm khi lắp đặt cửa, … * Nếu HS nêu biện pháp đúng vẫn cho điểm. 3 a) Tên nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố 0,25đ Magnesium là Beryllium b) Số electron trong nguyên tử là 6 vì bằng số điện tích hạt nhân 0,25đ số lớp electron là 2 vì thuộc chu kỳ 2 0,25đ số electron ở lớp ngoài cùng là 4 vì thuộc nhóm IVA 0,25đ 4 a) Khối lượng phân tử của Nước: 0,25đ 16 + 2 = 18 (amu) b) Khối lượng phân tử của Sodium carbonate. 0,25đ (23x2) + 12 + ( 16X3) = 106 (amu) 5 - Cảm ứng là : Là phản ứng của sinh vật đối với những kích thích đến từ 0,5đ môi trường. - Vai trò của cảm ứng : Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay 0,5đ đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. 6 - Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động và trả lời kích thích từ 0,5đ môi trường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. - Cho 5 ví dụ về tập tính ở động vật: 0,5 Học sinh cho vd đúng, đầy đủ 5 tập tính đạt 0,5đ.( Mỗi 1 vd đúng đạt 0,1đ) 7 - Việc hiểu biết về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển có thể vận dụng 0,5đ để phòng trừ những sinh vật gây hại hại bằng cách cắt vòng đời của chúng. - VD: Tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng hiệu quả nhất. 0,5đ Duyệt của BGH PHÓ HIỆU TRƯỞNG Tổ trưởng Giáo viên ra đề Trịnh T. H. Phương Lê Quỳnh Thơ Nguyễn Văn Tám Lê Văn Vỹ Trần Đức Công
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1