intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên" sau đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT Môn: Lịch sử - Lớp: 11 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút. (Đề gồm 03 trang) Mã đề 002 Họ, tên học sinh:…………………………………… Lớp:………………. Phòng:....................................................................SBD:......................... I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất nước thuộc Pháp? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). C. Hiệp ước Hácmăng (1883). D. Hiệp ước Pattơnốt (1884). Câu 2: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1919-1929 là gì? A. Từng bước ổn định và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế. B. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược. C. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì sự phát triển. D. Các nước phát xít liên minh với nhau và hình thành phe Trục. Câu 3: Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản châu Âu đã dẫn tới kết quả nào sau đây? A. Chủ nghĩa phát xít hình thành. B. Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới ra đời. C. Mặt trận Nhân dân chống phát xít được thành lập. D. Tổ chức Quốc tế Cộng sản ra đời. Câu 4: Tại Đà Nẵng, sát cánh cùng quân đội triều đình đánh giặc là các đội quân A. thợ thủ công. B. nông dân. C. du kích. D. học sinh. Câu 5: Nội dung nào sau đây là tác động của chiến thắng Xta-lin-grát (2-1943) ở Liên Xô đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành. B. Là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. Phe phát xít kí các Hiệp ước đầu hàng không điều kiện. D. Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công. Câu 6: Ai là người đã phất ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái” ở An Giang trong sự nghiệp chống Pháp? A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Định. C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 7: Từ ngày 20 đến 24-6-1867, thực dân Pháp đã chiếm thêm 3 tỉnh nào ở Nam Kì? A. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên. B. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa. C. Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. D. Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Định. Câu 8: Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công xâm lược Việt Nam đầu tiên (1858) vì lí do nào sau đây? A. Chiếm được trung tâm kinh tế-văn hóa miền Trung. B. Dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công đánh chiến các tỉnh Bắc Kì. C. Liên minh với triều đình Mãn Thanh cùng thực hiện kế sách “chinh phục từng gói nhỏ”. D. Nhanh chóng đưa quân sang đánh chiếm Lào và Campuchia. Câu 9: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng có ý nghĩa như thế nào? A. Thực dân Pháp vô cùng lo sợ muốn đầu đầu hàng nhà Nguyễn. B. Giúp triều đình Huế củng cố quyết tâm chống Pháp đến thắng lợi. C. Làm phá sản hoàn toàn “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. D. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Câu 10: Hành động giống nhau trong hai lần đánh thành Hà Nội của thực dân Pháp là A. bắt cóc Tổng đốc thành Hà Nội. B. chiếm các tỉnh đồng bằng quanh Hà Nội trước. C. gửi tối hậu thư trước khi đánh thành. D. mở tiệc chiêu đãi binh lính. Câu 11: Ngày 30-4-1945, diễn ra sự kiện gì ở châu Âu? A. Hồng quân Liên Xô đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân Đức. Trang 1/3- Mã đề 002
  2. B. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. C. Hồng quân Liên Xô bắt đầu mở cuộc tấn công Béc-lin. D. Lá cờ đỏ búa liềm của Liên Xô cắm trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. Câu 12: Trên thực tế, từ sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1883), thực dân Pháp đã A. kiểm soát được toàn bộ khu vực Đông Nam Á. B. thành lập được Chính phủ Liên bang Đông Dương. C. áp đặt ách thống trị trên toàn bộ Việt Nam. D. dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Câu 13: Nội dung nào sau đây là lí do để thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)? A. Triều Nguyễn ủng hộ phong trào Cần vương chống thực dân Pháp. B. Triều Nguyễn đã vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất 1874. C. Triều Nguyễn thu lại 6 tỉnh Nam Kì từ tay thực dân Pháp. D. Triều Nguyễn không đồng ý để thực dân Pháp khai thác thuộc địa. Câu 14: Sau khi thất bại ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây? A. “Thủ hiểm”. B. “Đánh chắc, tiến chắc”. C. “Đánh nhanh thắng nhanh”. D. “Chinh phục từng gói