intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

  1. TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Điểm: Năm học: 2023 – 2024 Môn: LỊCH SỬ – 11. Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề: 101 PHẦN TRẮC NGHIỆM( 7 Điểm) Câu 1. Nguyễn Ánh mang tiếng là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” vì đã khiến nhân dân ta phải kháng chiến chống quân xâm lược A. Thanh. B. Xiêm. C. Pháp. D. Minh. Câu 2. Năm 1075 - 1077, Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống ở phòng tuyến trên dòng sông nào? A. Như Nguyệt. B. Rạch Gầm. C. Bạch Đằng. D. Thu Bồn. Câu 3. Đâu là yếu tố quan trọng để nhân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc? A. Sức mạnh quân sự, kinh tế. B. Sức mạnh kinh tế, văn hoá, xã hội. C. Tướng lĩnh tài năng mưu lược. D. Truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân. Câu 4. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, bài thơ “Nam quốc sơn hà”, còn gọi là bài thơ “Thần” được xem là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ mấy của nước ta? A. Lần thứ tư. B. Lần thứ hai. C. Lần thứ ba. D. Lần thứ nhất. Câu 5. Những cải cách của vua Ra-ma (Chu-la-long-con) ở Xiêm được tiến hành theo mô hình của A. Ấn Độ. B. phương Tây. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 6. Mục đích của chính sách cai trị về văn hóa- xã hội của các nước phương Tây ở các nước Đông Nam Á là gì? A. Làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á. B. Xây dựng thuộc địa thành một phần kinh tế phát triển của kinh tế chính quốc. C. Cột chặt kinh tế thuộc địa vào kinh tế chính quốc. D. Làm nhụt ý chí chiến đấu của các dân tộc bản địa. Câu 7. Cuối thế kỷ XIX, quốc gia nào thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-líp-pin? A. Hà Lan. B. Nga. C. Anh. D. Mỹ. Câu 8. Cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta sử dụng cách đánh lâu dài làm cho quân địch ngày càng suy yếu, sau đó đánh đòn quyết định giành thắng lợi cuối cùng? A. Kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. B. Kháng chiến chống Tống lần thứ hai. C. Kháng chiến chống Mông- Nguyên. D. Kháng chiến chống quân Minh. Câu 9. Trận đánh tiêu biểu của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược (năm 1258) là A. Đông Bộ Đầu. B. Chi Lăng - Xương Giang. C. Đống Đa. D. sông Bạch Đằng. Câu 10. Vua Xiêm thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây nhằm cải cách trong lĩnh vực nào? A. Ngoại giao. B. Kinh tế. C. Giáo dục. D. Hành chính. Câu 11. Kế sách “Tiên phát chế nhân” đã được triều đại nào sử dụng để chống lại quân xâm lược nào? A. Nhà Trần - quân Nguyên. B. Hậu Lê - quân Minh. C. Tiền Lê - quân Tống. D. Nhà Lý - quân Tống. Câu 12. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789 là A. trận Bạch Đằng. B. trận Rạch Gầm - Xoài Mút. C. trận Ngọc Hồi - Đống Đa. D. trận Như Nguyệt. Câu 13. Hình thức cai trị của các nước phương Tây ở các nước Đông Nam Á sau khi hoàn thành quá trình Mã đề 101 Trang 1/3
  2. xâm lược là gì? A. Đưa quân đội sang trực tiếp cai trị. B. Viện trợ để xây dựng chính quyền tay sai. C. Thực hiện đồng hóa dân tộc. D. Trực tiếp hoặc gián tiếp. Câu 14. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống trên sông Bạch Đằng? A. Trần Quốc Tuấn. B. Ngô Quyền. C. Lê Hoàn. D. Lý Thường Kiệt. Câu 15. Năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập? A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia. C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pin. Câu 16. Một trong những cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. kháng chiến chống Thanh của nhà Tây Sơn (1789). B. kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938). C. kháng chiến chống thực dân Pháp của nhà Nguyễn (1858 - 1884). D. kháng chiến chống quân Tống thời thời Lý (1075-1077). Câu 17. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh, vua Quang Trung đã sử dụng chiến thuật quân sự nào? A. Tiên phát chế nhân. B. Đóng cọc trên sông. C. Vườn không nhà trống. D. Thần tốc, bất ngờ. Câu 18. Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu A. kết thúc quá trình xâm lược các nước ở châu Á. B. chuẩn bị mở các cuộc tấn công xâm lược các nước ở châu Á. C. mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. D. hoàn thành quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Câu 19. Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập là A. nhanh chóng vươn lên phát triển kinh tế đứng đầu thế giới. B. tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh. C. liên minh quân sự chống lại tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. D. tăng cường sự liên kết giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 20. Một trong các nguyên nhân chủ quan để các nước phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á là A. sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc . B. chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. C. chính sách bành trướng thuộc địa của các nước thực dân. D. nhu cầu về nguyên liệu của các nước thực dân. Câu 21. Thời kì đầu sau khi độc lập, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chính sách phát triển nào sau đây? A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. Cải cách và mở cửa. C. Công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. D. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Câu 22. Ai là người mở đầu quá trình cải cách ở Xiêm từ năm 1851? A. Rama V. B. Rama VII. C. Rama VI. D. Rama IV. Câu 23. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc ta? A. Nhân dân ta giành lại được quyền tự chủ. B. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng oanh liệt. C. Mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Mã đề 101 Trang 2/3
  3. D. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc. Câu 24. Vị tướng nào đã chỉ huy trận Bạch Đằng năm 1288 chống quân xâm lược Nguyên? A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Nhân Tông. C. Trần Thủ Độ. D. Trần Thái Tông. Câu 25. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam (thế kỉ X - thế kỉ XIX) thắng lợi là do A. tương quan lực lượng chênh lệch, địch có quân số ít hơn ta. B. kẻ thù chủ quan, không có tổ chức chặt chẽ. C. địch thiếu những viên tướng chỉ huy tài năng, nhiều kinh nghiệm. D. ta có kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo. Câu 26. Cuộc kháng chiến nào đã mở đầu truyền thống kết thúc chiến tranh một cách mềm dẻo để giữ vững hòa hiếu với nước ngoài của dân tộc ta? A. Kháng chiến chống Tống thời Lý. B. Kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần. C. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. D. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. Câu 27. Cuộc kháng chiến chống quân Triệu xâm lược năm 179 TCN thất bại đã dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước A. Vạn Xuân. B. Văn Lang. C. Âu Lạc. D. Nam Việt. Câu 28. Trong những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chính sách kinh tế nào sau đây? A. Xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. B. Công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. C. Chính sách láng giềng thân thiện. D. Chiến lược kinh tế hướng nội. PHẦN TỰ LUẬN( 3 Điểm) Câu 1. (2 điểm) “Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ suy thoái, chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu. Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu, nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào đầu thế kỷ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo. Đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Xiêm là nước duy nhất giữ được độc lập nhưng lệ thuộc vào nước ngoài”. Dựa vào nguồn thông tin trên, em hãy: a. Xác định trong khu vực Đông Nam Á, những quốc gia nằm ở hải đảo, những quốc gia nằm ở lục địa, thực dân đã xâm lược trong thời gian từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. b. Phân tích vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây? Câu 2. (1 điểm) Phân tích những tác động to lớn sau khi thực hiện cuộc cải cách ở Xiêm năm 1868? ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2