intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ Môn: KHTN – Lớp 8 SỞ NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ……/…./20…. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh:..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi..... I. TRẮC NGHIỆM: (4,00 điểm) *Chọn chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng nhất điền vào ô lưới bên dưới: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án Câu 1. Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích âm. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau? A. Nhận thêm electrôn. B. Mất bớt electrôn. C. Mất bớt điện tích dương. D. Nhận thêm điện tích dương. Câu 2. Kết luận nào dưới đây không đúng? A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau; B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau. C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau. Câu 3. Các thiết bị nào sau đây không phải là nguồn điện? A. Pin. B. Quạt điện. C. Đi - na - mô xe đạp. D. Ác quy. Câu 4. Dòng điện là: A. dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn. B. dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn. C. dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. D. dòng các nguyên tử chuyển động có hướng. Câu 5. Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là A. thanh gỗ khô B. một đoạn ruột bút chì C. một đoạn dây nhựa D. thanh thuỷ tinh Câu 6. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây? A. Làm tê liệt thần kinh B. Hút các vụn giấy C. Làm quay kim nam châm D. Làm nóng dây dẫn. Câu 7. Đơn vị đo cường độ dòng điện là 1
  2. A. am pe B. ampe kế C. vôn D. mili ampe kế. Câu 8. Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây? A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn. B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện. C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn. D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện. Câu 9: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hoá học. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 10: Chất nào sau đây là acid? A. NaOH. B. CaO. C. KHCO3. D. H2SO4. Câu 11: Ứng dụng của hydrochloric acid là A. chế biến thực phẩm. B. xử lý pH nước bể bơi. C. sản xuất dược phẩm. D. sản xuất phân bón. Câu 12: Trong số các base sau đây, base nào là base tan trong nước? A. Mg(OH)2. B. KOH. C. Cu(OH)2. D. Fe(OH)3. Câu 13. Các bộ phận chủ yếu của cơ quan sinh dục nữ là A. buồng trứng, trứng, tử cung, âm đạo. B. buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo. C. tinh hoàn, bìu, tử cung, âm đạo. D. trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo. Câu 14. Bộ phận sản sinh ra tinh trùng là A. ống dẫn tinh B. túi tinh C. tinh hoàn D. mào tinh Câu 15. Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào lây lan qua đường tình dục? A. Covid – 19. B. Giang mai. C. Sốt xuất huyết. D. Đau mắt đỏ. Câu 16. Ở nữ giới, khi trứng không được thụ tinh, sẽ xảy ra A. hiện tượng kinh nguyệt. B. hiện tượng mang thai. C. hiện tượng dậy thì. D. một số bệnh nguy hiểm. II. TỰ LUẬN: 6 điểm Câu 17 ( 1 điểm) Khi chải tóc trong thời tiết hanh khô thì ta biết cả tóc và lược đều nhiễm điện. Và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm. a) Tóc nhiễm điện gì? Electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào? b) Vì sao khi chải tóc có một số sợi tóc được lược kéo thẳng ra? Câu 18 ( 1 điểm) a) Người ta mạ bạc cho một chiếc nhẫn kim loại dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Dùng dung dịch điện phân là gì? b) Điện cực dương phải làm bằng chất gì, điện cực âm là vật nào?. Câu 19: (1,5 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có) khi: a. nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch hydrochloric acid. b. cho Zn vào dung dịch sulfuric acid loãng. c. cho Fe vào dung dịch hydrochloric acid. 2
  3. Câu 20: (1,0 điểm) Cho 6 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu (trong đó Cu chiếm 60% về khối lượng) vào dung dịch HCl 1M. a. Viết phương trình phản ứng. b. Tính thể tích (L) dung dịch HCl đã dùng. Câu 21( 0,5 điểm) Trình bày các loại môi trường sống và nêu ví dụ các loài sống trong các môi trường đó? Câu 22 (1 điểm) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? Cho ví dụ. HẾT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả A D B C B B A B A D B B B C B A lời B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17 a) Tóc nhiễm điện dương. Electron dịch chuyển từ tóc sang lược. ( 0,5đ) b) Khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.( 0,5 đ) Câu 18: a) Người ta mạ bạc cho một chiếc nhẫn kim loại dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện. Dung dịch điện phân được sử dụng là Bạc sunphat ( hoặc muối bạc) ( 0,5 đ) b) Điện cực dương phải làm bằng bạc. Điện cực âm là chiếc nhẫn. ( 0,5 đ) Câu 19 (1,5 điểm): a. (0,5 điểm) 3
  4. Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch hydrochloric acid thì quỳ tím hoá đỏ. b. (0,5 điểm) Khi cho Zn vào dung dịch sulfuric acid loãng: Hiện tượng: Zn bị tan dần, đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí. PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 c. (0,5 điểm) Khi cho Fe vào dung dịch hydrochloric acid: Hiện tượng: Fe bị tan dần, đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí. PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Câu 20 (1 điểm): a. Mg+ 2HCl → MgCl2 + H2 b. m Cu = = 3,6 (gam) mMg = 6 – 3,6 = 2,4 (gam) n Mg = = 0,1 (mol) Suy ra nHCl = = 0,2 (mol) V dd HCl = = 0,2 (L) Câu 21. (0.5 điểm)Môi trường sống của sinh vật: là nơi sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng. - Các loại môi trường sống: + Môi trường trên cạn. Vd: bò, lợn, gà… + Môi trường dưới nước. Vd: Mực, tôm cá…. + Môi trường trong đất. Vd: giun đất, chuột chũi, dế… + Môi trường sinh vật. Vd: bọ kí sinh, giun đũa kí sinh trong ruột người. (mỗi ý 0.125đ) Câu 22 ( 1 điểm) : So sánh quần thể và quần xã sinh vật. Giống nhau: Đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật sống trong khoảng thời gian, không gian xác định. ( 0,5 đ) Khác nhau: Mỗi ý khác nhau 0,25 đ Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật Tập hợp các cá thể cùng loài Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau Đơn vị cấu trúc: cá thể Đơn vị cấu trúc: quần thể Đặc trưng cơ bản gồm: Tỉ lệ giới tính, Đặc trưng cơ bản gồm: Độ đa dạng và kích thước quần thể, mật độ cá thể thành phần loài trong quần xã. trong quần thể, nhóm tuổi và phân bố cá thể trong quần thể. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2