nhỏ”. Câu 15: Triều đình Huế kí kết Hiệp ước 1862 với Pháp trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang diễn ra như thế nào? A. Đã giành được thắng lợi. B. Liên tiếp bị thất bại. C. Dâng cao khiến quân giặc vô cùng bối rối. D. Bắt đầu hình thành. Câu 16: Sau trận tập kích thắng lợi vào Trân Châu cảng (12-1941), Nhật Bản mở các cuộc tấn công đánh chiếm khu vực nào sau đây? A. Trung Á. B. Tây Nam Á. C. Đông Bắc Á. D. Đông Nam Á. Câu 17: Điểm giống nhau giữa trận Cầu Giấy (19-5-1883) và trận Cầu Giấy (21-12-1873) là A. có nhiều đội nghĩa dũng tham gia. B. có nhiểu vũ khí hiện đại. C. cách đánh phục kích. D. cách “đánh điểm, diệt viện”. Câu 18: Năm 1937 diễn ra sự kiện gì có liên quan đến ba nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản? A. Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc liên. B. Nhật mở rộng chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương. C. Đức mở rộng chiến tranh ở Châu Âu. D. Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ki-ô thành lập. Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải thủ đoạn của Pháp khi chiếm Bắc kì lần thứ nhất? A. Bắt liên lạc Đuy-puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng này. B. Lôi kéo, kích động một số tín đồ Công giáo lầm lạc. C. Lợi dụng cái chết của Ri-vi-e, kêu gọi trả thù. D. Phái gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của ta. Câu 20: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của các nước trong phe nào? A. Phát xít. B. Hiệp ước. C. Đồng minh. D. Liên minh. Câu 21: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì (1858-1867), thực dân Pháp có hành động nào sau đây? A. Thành lập Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. B. Chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. C. Thực hiện kế sách “đánh nhanh thắng nhanh”. D. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 22: Đâu là phong trào khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những vùng đất mới chiếm được ở Nam Kì? A. Phong trào “tị địa”. B. Khởi nghĩa nông dân với qui mô lớn. C. Đấu tranh của triều đình Huế. D. Nổi dậy của văn thân, sĩ phu yêu nước. Câu 23: Tháng 6-1941, phát xít Đức tấn công quốc gia châu Âu nào sau đây? A. Hung-ga-ri. B. Liên Xô. C. Phần Lan. D. Áo. Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy năm 1873? A. Ta có thời cơ đánh bật toàn bộ quân Pháp ra khỏi Bắc Kì. Trang 2/3- Mã đề 002
  3. B. Làm cho quân Pháp hoang mang, lo sợ. C. Khiến triều đình giành thế chủ động trong kí kết Hiệp ước 1874. D. Khiến nhân dân ta vô cùng phấn khởi. Câu 25: Nội dung nào sau đây là đặc điểm nổi bật của lịch sử thế giới hiện đại thời kì 1917-1945? A. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh trên thế giới. B. Tình trạng đối đầu và cục diện Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới. C. Thế lực phát xít thắng thế tuyệt đối ở phạm vi toàn châu Âu. D. Chủ nghĩa đế quốc hoàn thành việc phân chia thuộc địa trên thế giới. Câu 26: Nội dung nào sau đây là thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 1917-1945? A. Trở thành một cường quốc công nghiệp. B. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới chinh phục vũ trụ. C. Đạt sản lượng thép đứng đầu thế giới. D. Là quốc gia đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 27: Thái độ của Liên Xô trước những hành động của phe phát xít là A. giữ thái độ trung lập, đứng ngoài những hành động gây hấn. B. ủng hộ những hành động của phe phát xít. C. lợi dụng phát xít để tiêu diệt Anh, Pháp, Mĩ. D. coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất. Câu 28: Sự kiện nào sau đây đánh dấu triều đình Nguyễn đầu hàng hoàn toàn trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX? A. Triều đình Nguyễn thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp (1874). B. Triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Patơnốt (1884). C. Quân Pháp tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần hai (1882-1883). D. Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương (1887). II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích thái độ của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô trước hành động của phe phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX? Câu 2 (1,0 điểm): Hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX. ---------- HẾT ---------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Trang 3/3- Mã đề 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2