intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2022 – 2023 Tổ Lịch sử – Địa lí – GDKT&PL Môn: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 04 trang) Chữ kí học sinh Chữ kí giám thị Chữ kí giám khảo Điểm Họ và tên học sinh: ………………………….…………………… Lớp: 10C…. Số báo danh: ………………. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Học sinh chọn một đáp án đúng duy nhất và điền vào ô đáp án. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án Câu 1. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc thuộc khu vực nàotrên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A.Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam.B.Khu vực Nam bộ ngày nay. C.Khu vực Trung bộ ngày nay.D.Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Câu 2. Đâu không phải là bước phát triển hơn của nhà nước Âu Lạc so với nước Văn Lang? A.Có thành Cổ Loa vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự.B.Lãnh thổ mở rộng hơn. C.Biết sử dụng nỏ bắn nhiều mũi tên một lần.D.Có người đứng đầu là Vua Hùng. Câu 3. Nền văn minh Chămpa được phát triển dựa trên nền văn hóa A.văn hóa Đồng Nai.B.văn hóa Óc Eo.C.văn hóa Sa Huỳnh. D.văn hóa Đông Sơn. Câu 4. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Ấn Độ trên những lĩnh vực nào sau đây để làm phong phủ nền văn minh Đại Việt? A.Đạo giáo, văn học, khoa học - kĩ thuật.B.Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc. C.Phật giáo,cách thức xây dựng hệ thống để điều.D.Tín ngưỡng thờ thần, giáo dục, khoa cử. Câu 5. Nội dung nào sau đây không thể hiện nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc? A.Có nghi thức thờ thần Huỷ diệt, thần Sáng tạo.B.Có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình. C.Có tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng,D.Có hoạt động âm nhạc, ca múa. Câu 6. Thành tựu của nền văn minh Chăm-pa được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hoá Thế giới là A.Hoàng Thành Thăng Long( Hà Nội) B.Phố Cổ Hội An ( Quãng Nam) C.Thánh Địa Mỹ Sơn (Quãng Nam) D.Kinh Đô Phú Xuân (Huế) Câu 7. Nền văn minh Chăm-pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A.Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung. B.Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trưng Bộ. C.Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ. 1/4 - Mã đề 001
  2. D.Vùng duyên hải và một phân cao nguyên miền Trung. Câu 8. Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là A.Phú Xuân (Huế).B.Thăng Long (Hà Nội).C.Thiên Trường (Nam Định). D.Hoa Lư (Ninh Bình). Câu 9. Điểm giống nhau trong tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam là A.đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có các Lạc Hầu, Lạc tướng. B.xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. C.xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương phân quyền. D.bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai nên không thể hiện được chủ quyền. Câu 10. Yếu tố quyết định sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Đại Việt là A.sự tiếp thu tinh hoa văn minh Ấn Độ.B.sự tiếp thu toàn bộ văn minh Trung Hoa. C.sự phục hồi của nền văn minh Âu Lạc.D.nền độc lập, tự chủ của quốc gia. Câu 11. Kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A.nông nghiệp lúa nước.B.săn bắn, hái lượm.C.thủ công nghiệp. D.thương nghiệp. Câu 12. Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam? A.Tạo nên sự tách biệt, đối lập trong truyền thống văn hóa Việt. B.Tạo điều kiện để giao lưu hòa tan với các nền văn hóa khu vực. C.Tạo cơ sở cho sự ra đời của một nền văn hóa mới. D.Tạo nên sự đa dạng, đặc trưng của truyền thống văn hóa Việt. Câu 13. Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? A.Đất đai phì nhiêu, màu mở, có nhiều sông lớn. B.Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh. C.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi. D.Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan đẹp. Câu 14. Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là A.ở nhà sàn, di chuyển chủ yếu bằng thuyền, bè.B.ở nhà trệt, di chuyển bằng xe, ngựa. C.ở nhà sàn, di chuyển bằng Voi, ngựa.D.ở nhà trệt, di chuyển bằng thuyền, bè. Câu 15. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở xã hội nào sau đây? A.Của cải dư thừa, xuất hiện giai cấp phong kiến. B.Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân tự do và nô tì. C.Sự phân hoá giữa các tầng lớp xã hội. D.Sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới giàu có và nhiều thể lực. Câu 16. Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là A.kỹ thuật xây tháp đạt đến trình độ cao. B.có sự giao thoa giữa văn hóa bản địa và bên ngoài. C.lấy phát triển thương nghiệp làm kinh tế chính. D.chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. Câu 17. Sự kiện chấm dứt thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt là A.nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). B.nhà Minh xâm lược và thiết lập ách cai trị ở Đại Ngu( đầu thế kỉ XV). C.Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam( giữa thế kỉ XIX). D.vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ(1945) . Câu 18. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Trung Hoa trên những lĩnh vực nào sau đây để làm phong phú nền văn minh Đại Việt? A.Quan chế, luật pháp, tiếng nói,khoa cử, hệ thống thuỷ lợi. B.Thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo. 2/4 - Mã đề 001
  3. C.Kĩ thuật luyện kim, chăn nuôi gia súc, luật pháp, Đạo giáo, D.Bộ thủy nhà nước,kĩ thuật canh tác lúa thượng. Câu 19. Quần thể kiến kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự hình thành và phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục? A.Thành Cổ Loa (Đông Anh- Hà Nội) B.Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). C.Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). D.Thành nhà Hồ (Thanh Hóa). Câu 20. Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của cư dân Chăm-pa là kĩ thuật: A.Làm đồ gốm và xây đựng đền tháp. B.Rèn sắt và làm thuốc súng. C.Đúc đồng và làm thuốc súng. D.Đúc đồng và kĩ thuật in. Câu 21. Văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh A.Trung Hoa. B.Hy Lạp. C.Ai Cập. D.Ấn Độ. Câu 22. Cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc có phong tục, tập quán nào dưới đây? A.Ăn bánh trôi, bánh chay vào tết Hàn thực.B. Gói bánh chưng, bánh giày vào dịp lễ tết. C. Lì xì cho trẻ em vào dịp tết Nguyên đán.D. Xây dựng các đền tháp để thờ thần Siva. Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm văn minh Đại Việt? A.Phát triển rực rỡ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. B.Chủ thể là cộng đồng các dân tộc Việt Nam. C.Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam D.Hình thành và phát triển cùng với quốc gia Đại Việt. Câu 24. Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm-pa là: A.Sự hòa hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt. B.Những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo. C.Những người nói tiếng Thái và tiếng Môn - Khơ-me. D.Cư dân nó tiếng Mã Lai - Đa Đảo với cư dân đến từ bên ngoài. Câu 25. Cho đến nay, Quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của nước ta là A.Đại Việt. B.Việt Nam. C.Đại Ngu. D.Đại Cồ Việt. Câu 26. Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức theo 3 cấp từ trên xuống đứng đầu lần lượt là A.Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bồ chính.B.Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng. C.Vua –Quan văn, quan võ – Lạc dân.D.Vua – Qúy tộc, vương hầu – Bồ chính. Câu 27. Xếp đúng theo thứ tự tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X -XV? A.Triều Ngô, Đinh, Lý, Trần, Hồ, Tiền Lê, Lê Sơ.B.Triều Tiền Lê, Lý, Trần, Ngô, Hồ, Lê Sơ. C.Triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ.D.Triều Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Nguyễn. Câu 28. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ…….” A.9/3 B.10/3 C.11/3 D.8/3 II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ( theo biểu mẫu đã cho). Câu 2:(1 điểm) Qua tìm hiểu về các nền văn minh trên đất nước Việt Nam:Theo em thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc?. BÀI LÀM PHẦN TỰ LUẬN 3/4 - Mã đề 001
  4. Câu 1: (2 điểm) Giai đoạn Triều đại Biểu hiện ………………………………………. ……………………………………. Thế kỉ X ………………………………………. ……………………………………. ……………………………………… ……………………………………. ……………………………………… ……………………………………. ………………………………………. ………………………………………. ………………………………………. ……………………………………… Thế kỉ XI- đầu ……………………………………… ……………………………………… thế kỉ XV ……………………………………… ……………………………………… …………………………………….. …………………………………….. ………………………………………. …………………………………….. ………………………………………… …………………………………….. Thế kỉ XV- XVII ………………………………………… …………………………………….. ………………………………………… ……………………………………. ………………………………………… ……………………………………. ………………………………………… ………………………………….. ………………………………………. ……………………………………. Đầu thế ………………………………………… …………………………………….. kỉ XIII- ……………………………………….. ………………………………………. giữa thế kỉ XIX ………………………………………. …………………………………… Câu 2:(1 điểm) …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 4/4 - Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0